Giáo dục đạo đức, lối sống: Cần tăng cường sự chủ động, tự giác của người học
Để tăng cường hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV, cần sự phối hợp của cả gia đình – nhà trường – xã hội. Tuy nhiên, cốt lõi vẫn là sự chủ động, tự giác rèn luyện của cá nhân người học.
Đoàn viên thanh niên tham gia hoạt động Tiếp sức mùa thi. (Ảnh minh hoạ/INT)
Khuyến khích HSSV tự bồi dưỡng
Theo Cô Nguyễn Thị Thanh Nga – Hiệu trưởng Trường THCS Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An: Để khuyến khích đoàn viên chủ động, tự giác rèn luyện đạo đức, lối sống của bản thân, nhà trường, Liên đội luôn tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng, truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống, ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh.
Luôn chú trọng xây dựng nội dung, phương thức giáo dục phong phú, đa dạng, phù hợp với thực tiễn. Kịp thời phát hiện, xây dựng, khen thưởng và nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo, cá nhân xuất sắc trong học tập và làm theo Bác, bởi “một tấm gương sáng có ý nghĩa hơn một trăm bài diễn thuyết hay”.
Tổ chức Đoàn, Đội cần đổi mới mạnh mẽ việc triển khai các phong trào hoạt động để thu hút sự quan tâm của đoàn viên.
Cùng đó, chú trọng xây dựng Liên chi đội vững mạnh xuất sắc, đổi mới hình thức, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đội, tạo tính hấp dẫn, thu hút đông đảo đội viên tự giác tham gia.
Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và tổ chức Đội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh. Trường học, gia đình, xã hội và tổ chức Đội là những nơi gắn liền với quá trình trưởng thành của học sinh. Do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức này trong công tác giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lý tưởng của thế hệ trẻ.
Về vấn đề này, theo ông Nguyễn Đức Tiến – Ủy viên BCH TW Đoàn, Phó Bí thư thường trực thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP Hà Nội, trước hết cần đa dạng trong hình thức tuyên truyền.
Ví dụ, thay vì hội nghị, tập huấn với các bài học giáo dục công dân, giáo dục lý tưởng có vẻ “khô khan”, thì tổ chức các hội thi tiểu phẩm, sân khấu hoá, rung chuông vàng… Thanh niên tự “vào vai”, tự xây dựng hình tượng, tự tìm hiểu về những phẩm chất đạo đức, lối sống như thế nào là văn hoá và như thế nào là thiếu văn hoá; từ đó tự thay đổi và hoàn thiện mình.
Bên cạnh đó, sản phẩm tuyên truyền về đạo đức, lối sống, quy tắc ứng xử phải phù hợp với thị hiếu, hấp dẫn được thanh niên. Thiết kế các infographic, motiongraphic, clip ngắn, bài nhạc, rap, phim ngắn về lối sống, đạo đức, ứng xử của thanh niên với hình ảnh, câu từ gần gũi, hóm hỉnh, để thanh niên thấy mình ở trong đó, từ đó tự giác chia sẻ, lan toả trong cộng đồng và tự nhìn nhận, điều chỉnh hành vi của mình.
Video đang HOT
Khen, chê đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời, đề cao vai trò nêu gương: Kịp thời biểu dương, khen thưởng, lan toả những gương thanh niên sống đẹp, làm động lực cho thanh niên khác phấn đấu, rèn luyện.
Ảnh minh hoạ/INT.
Linh hoạt, thích ứng điều kiện mới
Xác định, giáo dục đạo đức lối sống cho HSSV là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác giáo dục toàn diện. Trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, nội dung này cũng cần được chú trọng thực hiện một cách phù hợp để tăng tính hiệu quả. Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều trường học phải tạm dừng cho học sinh tới trường học tập trung song việc học nói chung, giáo dục đạo đức lối sống nói riêng vẫn được duy trì đều đặn.
Cô Nguyễn Thị Thanh Nga cho rằng: Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp muốn hiệu quả phải thực hiện trực tiếp. Tuy nhiên, việc trang bị các kỹ năng cho học sinh vẫn được nhà trường, giáo viên lồng ghép thường xuyên trong các tiết học trực tuyến.
