Giáo dục, đã đến lúc phải nói cho ra nhẽ (2)
Nếu cứ ngậm bồ hòn làm ngọt, nếu cứ “chín bỏ làm mười” thì bao giờ giáo dục mới trở thành “ quốc sách hàng đầu”, liệu đã đến lúc phải nói cho ra nhẽ?
Thứ hai: Tài chính – cơ sở vật chất
Xin điểm qua vài sự kiện:
Một mảng vữa trên trần phòng học bất ngờ sập xuống làm một số học sinh bị thương. Sự việc vừa xảy ra tại Trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông, Hà Nội. (Tuoitre.vn 23/3/2018);
Giáo dục, đã đến lúc phải nói cho ra nhẽ (1)
Sập sàn phòng học khiến 10 học sinh nhập viện (Vov.vn, 26/8/2017);
Xót xa chứng kiến ngôi trường nghèo vách đất, thủng mái ở Lào Cai (Khampha.vn, 2/8/2016);
Trường học xuống cấp nghiêm trọng, thầy trò kêu cứu (Baophapluat.vn);…
Một lớp học thuộc Trường Tiểu học Trịnh Tường, Bát Xát, Lào Cai (ảnh Khampha.vn)
Nghị quyết 29-NQ/TW khẳng định: “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, ngân sach nha nươc chi cho giao duc va đao tao tôi thiêu ở mức 20% tông chi ngân sach”.
Tuy nhiên đã có ý kiến “20% ngân sách chi cho giáo dục đã đi đâu?”. [5]
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết:
“Hiện nay, 20% ngân sach nha nươc cho ngành Giáo dục chủ yếu phân bổ cho các địa phương cũng như các bộ ngành khác, phần ngân sách do Bộ Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối trực tiếp quản lý thực chất chỉ chiếm khoảng 4,8% trong tổng số”. [5]
Nội dung công bố trên trang bìa “Tờ gấp giáo dục đào tạo 2017″ do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố cho thấy, năm 2017 tổng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo là 215.167 tỷ đồng, trong đó phần dành cho trung ương là 22.194 tỷ đồng.
Như ý kiến Bộ trưởng Nhạ, “trung ương” ở đây bao gồm nhiều bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội (công đoàn, thanh niên, phụ nữ,…) phần Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý (4,8%) khoảng 10.300 tỷ đồng nghĩa là chưa đến 50% phần dành cho “trung ương”.
Phát biểu của Bộ trưởng Nhạ gián tiếp cho thấy cơ sở vật chất trường học xuống cấp đến mức thầy trò phải kêu cứu là lỗi của địa phương chứ không phải Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Để làm sáng tỏ trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong bức tranh toàn cảnh giáo dục, đặc biệt là việc sử dụng ngân sách, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo thực hiện đề tài nghiên cứu cấp quốc gia:
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục ở Việt Nam 2011-2017″.
Video đang HOT
Tờ gấp giáo dục đào tạo 2017 – phần giải trình ngân sách (nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bất cập trong thực hiện
Báo Laodong.com.vn trong bài “Sở Giáo dục và Đào tạo “cản” nguồn kinh phí được hỗ trợ?” tường thuật vụ việc tại tỉnh Gia Lai như sau:
“Ông Thuận (Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo) có công văn gửi Sở Tài chính tỉnh Gia Lai hỏi việc phân bổ số tiền trên để mua sắm trang thiết bị đồ dùng, sửa chữa, xây dựng có đúng nội dung chi và mục đích chi hay không?
Ngày 18-4, ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, cùng các bên liên quan đã có buổi họp nghe Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo việc phân bổ, triển khai thực hiện dự toán năm 2017.
Sau đó, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã ra Văn bản 836/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của ông Hoàng là không phân bổ nguồn kinh phí 33,03 tỉ đồng để trang bị đồ dùng dạy học, sửa chữa, xây mới tại các trường lớp…”.
