Giáo dục đạo đức vẫn bị xem nhẹ?

Theo dõi VGT trên

“Các nhà trường đang lo lắng và tập trung nhiều vào chạy theo điểm số, thi cử, bị cuốn theo “dòng thác” thành tích. Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) nếu không bị xem nhẹ thì cũng chưa được coi là trọng tâm…” – TS Nguyễn Văn Hòa (Chủ tịch HĐQT Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội) nhận định.

Giáo dục đạo đức vẫn bị xem nhẹ? - Hình 1

Trẻ không thích nghe giáo huấn, mà thích nghe nhạc, chơi game, thể thao, các hoạt động tập thể hợp với tuổ.i trẻ. Ảnh: T.G

Chưa được coi trọng đúng mức

Theo TS Nguyễn Văn Hòa, GDĐĐ cho HS hiện đang diễn ra nhỏ lẻ, không được chú tâm, thậm chí còn xem nhẹ. Cũng vì chưa được chú trọng đúng mức, nên GDĐĐ cho HS có hiện tượng “làm chỉ để lấy lệ”, dạy “hình thức”, không xuất phát từ mục tiêu GD con người.

Tại Hội thảo “Thực trạng đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên – Vấn đề và giải pháp” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức, nhiều chuyên gia GD, nhà giáo có chung nhận định: HS, SV hiện nay năng động, thực tế, tự chủ hơn, bộc lộ rõ cá tính. Quan niệm đạo đức của HS, SV hiện nay cũng ít bị ràng buộc bởi dư luận hơn so với các thế hệ HS, SV trước đây. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là một bộ phận HS, SV đang thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử, muốn thể hiện vai trò cá nhân, đề cao các giá trị vật chất hơn những giá trị tinh thần.

Thậm chí, một số HS, SV có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội; xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc; sống buông thả, tự đặt mình ra khỏi những nguyên tắc; có lối hành xử bạo lực phi nhân tính, lười học tập, lười lao động… Đáng báo động là, các vấn đề đạo đức, lối sống trong HS, SV như dính vào tệ nạn xã hội gia tăng, khiến gia đình, nhà trường và xã hội lo lắng.

“Nhiều người cho rằng, không ít nhà trường đã quên mất, hay không quan tâm, coi nhẹ việc GDĐĐ cho HS. Theo tôi, trường học nào cũng quan tâm đến GDĐĐ, nhiều trường treo khẩu hiệu rất to “Tiên học lễ, hậu học văn”… Song thực tế các nhà trường tổ chức GDĐĐ như thế nào, nhất là có làm tích cực và hiệu quả hay không, mới là điều đáng xem xét” – TS Nguyễn Văn Hòa nhận định.

Bà Phạm Bích Vân (Tổ trưởng Tổ Hóa học, Trường THPT Nguyễn Khuyến, TPHCM) cũng cho rằng: Yếu tố dạy người rất quan trọng trong nhà trường. Trường THPT Nguyễn Khuyến có đông HS nội trú. Do đó, nhà trường chú trọng tới việc GDĐĐ và lối sống cho HS. Định hướng GDĐĐ được thực hiện từ lâu trong nhà trường và được cụ thể hóa trong cuốn “ Văn hóa trường học“. Nhà trường chú trọng yếu tố “Nên người” trước “Học giỏi”.

Video đang HOT

Các chuyên gia GD cùng lắng nghe và phân tích: Trong những năm vừa qua việc chạy theo thi cử – thành tích đã lấn át, làm cho nhà trường chỉ tập trung dạy bằng được để có điểm số cao, đán.h giá chất lượng GD chủ yếu còn qua kết quả thi cử. Một khi kết quả đỗ đạt cao; tỷ lệ khá, giỏi cao đồng nghĩa nhà trường được đán.h giá chất lượng GD tốt và ngược lại. Đó là một nguyên nhân khiến việc “dạy người”, hay dạy đạo đức trong nhà trường dường như bị xem nhẹ kéo dài.