Trước hết là hình thành và rèn khả năng tự học, tự quản lý thời gian của học sinh. Đồng thời giúp các em biết kỹ năng ứng xử, giao tiếp, trao đổi, tương tác với bạn bè, thầy cô qua trực tuyến. Khơi gợi, định hướng các em biết tìm kiếm thông tin phù hợp trên mạng Internet, sử dụng mạng xã hội đúng cách, phù hợp với mục đích học tập, giao lưu với bạn bè và chia sẻ với thầy cô.
Đây cũng là những kỹ năng rất quan trọng cho học sinh, đặc biệt là trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 và giáo dục hội nhập. Kể cả sau này dạy học trực tiếp với nhiều hoạt động, thì những kỹ năng trên vẫn có ý nghĩa và hỗ trợ học sinh rất nhiều trong học tập, cuộc sống.
Ông Nguyễn Đức Tiến chia sẻ: Để chủ động thích ứng với tình hình mới, Đoàn Thanh niên Thành phố đã có nhiều điều chỉnh trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên trước tình hình mới khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp như hiện nay. Đặt trọng tâm vào công tác phòng chống dịch bệnh và đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Tận dụng linh hoạt, thường xuyên, liên tục và tối đa hiệu quả của mạng xã hội, thời gian qua Thành đoàn tập trung tuyên truyền giáo dục cho đoàn viên thanh niên qua các ấn phẩm như infographic, video và những chiến dịch truyền thông gần gũi với giới trẻ.
Thành đoàn ban hành nhiều hướng dẫn, thiết kế bộ nhận diện cụ thể hóa các Chỉ thị, văn bản,… của Thành phố để tiếp cận gần hơn với thanh niên, kích thích sự học hỏi, ghi nhớ của các bạn trẻ. Từ đó làm tiền đề cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống chuẩn mực trong thanh niên.
Thông qua các hoạt động thực tiễn, các hoạt động an sinh, an toàn xã hội, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, tăng cường sự tham gia của thanh niên cùng chính quyền trong công tác phòng chống dịch để từ đó giáo dục tinh thần tương thân tương ái, sự đoàn kết, sẻ chia,… với đồng bào.
Tạo các trào lưu, thử thách, cuộc thi trên mạng xã hội lồng ghép những giá trị tích cực của cuộc sống, các giá trị văn hóa truyền thống; tạo động lực, cổ vũ tinh thần thanh niên, hỗ trợ thanh niên làm kinh tế, phát triển các mô hình hay, cách làm sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ kép trong tình hình mới.
“Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường – Gia đình và Xã hội…Tổ chức Đoàn tham gia vừa với vai trò là “nhà trường”, vừa với vai trò là xã hội – nơi thanh niên gặp gỡ, mở rộng mối quan hệ, tư duy và rèn luyện, trưởng thành, va vấp, đôi khi lại như một gia đình thứ 2. Chính vì vậy, Đoàn cùng gia đình – nhà trường – xã hội đều giữ vai trò quan trọng và cần phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, xây dựng và hoàn thiện những hình mẫu thanh niên thời đại mới” – Ông Nguyễn Đức Tiến.
Thi đua học tập, rèn luyện theo lời Bác dạy
Kế thừa và phát huy những truyền thống vẻ vang của ội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các cấp Hội đồng ội (H) TP Cần Thơ đã tổ chức nhiều hoạt động, phong trào nhằm giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống cho đội viên, nhi đồng.
Trong đó, phong trào "Thiếu nhi thi đua thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy" được các thế hệ đội viên, nhi đồng tích cực hưởng ứng, ra sức học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Tiết sinh hoạt dưới cờ được Liên đội Trường THCS An Thới (quận Bình Thủy) lồng ghép hoạt động tìm hiểu về khoa học ứng dụng, hấp dẫn học sinh.