Không chỉ các tỉnh miền núi, ngay tại Hà Nội báo chí đưa tin:
“Thầy Phan Thanh Tùng – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông – cho biết trường đã xuống cấp từ năm 2010 do khu phòng học được xây dựng cách đây vài chục năm.
Đến năm 2013, nhà trường cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xây dựng kế hoạch tu bổ trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội với nguồn vốn từ ngân sách thành phố.
Tuy nhiên, đến nay, nhà trường vẫn chờ được xây dựng lại hệ thống phòng học”. [6]
Muốn có kinh phí xây dựng mới, tu bổ, sửa chữa trường lớp hoặc là ngành Giáo dục phải “có công văn gửi Sở Tài chính” hoặc là “chờ từ 2013 đến nay (2017)”?
Ngân sách dành cho giáo dục không phải là từ nguồn địa phương mà được lấy từ ngân sách nhà nước, chỉ còn mỗi việc duyệt chi cho hợp lý mà có trường phải chờ tới 5 năm chưa được duyệt, để đến mức vữa trần rơi xuống đầu học sinh thì lỗi thuộc về cơ quan nào?
Hai ví dụ nêu trên liệu đã đủ minh họa những bất cập trong việc sử dụng ngân sách dành cho giáo dục và sự quan tâm của chính quyền địa phương đến công tác xây dựng, tu bổ trường lớp, đặc biệt là đến sự an toàn tính mạng của con em chúng ta?
Thứ ba: Nội dung chương trình, sách giáo khoa, mạng lưới giáo dục,…
Đây là mảng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chịu trách nhiệm.
Thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Chính phủ ban hành: Khung trình độ quốc gia (18/10/2016); Thành lập Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016 – 2021; Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo 2016-2021; Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong đó có phần giáo dục tích hợp (27/7/2017),…
Xét về mặt khối lượng, có thể đồng tình rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ này làm được khá nhiều việc mặc dù còn tồn tại không ít câu hỏi về chất lượng, chẳng hạn sách giáo khoa, các môn học tích hợp,…
Khâu yếu nhất, gần như chưa có bất kỳ biến chuyển gì là quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Sau bao nhiêu năm, vẫn chưa thấy giải thể, chia tách, sáp nhập được bất kỳ cơ sở giáo dục đại học yếu kém nào trừ Đại học Hà Hoa Tiên (Hà Nam) chuyển giao sang Bộ Công an.
Sự xuất hiện “như nấm sau cơn mưa” một loạt đại học, cao đẳng đã khiến “cuộc chiến” giành sinh viên trở nên quyết liệt.
Sự “ngắc ngoải” của hệ thống trường cao đẳng, nhất là cao đẳng sư phạm địa phương đã trở thành mối lo chung của cả xã hội.
Người dân than phiền quá nhiều về chuyện năm nào cũng phải bỏ tiến mua sách giáo khoa, kinh doanh sách giáo khoa thu lợi nhuận khủng nhưng lợi ích mang lại có nhằm tái đầu tư cho giáo dục?
Một số lĩnh vực như đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ), phong hàm (phó giáo sư, giáo sư), quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp,… là những tồn tại vẫn chưa được giải quyết.
Một trong những tồn tại mà dư luận xã hội quan tâm là công tác thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo với các cơ sở đào tạo trình độ đại học.
Vì sao “Lò ấp tiến sĩ” hoạt động nhiều năm, báo chí đề cập liên tục nhưng mãi đến năm 2017 mới có kết luận thanh tra?
Những vấn đề nêu trên đã được người viết đề cập trong nhiều bài viết nên xin không đề cập tiếp trong loạt bài này.
Không được quản lý trực tiếp người và tiền, nghĩa là không có “thực” thì làm sao vực được “đạo”?
Cái khó của ngành Giáo dục nằm ở đây và nút thắt này ngành Giáo dục không thể tự tháo gỡ.
