Giáo dục đại học 4.0: “Ngành của Bộ, nghề của thầy, nghiệp của trò!”
PGS.TS Hoàng Anh Tuấn chia sẻ: “Nhìn vào thực tiễn vận động của thị trường nhân lực những năm gần đây và dự đoán về xu hướng sử dụng lao động trong khoảng một thập kỷ tới, điều cần lưu tâm hiện nay là làm sao để hài hòa giữa ba yếu tố chính là: “Ngành” của Bộ, nghề của thầy , nghiệp của trò”.
Liên quan đến việc giáo dục đại học áp dụng cách mạng Công nghiệp 4.0, PV Infonet có cuộc trao đổi với PGS.TS Hoàng Anh Tuấn (Phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo đại học, sau đại học, chính trị và công tác sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) về nhận thức, quan điểm và định hướng phát triển hoạt động đào tạo của Nhà trường trong thời gian tới.
PGS.TS Hoàng Anh Tuấn.
PGS.TS Hoàng Anh Tuấn cho biết: “Ngay lúc này, các cơ sở đào tạo cần nhận thức nhanh và đầy đủ về thực tiễn trên để có điều chỉnh về cơ cấu ngành đào tạo cho phù hợp.
Việc mở mới các ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội 4.0, các ngành đào tạo cũ không còn nhiều nhu cầu xã hội có thể giảm quy mô đào tạo hoặc cân nhắc khả năng tích hợp với một số ngành gần nhau để hình thành những ngành mới.
Khi xã hội đã không còn nhu cầu nhân lực thì ngành khó tồn tại, trừ những ngành khoa học cơ bản mà bất kỳ xã hội nào cũng cần thì nhà nước sẽ đầu tư duy trì. Trên thế giới, việc xóa bỏ một chương trình đào tạo không còn nhu cầu xã hội là chuyện hết sức bình thường, dù không tránh khỏi hoài niệm và nuối tiếc.
Nhìn vào thực tiễn vận động của thị trường nhân lực những năm gần đây và dự đoán về xu hướng sử dụng lao động trong khoảng một thập kỷ tới, điều cần lưu tâm hiện nay là làm sao để hài hòa giữa ba yếu tố chính là: “ngành” của Bộ – “nghề” của thầy – “nghiệp” của trò.
Hình ảnh học sinh tham gia xét tuyển ĐH năm 2015, tại trường Kinh tế Quốc dân.
Nhà nước đã khá mở về mã ngành đào tạo, thị trường nhân lực đã khá công khai xu thế vận động để sinh viên ra trường lập nghiệp – khởi nghiệp, thì chính giảng viên và trường đại học cần phải năng động và quyết liệt để làm cầu nối giữa hai đầu cầu là người học và thị trường nhân lực.
Video đang HOT
Nói cách khác, người làm Thầy phải luôn đổi mới, sáng tạo để vừa duy trì được niềm đam mê và nghề mình đã chọn, vừa đảm bảo sự hình thành những ngành đào tạo mới đáp ứng hướng nghiệp cho học trò trong kỷ nguyên nhân lực số”.
Ngoài ra, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn cũng chia sẻ: “Trong một thời gian khá dài, đại học Việt Nam đi theo định hướng ngành hẹp và chuyên sâu. Đào tạo chuyên ngành có những lợi thế nhất định, nhưng trong kỷ nguyên nhân lực số với trí tuệ nhân tạo và vạn vật kết nối tự động, liên/xuyên ngành có những ưu thế nổi bật hơn.
Các chuyên gia giáo dục gần đây nói nhiều đến mô hình đào tạo nhân lực mới “T-shaped People” dựa trên sự kết hợp triết lý knowing something about everything với quan điểm knowing everything about something (của mô hình I-shaped People trước đây).
Thực tiễn công việc mới yêu cầu người lao động tương lai cần biết rộng và hội tụ nhiều kỹ năng nhận biết, giải quyết vấn đề hơn chỉ là những kiến thức chuyên sâu và hẹp, vốn có thể được giải quyết bởi trí tuệ nhân tạo (AI).