Tạo môi trường lành mạnh
Khuôn viên Trường THCS An Thới (quận Bình Thủy) có nhiều bồn hoa, cây kiểng, khu tập thể thao, như: cầu lông, bóng chuyền, tạo môi trường học tập thoáng mát, xanh - sạch - đẹp. Không chỉ làm đẹp khuôn viên trường học, mà qua các hoạt động trải nghiệm trồng và chăm sóc cây kiểng, học sinh thêm yêu thiên nhiên, trân quý lao động. Hoàng Hải Anh, Chi đội trưởng lớp 9A2, kể: "Ngoài hoạt động bảo vệ môi trường, Chi đội còn tích cực vận động đội viên tham gia các câu lạc bộ (CLB) học thuật, kỹ năng mềm. Qua các hoạt động, vừa giúp chúng em gắn kết tình bạn, trau dồi kiến thức, vừa rèn kỹ năng làm việc nhóm, dạn dĩ và tự tin hơn trong giao tiếp". Riêng Hải Anh, nhờ tham gia các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt CLB học thuật, năm học nào, kết quả học tập của em cũng đạt loại giỏi. Hải Anh còn là thành viên Ban Chỉ huy Liên đội Trường THCS An Thới, tham gia tổ chức nhiều sân chơi bổ ích cho đội viên.
Cô Lam Thị Mỹ Linh, Hiệu trưởng Trường THCS An Thới, cho biết: "Ban Giám hiệu trường chỉ đạo Liên đội triển khai nhiều phong trào thiếu nhi gắn với nhiệm vụ học tập và rèn luyện, trong đó chú trọng phát huy vai trò chủ động của học sinh. ơn cử như tiết sinh hoạt dưới cờ, Liên đội tổ chức lựa chọn chủ đề để học sinh giao lưu, trau dồi kiến thức theo chủ điểm từng tháng, như: khoa học và ứng dụng, tìm hiểu các danh nhân lịch sử...".
Nhiều sân chơi bổ ích góp phần nâng cao kiến thức, vun đắp đạo đức lối sống cho thiếu nhi do Bộ Giáo dục và ào tạo, H Trung ương được Trường triển khai đầy đủ. Nổi bật là cuộc thi vẽ tranh "Bác Hồ với thiếu nhi"; hội thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng; thi viết thư quốc tế UPU... thu hút hơn 2.000 lượt học sinh tham gia.
Thực hiện lời dạy của Bác, phong trào thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt ở Liên đội Trường Tiểu học Lê Quý ôn (quận Ninh Kiều) diễn ra hết sức sôi nổi. Chị oàn Thị Loan Anh Thư, Tổng phụ trách ội trường, cho biết: "Liên đội triển khai việc học tập và làm theo lời Bác dạy bằng hoạt động cụ thể, trong đó chú trọng tạo môi trường lành mạnh để thiếu nhi có điều kiện phát triển về mọi mặt".
Theo đó, Liên đội đã thành lập nhiều CLB theo sở thích, như: võ thuật, bơi lội, mỹ thuật, robot. Từ đầu năm học 2020-2021, Liên đội trường còn ra mắt mô hình "Góc học kết nối". Theo đó, Trường bố trí không gian cho học sinh trải nghiệm vẽ tranh, đọc sách và tham gia các trò chơi dân gian tại sân trường.
Các hoạt động, phong trào đã góp phần phát hiện nhiều tài năng "nhí", tạo nguồn để chăm bồi, phát triển. iển hình như em Trần Duy Khôi, học sinh lớp 4.10, từng đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi bơi lội do thành phố tổ chức.
Gần nhất là tháng 6-2020, Khôi đạt giải Nhì giải bơi lội do Bộ Giáo dục và ào tạo phối hợp H Trung ương tổ chức. Duy Khôi chia sẻ, em tập bơi từ khi mới 4 tuổi. Sau khi vào trường, được thầy hướng dẫn tập luyện mỗi tuần 2 buổi nên Khôi dần yêu thích môn bơi lội. Do hầu hết học sinh đều sống ở đô thị nên Liên đội phát động đội viên tham gia CLB bơi lội, đồng thời mở các lớp dạy bơi vào dịp hè nhằm trang bị kỹ năng sống cho các em.
Chăm lo và giáo dục thiếu nhi
Theo H TP Cần Thơ, phong trào "Thiếu nhi thi đua thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy" được các liên đội cụ thể hóa bằng nhiều chương trình, mô hình gắn với nhiệm vụ học tập, rèn luyện của đội viên. Nhiều hoạt động, phong trào giàu tính nhân văn, góp phần vun đắp lý tưởng, đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ.