GDĐĐ HS chưa được coi trọng đúng mức còn có nguyên nhân khác nữa. Đó là phương pháp GD. “Chúng ta vẫn quan niệm GDĐĐ chỉ thông qua môn học Đạo đức, GD công dân, thông qua một số quy định, quy tắc và phương pháp… theo kiểu giáo huấn – dạy bảo”, TS Nguyễn Văn Hòa nêu.

Giáo dục đạo đức kiểu “giáo huấn”: Ít tác dụng

“Nếu nhận thức không đầy đủ, GDĐĐ sẽ không đạt được mong muốn dạy HS nên người. Việc GDĐĐ phải nằm trong hoạt động GD chung của nhà trường, thể hiện trong tất cả các bộ môn, trong hoạt động ngoại khoá, hướng nghiệp, sinh hoạt, chào cờ… Tất cả những hoạt động của việc giảng dạy các bộ môn văn hoá phải đạt tới mục tiêu GDĐĐ, tức là hình thành phẩm chất – phát triển năng lực, chứ không phải dạy văn hoá chỉ để biết văn hoá, kiến thức” – Chủ tịch HĐQT Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm khẳng định.

TS Võ Thế Quân (Hiệu trưởng Trường THPT Đông Đô, Hà Nội) cho rằng: “Cần phải đưa môn Kỹ năng sống vào chương trình dạy học chính thức cho các trường học để hình thành thói quen, ý thức cho HS”.

“Thời đại ngày nay đã thay đổi, trẻ con không thích nghe giáo huấn, mà thích nghe nhạc, chơi game, thể thao, các hoạt động tập thể hợp với tuổ.i trẻ… Nếu HS, SV thích gì, mong muốn gì mà chúng ta không nắm bắt được, GDĐĐ kiểu “giáo huấn” sẽ không thật sự đi vào suy nghĩ của tuổ.i trẻ được” – TS Võ Thế Quân nói thêm.

Tổ chức dạy đạo đức không chỉ trong các môn học, mà còn thông qua các hoạt động tập thể, trải nghiệm, hoạt động xã hội, thiện nguyện, đền ơn đáp nghĩa… để HS cảm nhận được khó khăn của người khác, biết yêu thương, chia sẻ, ý thức được tuổ.i trẻ cần đóng góp gì cho xã hội và sự phát triển chung của cộng đồng, để sống văn minh hơn, hạnh phúc hơn.

“Các hoạt động này được tổ chức thường xuyên trong chương trình hoạt động của nhà trường hằng tuần, hằng tháng, xuyên suốt cả năm học, lôi cuốn tất cả HS tham gia, làm cho các em cảm thấy hạnh phúc hơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn, giúp HS nên người, chứ không chỉ nhằm đạt mục đích điểm số, thi cử” – TS Nguyễn Văn Hòa nhấn mạnh.

Thanh Tuấn

Theo GDTĐ

Giáo dục đạo đức học sinh: Câu chuyện không chỉ của học đường

Các nhà tâm lý giáo dục đều cho rằng, học trò thời nào cũng có những nghịch ngợm, quậy phá, cá biệt; nhưng nếu đổ hết trách nhiệm cho nhà trường là không phải. Trong các vụ việc vi phạm của HS, hầu như các em không nhận được sự chăm sóc tốt của cha mẹ.

Giáo dục đạo đức học sinh: Câu chuyện không chỉ của học đường - Hình 1

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh không thể thiếu sự chung tay của gia đình - nhà trường - xã hội. Ảnh minh họa/ INT

Vai trò của giáo viên chủ nhiệm

Cô Nguyễn Trần Thu Hà (GV Trường THCS Hoàng Sa, Q. Sơn Trà, TP Đà Nẵng) thường dành khoảng thời gian buổi chiều cho công tác chủ nhiệm. "Có những phụ huynh trao đổi với cô giáo rất chân tình rằng mình không biết chữ nên cô có trao đổi tình hình học tập của con bằng tin nhắn điện thoại, phụ huynh cũng chịu. Với những trường hợp đó, GV phải đến nhà để có thể bảo đảm thông tin hai chiều thì việc phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường mới hiệu quả.

Rồi có em ở với ông bà, thiếu hẳn sự chăm sóc của ba mẹ; có em thì mẹ bận bịu với buôn bán, mình phải lựa những lúc phụ huynh có ở nhà để trao đổi chứ không thể chọn nơi hàng quán mà nói chuyện học hành của con được" - cô Thu Hà cho biết. Sát sao với hoàn cảnh của từng học sinh, cô Thu Hà có thể tìm ra những nơi các em lui tới khi trốn tiết, bỏ nhà đi chơi trong khi phụ huynh đành chịu vì không có thông tin gì.

Tương tự, Ban giám hiệu Trường Tiểu học thị trấn Cẩm Thủy (H. Cẩm Thủy, Thanh Hóa) cũng quán triệt đến các giáo viên chủ nhiệm (GVCN) nếu HS nghỉ học không rõ lý do phải lập tức liên lạc với gia đình, không để đến hôm sau; các biện pháp giúp đỡ HS phải được thảo luận và thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh. Đặc biệt, khi có sự việc xảy ra phải giải quyết ngay lập tức, không chờ đến cuối tuần giao ban.

GVCN cũng phải có sự liên hệ thường xuyên với gia đình HS để kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, tinh thần, thái độ học tập của HS ở nhà để có biện pháp phối hợp giáo dục; hỗ trợ cha mẹ HS về kiến thức, phương pháp giáo dục con em. Đối với những HS có kết quả giáo dục chưa tốt, GVCN có thể gửi thư cho các tổ chức đoàn thể của địa phương nhờ phối hợp giáo dục, giúp đỡ HS.

GVCN có vai trò rất lớn trong việc làm cầu nối giữa gia đình - nhà trường để nắm bắt, theo dõi chuyển biến tâm lý của HS. Tuy nhiên, có một thực tế cần phải thừa nhận là việc đán.h giá các mặt giáo dục ở một số GV chưa thật sự bao dung, có tác dụng giáo dục mà có khi chỉ căn cứ qua hiện tượng vi phạm, không nắm bắt đúng diễn biến trong từng hoàn cảnh cụ thể khác biệt của mỗi em để có biện pháp thỏa đáng nên giữa GV và HS ngày càng có sự xa cách, các hoạt động giáo dục của trường không được các em tiếp nhận một cách tích cực.

Chính vì vậy, kinh nghiệm của CBQL các trường học trong phân công chủ nhiệm phải dựa trên năng lực và kinh nghiệm của từng GV. Chính đội ngũ này là người tích cực và trực tiếp thực hiện các biện pháp GD đạo đức có tính khả thi đã được thống nhất giữa nhà trường - phụ huynh - địa phương.

Giáo dục đạo đức học sinh: Câu chuyện không chỉ của học đường - Hình 2


Các bạn HS ở trung tâm thành phố và HS vùng khó khăn của huyện Hòa Vang - TP Đà Nẵng tặng quà cho nhau trong chương trình Ngày yêu thương do Sở GD&ĐT Đà Nẵng phát động.

Xây dựng thế "chân kiềng"

Trường Tiểu học Hồng Trị thuộc xã vùng 3 của huyện vùng cao biên giới Bảo Lạc (Cao Bằng) với 33,6% HS người dân tộc Lô Lô, một trong các dân tộc thiểu số rất ít người. Có nhiều HS nhà cách trường từ 4 - 5 km; đường đến trường còn nhiều khó khăn nhưng HS vẫn đi học đều đặn và đúng giờ. Tuy nhiên, nhiều HS, đặc biệt là các em HS dân tộc Mông, Dao, Lô Lô học tại các điểm trường còn nhút nhát, rụt rè. Do phong tục tập quán của địa phương nên mồng 1 hoặc ngày rằm phụ huynh không cho các em đến trường. Ngày mùa, một số gia đình cho các em nghỉ học để phụ giúp cha mẹ; nhóm HS dân tộc Mông, Lô Lô thường xuyên nghỉ học không có lý do hoặc giữa buổi rủ bạn trốn đi chơi.

Để khắc phục tình trạng trên, ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp chủ tịch Hội phụ nữ xã, bí thư Đoàn thanh niên, tổng phụ trách Đội, các cô giáo phụ trách các phân trường giao tiếp bằng tiếng dân tộc, am hiểu phong tục tập quán của địa phương cùng với bí thư chi bộ, trưởng xóm trực tiếp gặp gỡ, trò chuyện, thông qua các buổi họp xóm, ngày đại đoàn kết toàn dân tộc để giải thích cho người dân hiểu và làm thay đổi nhận thức, thuyết phục người dân cho con em đi học đầy đủ, quan tâm đến việc rèn nề nếp, ý thức của con em khi ở nhà, cùng có trách nhiệm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em đến trường.

Kiên trì trong nhiều năm học, các thầy cô giáo Trường Tiểu học Hồng Trị đã làm tốt công tác phối hợp với gia đình rèn đạo đức, lối sống cho HS trong công tác bán trú. Đại diện Trường Tiểu học Hồng Trị cho biết: "Trong các bữa ăn trưa tại trường, các em được hướng dẫn biết cách cùng thầy cô chia cơm, chia thức ăn cho các bạn, trước khi ăn cơm biết mời thầy cô, mời bạn, ngồi ăn ngay ngắn, biết dọn dẹp bát đũa, sắp xếp bàn ghế thành hàng; không gây ồn ào trong giờ ngủ, gấp chăn màn gọn gàng sau khi ngủ dậy...

Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Biên và TS Nguyễn Thị Ngọc Liên cho rằng, mô hình gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho HS là một mô hình động nhằm xây dựng môi trường thân thiện tạo lập mối quan hệ an toàn cho các bên: Gia đình, các thành viên nhà trường, xã hội khi tham gia vào mối quan hệ phối hợp trong giáo dục HS. Để mô hình này thành công, phải xây dựng những nguyên tắc bắt buộc các bên phải nhất quán tuân theo như sự tôn trọng; xây dựng các nguyên tắc công khai hóa - hướng dẫn thực hiện - giám sát, đán.h giá... để đảm bảo sự thống nhất, nghiêm minh.

Hà Nguyên

Theo GDTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chồng Park Shin Hye hé lộ về cuộc sống hôn nhân
14:50:07 06/10/2024
B.é gá.i 3 tuổ.i đi học về, giữ chặt quần nói "Con không đi vệ sinh được", mẹ cởi quần hộ thì tức giận bật khóc
16:28:56 06/10/2024
Miss Cosmo 2024 hứng "bão" liên quan hoa hậu Việt Nam - Philippines
14:46:04 06/10/2024
Ngoại hình gâ.y số.c của Sơn Tùng M-TP
14:12:33 06/10/2024
Bom tấn ngôn tình chiếu 100 lần vẫn đứng top 1 rating cả nước, nữ chính đã đẹp còn diễn hay miễn bàn
14:19:55 06/10/2024
Cuộc sống bình dị của thủ môn Lâm Tây và vợ bầu trong căn biệt thự bạc tỷ khiến dân tình chỉ biết "ước"
16:35:28 06/10/2024
Midu đón sinh nhật bên hội bạn thân, nhưng bị ông xã Minh Đạt giật spotlight vì 1 hành động
17:31:18 06/10/2024
Hôn nhân viên mãn của Hoa hậu Đặng Thu Thảo và chồng doanh nhân
15:10:45 06/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cái giá phải trả của Hồ Ngọc Hà khi chia tay với Đức Trí

Nhạc việt

20:13:16 06/10/2024
Nhạc sĩ Đức Trí còn dí dỏm bật mí, có rất nhiều bài hát anh viết dựa trên cuộc tình với Hồ Ngọc Hà sau khi 2 người đã chia tay.

Lý do Văn Quyết được gọi trở lại đội tuyển Việt Nam

Sao thể thao

20:09:56 06/10/2024
Đỗ Hùng Dũng vừa giải thích một phần lý do HLV Kim Sang-sik gọi Văn Quyết trở lại đội tuyển Việt Nam trong tháng 10/2024.

Nam ca sĩ Việt có con với fan khiến vợ suy sụp: Cuộc sống hiện tại thay đổi 180 độ

Sao việt

20:01:32 06/10/2024
Từ một người ham chơi, ham vui tiệc tùng thâu đêm suốt sáng với bạn bè, nam ca sĩ Việt đã thay đổi 180 độ và hiện có cuộc sống khiến nhiều người bất ngờ.

1 sao nam thở phào "thoát nạn" không bị điều tra trong vụ án tìn.h dụ.c của ông trùm Diddy

Sao âu mỹ

19:50:59 06/10/2024
Theo truyền thông Mỹ, nỗi sợ hãi đang bao trùm ngành công nghiệp âm nhạc sau khi Diddy bị bắt vì tội buôn bán tìn.h dụ.c và những cáo buộc khác.

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh viêm đài bể thận

Sức khỏe

19:47:10 06/10/2024
Protein cần thiết cho việc sửa chữa các mô bị tổn thương và duy trì hệ miễn dịch. Tuy nhiên, cần cân bằng lượng protein vì thận phải xử lý chất thải từ quá trình chuyển hóa protein.

Đi tìm quán phá lấu thơm ngon nổi tiếng lâu năm ở Sài Gòn: 6 địa chỉ chất lượng luôn nườm nượp khách

Ẩm thực

19:34:35 06/10/2024
Dưới đây là những quán phá lấu ngon lâu năm, nơi mà từng miếng thịt mềm mại hòa quyện cùng nước dùng đậm đà, chắc chắn sẽ làm bạn mê mẩn.

Nam người mẫu Việt nổi đình đám sang Mỹ định cư: Tôi đang là hiệu trưởng 1 trường, dạy chủ yếu người Mỹ

Tv show

19:30:49 06/10/2024
Bây giờ học viên của tôi đa số là người Mỹ. Tôi dạy mấy trăm học viên rồi nhưng chỉ 2, 3 người là người Việt - nam vương Tiến Đoàn chia sẻ.

Tự ý mang tài sản đối tác đi bán, Tổng Giám đốc Công ty AVS Đắk Lắk bị bắt

Pháp luật

19:16:27 06/10/2024
Chiều 6/10, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Lê Hữu Hưng (SN 1983, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư AVS Đắk Lắk) để điều tra về hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt t...

Người phụ nữ trung niên về quê mua nhà, chi thêm hơn 200 triệu để cải tạo sân vườn siêu đẹp

Sáng tạo

19:12:30 06/10/2024
Vì diện tích khá lớn nên trước khi cải tạo, chủ nhân của ngôi nhà này là một người phụ nữ trung niên tên Lyn ở Thẩm Quyến, Trung Quốc.

Con dâu tình nguyện hiến gan cứu sống bố chồng 17 năm trước, giờ ra sao?

Netizen

19:11:32 06/10/2024
Câu chuyện về cô con dâu 25 tuổ.i chủ động hiến 69% lá gan cứu sống cha chồng từng gây xôn xao dư luận 17 năm trước.

700 người căng mình suốt 15 giờ chữa cháy rừng ở Hải Dương

Thế giới

18:10:57 06/10/2024
Lực lượng chức năng đã huy động 700 người cùng nhiều xe chuyên dụng, xử lý đám cháy lớn tại núi An Phụ (phường An Sinh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).