Vấn đề là các bộ, ngành liên quan có muốn chung tay cùng ngành Giáo dục hay vì những lý do “khách quan” nào đó mà dẫu có “chung một loài” thì bầu vẫn là bầu, bí vẫn là bí?
Nếu cứ ngậm bồ hòn làm ngọt, nếu cứ “chín bỏ làm mười” thì bao giờ giáo dục mới trở thành “quốc sách hàng đầu”, liệu đã đến lúc không thể im lặng, phải nói cho ra nhẽ?
Nếu phải chỉ ra lỗi thì đó là “lỗi cơ chế” hay lỗi của riêng ngành Giáo dục?
Tài liệu tham khảo:
[5] Vietnamnet: 20% ngân sách chi cho giáo dục đã đi đâu?
[6] Zingnews: 40 trường học ở Hà Nội xuống cấp, chờ sửa chữa
Theo giaoduc.net.vn
Vụ vữa trần rơi, HS bị cấp cứu: Đội mũ cối trong lớp phòng bất trắc
Sáng 21/3, tại Trường THPT Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), một số học sinh lớp 11 phải đến thi giữa kì theo lịch thông báo từ trước. Nhiều em cho biết, gia đình rất lo lắng sau vụ việc vữa rơi vào đầu học sinh phải đi cấp cứu, thậm chí có gia đình còn bắt con em nghỉ học ngay.
Em Thúy Trinh cho biết, các bạn trong lớp chuẩn bị mũ cối để đội đề phòng bất trắc.
Học sinh chuẩn bị mũ cối đội trong lớp
Sáng 21/3, tại Trường THPT Trần Nhân Tông, lớp 11A6 vẫn tiến hành thi giữa kì theo lịch từ trước. Theo quan sát của phóng viên, do đang trong giai đoạn thi học kì nên các lớp đều trống.
Ở các phòng học và khu điều hành của nhà trường đều trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, bàn ghế gãy, hỏng, cửa bong lề phải dán chằng chịt bằng băng dính, từng nứt, bong tróc rất nguy hiểm.
Em Nguyễn Hoàng Mai Anh, lớp 11A6 cho biết, mình rất sợ, đi học cũng nào cũng trong tình trạng lo lắng vì không biết trường sẽ sập bất cứ lúc nào. Ngồi trong phòng học, em luôn lo sợ có tình trạng gì xảy ra, nhất là sau vụ tháng 10 năm 2017, một vụ rơi vữa trần ở tầng 3 của tòa nhà cũng rơi vào đầu học sinh nhưng may mắn không có thương vong.
"Tuy nhiên đến trưa qua, sau khi 3 anh chị ở lớp 12 bị vữa trần rơi vào đầu phải đi cấp cứu, em hoảng hốt thực sự. Do vậy, chúng con mong muốn được chuyển đến địa điểm khác an toàn hơn để học.
Trước đây chúng con đã từng được nhà trường cho biết, sẽ chuyển đến địa điểm khác xa hơn. Nhiều bạn quá xa điểm học mới nên gia đình cho biết có thể sẽ phải xin chuyển trường. Bản thân con, bố mẹ cũng định chuyển con sang trường khác nếu phải đi học tạm tại địa điểm mới", Mai Anh cho biết.
Khi được hỏi về việc gia đình có lo lắng sau sự cố rơi vữa trần hôm qua không, nhiều học sinh nhao nhao cho biết, bố mẹ mình đều phản đối kịch liệt. Thậm chí ngày hôm nay thi nhưng bố mẹ bắt bỏ thi với lí do: "Nếu không kiên quyết phản đối thì các con còn phải học trong ngôi trường xuống cấp ấy thời gian lâu dài nữa", em Nguyễn Thúy Trinh cho biết.
Thầy Phan Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông cho biết, toàn bộ học sinh sẽ chuyển đi vào sáng 22/3.