Nổi bật là phong trào "ền ơn đáp nghĩa", "Áo lụa tặng bà", "i tìm địa chỉ đỏ" với nhiều hình thức: thăm hỏi, tặng quà và giúp đỡ các gia đình chính sách; vệ sinh các khu di tích lịch sử, bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. ặc biệt, năm học 2020-2021, thực hiện chỉ đạo của H thành phố, 249 liên đội đều tổ chức "Ngày hội vui khỏe - Tiến bước lên oàn", thu hút gần 149.000 lượt đội viên, thiếu nhi tham gia.
Trọng tâm của Ngày hội là ôn lại truyền thống vẻ vang của tổ chức ội gắn với tìm hiểu những tấm gương Anh hùng thiếu nhi. Các liên đội còn lồng ghép thi tìm hiểu lịch sử oàn - ội, tổ chức tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, diễn đàn giao lưu học sinh vượt khó học tốt tiêu biểu.
Chương trình "Siêu thị măng non" do H quận Ninh Kiều phối hợp với Nhà Văn hóa Thiếu nhi, Phòng Giáo dục và ào tạo quận tổ chức tại Trường Tiểu học Phan Bội Châu.
Nhiều mô hình chăm lo đội viên, nhi đồng được các cấp H triển khai hiệu quả, tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội. iển hình như mô hình "Siêu thị măng non" (H quận Ninh Kiều) thực hiện từ đầu năm 2020 đến nay, bình quân từ 2 đến 3 tháng tổ chức 1 chương trình. Qua đó, tặng hàng ngàn phần quà gồm nhu yếu phẩm, tập sách và dụng cụ học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. H huyện Cờ ỏ triển khai 20 mô hình Ngôi nhà "Kế hoạch nhỏ" trong năm học 2020-2021.
Theo đó, đội viên đóng góp vật liệu phế thải gây quỹ hỗ trợ đội viên có hoàn cảnh khó khăn và xây dựng các công trình măng non. Hay mô hình xây dựng nhà "Khăn quàng đỏ" cho đội viên có hoàn cảnh khó khăn (H quận Ô Môn). Từ năm 2018 đến nay, đã xây dựng 10 căn nhà cho học sinh nghèo với tổng trị giá 560 triệu đồng. Em Nguyễn Thị Hồng Nhung, học sinh lớp 5A2, Trường Tiểu học Phan Bội Châu (quận Ô Môn) có hoàn cảnh rất khó khăn.
Gia đình em thuộc diện cận nghèo, không có ruộng đất nên làm thuê kiếm sống, trong khi phải nuôi 3 người con đang tuổi ăn học. Cách đây 2 tháng, em được xét cất tặng nhà "Khăn quàng đỏ" từ nguồn vận động xã hội hóa của H thành phố. Không riêng trường hợp của Nhung, từ đầu năm đến nay, H thành phố đã vận động xây 6 căn nhà "Khăn quàng đỏ" tặng đội viên nghèo ở các địa phương.
Có thể thấy, các hoạt động, phong trào thiếu nhi ngày càng đổi mới, đa dạng và phong phú, khẳng định vai trò đồng hành của tổ chức ội trong công tác chăm lo, giáo dục đội viên, nhi đồng. Qua đó, góp phần chung tay cùng các cấp, các ngành chăm lo, giáo dục những mầm xanh tương lai, giúp các em có điều kiện rèn luyện đạo đức, bồi đắp truyền thống cách mạng, biết sống vì mọi người, vươn lên trong học tập, trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, xứng đáng là những bông hoa đẹp trong vườn hoa cháu ngoan Bác Hồ.
Hải Phòng chỉ đạo sau loạt phản ánh về bạo lực học đường, dạy thêm học thêm UBND TP.Hải Phòng vừa ban hành văn bản 7311/UBND-VX về việc báo cáo kiểm tra việc báo đăng liên quan đến quản lý dạy thêm học thêm, bạo lực học đường. Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bạo lực học đường tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Ảnh minh hoạ Cổng TTĐT...