Ví dụ, hiện nay ở nhiều quốc gia, các công việc đơn lẻ như Lễ tân khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, Nhân viên bán hàng…đã được thay thế hoàn toàn bằng rô bốt; trong tương lai gần, các nghề phức tạp hơn như Phiên dịch, Tư vấn luật, Giáo viên… cũng có thể được thực hiện bởi máy móc với trí tuệ nhân tạo…
Vì vậy, nhân lực cho thị trường lao động 4.0 cần nhiều hơn kiến thức chuyên ngành đơn lẻ; người học cần được trang bị kiến thức đa ngành, xuyên lĩnh vực, tư duy tích cực, kỹ năng tổng hợp…
Đặc biệt, bên cạnh các kiến thức khoa học-công nghệ (STEM), người ta bắt đầu nói đến vai trò tối quan trọng của triết học, đạo đức và tri thức nhân văn, nghệ thuật… Mới đây, tại Hội nghị Thượng đỉnh Giáo dục Quốc tế gần đây, Chủ tịch Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) Allan Goodman cho rằng những công nghệ có khả năng biến đổi xã hội ở quy mô lớn sẽ là những thứ cần có nền tảng đạo đức mạnh mẽ nhất, rằng các phán quyết dựa trên luân lý và đạo đức có thể mang tính cách mạng trong thời đại 4.0″.
Ngoài ra, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn cũng nói về lợi thế của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung đó là, có lợi thế lớn trong việc thích ứng với đào tạo nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số bởi đây là trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực, hài hòa giữa khối ngành khoa học cơ bản và các ngành khoa học ứng dụng… hàng đầu của đất nước.
Với khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh việc duy trì các ngành khoa học cơ bản – vốn rất cần thiết cho bất kỳ quốc gia-dân tộc nào – Nhà trường đang triển khai xây dựng những “ngành lai” trên cơ sở liên kết các ngành hiện có.
Chẳng hạn, bên cạnh ngành Quốc tế học và ngành Nhân học, Nhà trường đang triển khai xây dựng ngành “Nghiên cứu phát triển quốc tế” (IDS); bên cạnh 3 ngành đang có là Xã hội học, Công tác xã hội, và Tâm lý học, Nhà trường đang nghiên cứu xây dựng ngành lai phục vụ cho thực tiễn Lão hóa và Phát triển xã hội…
Bên cạnh đó, một số ngành và chuyên ngành lai mang tính liên các khối ngành trong Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đang được triển khai xây dựng, chẳng hạn: giữa khối ngành Kinh tế và khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn đang hình thành các ngành/chuyên ngành lai như Kinh tế Quản lý, Kinh tế Du lịch, Kinh tế Báo chí – Truyền thông; Quản trị Kinh doanh Nghệ thuật; hoặc giữa khối ngành Kinh tế với khối ngành Khoa học Tự nhiên, Công nghệ…
Rõ ràng, đặc tính đa ngành và khoa học cơ bản đang là một lợi thế lớn cho Đại học Quốc gia Hà Nội và các đơn vị thành viên trong việc phát triển các ngành đào tạo liên/xuyên ngành, đón đầu xu hướng nhân lực thời đại 4.0.
Theo infonet
Dạy và học ngôn ngữ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0: Thách thức và giải pháp
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại những thay đổi to lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Đại học Thành Đô vừa tổ chức Hội thảo "Dạy và học ngôn ngữ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0: Thách thức và giải pháp" để bàn về những thay đổi căn bản trong tư duy cũng như phương thức và phương pháp đào tạo trong bối cảnh hiện nay.
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Giáo dục đại học phải thay đổi
Hội thảo đã nhận được trên 30 bài tham luận của các cán bộ, nhà khoa học, các giảng viên sinh viên đến từ Khoa ngoại ngữ, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, các trường Đại học Đại học Ngoại ngữ, ĐH Công Nghiệp Hà Nội, Đại học Thành Đô. Đặc biệt Hội thảo có sự tham gia của Thiếu tướng, PGS, TS. Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Bá Dương - Viện KHXHNV Quân sự, Bộ Quốc phòng.
Theo Thiếu tướng, PGS, TS, NGND. Nguyễn Bá Dương, lĩnh vực giáo dục và đào tạo - một xã hội thu nhỏ, đã, đang và sẽ tiếp nhận đầy đủ mặt tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà mỗi cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên dù được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức rất công phu, nghiêm túc (gần 20 năm học tập) với các chuẩn mực khắt khe của con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng họ sẽ làm gì và chống đỡ như thế nào khi mà cả xã hội đang chuyển mình bước vào thời đại số hóa và chịu tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ máy móc, thông tin, các rôbốt thông minh mang trí tuệ nhân tạo.
Theo đó, các loại giáo trình, giáo khoa, tài liệu tham khảo, chuyên khảo mà hiện nay mỗi cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên đang sử dụng, chắc chắn trong một ngày nào đó, sẽ bị thay thế theo trào lưu, tiến hóa và sự phát triển chung của nền khoa học, công nghệ giáo dục hiện đại, mà ở đó, cuộc cách mạng khoa học, công nghệ giáo dục mới được phát triển mang tính khách quan, có nhiều điểm đột phá và chuyển biến chóng mặt. Điều đó đặt ngành Giáo dục Việt Nam ngành giáo dục Việt Nam, đội ngũ nhà giáo Việt Nam không còn cách lựa chọn nào khác là phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo một triết lý nhân sinh mới.
Hội thảo nhận được nhiều tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học
"Một khía cạnh của vấn đề triết lý nhân sinh này là chúng ta không thể đóng cửa, một mình một chợ, một mình một sân chơi; chúng ta phải họi nhập quốc tế, phải tận dụng tối đa thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đi đến thành công. Chìa khóa để Việt Nam cất cánh bay lên, trở thành "con Hổ chau Á" là chúng ta phải giỏi tiếng Anh và sử dụng thành thạo computer" - Thiếu tướng, PGS, TS, NGND. Nguyễn Bá Dương khẳng định.
Nhiều giảng viên, sinh viên rất quan tâm tới việc dạy và học ngôn ngữ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
Còn theo PGS, TS. Nguyễn Xuân Hòa Khoa Du lịch - Ngoại ngữ, Đại học Thành Đô, Văn hoá của bất kỳ một quốc gia, một cộng đồng nào cũng đều được phản ánh trong ngôn ngữ của dân tộc. Vì vậy khi giao tiếp xuyên văn hoá cần có sự hiểu biết chung (kênh hiểu biết chung), từ đó ngữ cảnh sử dụng đơn vị ngôn ngữ trong giao tiếp không chỉ là ngữ cảnh ngôn ngữ mà còn là ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ.
Vì vậy, PGS, TS. Nguyễn Xuân Hòa cho rằng, trong giao tiếp ngôn ngữ và nhất là trong dạy/học ngoại ngữ và dịch thuật sự hiểu biết nền văn hoá và cách tư duy dân tộc của nước học tiếng là hết sức cần thiết, nếu không nắm được sự hiểu biết này sẽ dẫn đến tình trạng "hiểu sai điều người ta nói chứ không phải hiểu sai lời nói" khi tham gia giao tiếp.
Hội thảo cũng nhấn mạnh vai trò của người dạy và người học trong chiếm lĩnh những thành tựu khoa học công nghệ
Các tham luận tại Hội thảo đã tập trung khẳng định vai trò và những tác động to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo nói chung và việc để nâng cao chất lượng dạy và học ngôn ngữ nói riêng.
Hội thảo cũng nhấn mạnh vai trò của các thầy giáo, cô giáo, các bạn sinh viên trong chiếm lĩnh những thành tựu khoa học công nghệ, cũng như đặt ra nhưng yêu cầu quan trọng cần phải đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học ngôn ngữ trong điều kiện mới.
Với tư tưởng nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Hội thảo đã chỉ ra thực trạng trong dạy và học ngôn ngữ hiện nay trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Bên cạnh đó, Hội thảo cũng tập trung thảo luận, trao đổi, chia sẻ các giải pháp, các mô hình, các dự án cụ thể để nâng cao chất lượng dạy và học ngôn ngữ trong thời gian tới.
Ngọc Anh
Theo baophapluat
Giảng đường thế kỷ 19 khó đào tạo nhân lực cho thời 4.0 Chúng ta đang có những người thầy, cán bộ quản lý của thế kỷ 20, sinh viên của thế kỷ 21 nhưng cơ sở vật chất, giảng đường của trường đại học vẫn đang ở thế kỷ 19. PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng các trường đại học Việt Nam cần có nhiều thay đổi hơn nữa - Ảnh: TRẦN HUỲNH Đó là...