Trinh còn cho biết thêm, do trường quá xuống cấp, thi thoảng lại có mảng trần rơi xuống đầu nên chúng em mua mũ cối, để trong tủ, khi có tình huống bất an thì đội.
Dạo gần đây, nghe tin trường phải chuyển đi học tạm xa trường, bố mẹ Trinh bắt chuyển trường nhưng con đã qua nửa thời gian học tập cấp 3, quen bạn, quen trường, do đó Trinh vẫn ao ước được học ở đây nhưng tại địa điểm nào đó an toàn hơn.
"Trong trường, có bạn đi xe đạp điện nhưng nhiều bạn phải đi xe đạp, nên nếu tham gia giao thông quá xa, em rất lo lắng. Sáng nay có thi nhưng bố mẹ em bắt nghỉ vì sợ không an toàn", em Bùi Hà Thu, học sinh lớp 11A6 cho biết.
Di dời ngay từ ngày 22/3
Cũng trong sáng 21/3, tại tầng 3 của nhà trường, toàn bộ Ban Giám hiệu và cán bộ giáo viên đang họp triển khai phương án di dời sao cho hiệu quả. Tâm trạng của các giáo viên khá lo lắng, vội vã nhưng đầy trách nhiệm.
Thầy Phan Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông cho biết, sáng nay (21/3), Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng Phòng GD&ĐT quận đã trực tiếp đến trường chỉ đạo xử lý và thống nhất việc chuyển học sinh phải tiến hành ngay vào sáng mai (22/3).
Cụ thể, với các lớp học buổi sáng sẽ chuyển đến 3 địa điểm: Trung tâm Giáo dục thường xuyên của quận, tại số 9 Phố Bùi Ngọc Dương (quận Hai Bà Trưng); 174 Hồng Mai; Ngõ 84 Kim Ngưu.
Các học sinh của trường đang rất sợ hãi sau sự việc ngày hôm qua
Với khối học sinh buổi chiều, học sinh chuyển đến 4 địa điểm, trong đố có 3 địa điểm trên đây và số 14 Lê Gia Định. Ngay trong ngày hôm nay, nhà trường sẽ dán thông báo cụ thể ở trường về việc di chuyển này để phụ huynh học sinh nắm.
"Khi chuyển nhiều địa điểm thế này, việc dạy của giáo viên rất khó khăn vì thời khóa biểu chưa ổn định. Chẳng hạn, thầy cô dạy ở địa điểm này, sẽ không di chuyển kịp đến địa điểm kia cho tiết kế tiếp. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố gắng sắp xếp vì sự an toàn của học sinh là trên hết", thầy Tùng cho biết.
Mảng trần rơi vào đầu học sinh trưa 20/3
Trả lời câu hỏi, sau sự việc rơi vữa trần năm ngoái tại trường, tại sao không tiến hành di chuyển ngay? Thâỳ Tùng cho hay, khi đó nhà trường đã đề xuất xin chuyển ngay nhưng do vướng nhiều thủ tục và việc thuê địa điểm sao cho học sinh thuận lợi rất khó khăn nên bây giờ, khi có tình huống cấp bách, các đơn vị cùng với nhà trường kiên quyết chuyển đi vào sáng 22/3.
Như Báo đã đưa tin trước đó, trưa 20/3, tại Trường THPT Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) xảy ra một vụ sập vữa trần tại lớp 12A12 khiến 3 em học sinh bị thương. Ngay sau đó, nhà trường đã đưa 3 em đi cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Theo Dân Trí
Hà Nội: Phòng học bị sập trần, nhiều học sinh bị thương Vào trưa 20/3 trong lúc học sinh đang học thì một mảng tường trên trần nhà lớp học của Trường THPT Trần Nhân Tông bỗng dưng đổ sập khiến nhiều người bị thương. Hiện trường vụ sập trần tường lại lớp học Cụ thể, sự việc xảy ra tại lớp học 12A2 (trường THPT Trần Nhân Tông, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà...