Giáo dục Cuba miễn phí, đào tạo ngành y top đầu thế giới
Thành công và phát huy được tính ưu việt của nền giáo dục là một trong những thành tựu quan trọng của Cuba, với khẩu hiệu ‘Nếu bạn biết, hãy dạy; nếu không biết, hãy học’.
Cuba là một quần đảo nằm ở Trung Mỹ với dân số khoảng 11,3 triệu người, nổi tiếng có nền giáo dục phát triển, hiện đại.
Giáo dục miễn phí mọi cấp học
Hệ thống giáo dục được chính phủ trợ cấp 100%, nghĩa là học sinh được đi học hoàn toàn miễn phí. Theo Ngân hàng Thế giới, chi tiêu cho giáo dục của Cuba đã tăng từ 7,07% GDP (năm 1993) lên 12,84% (2010).
Giáo dục Cuba bắt buộc đến lớp 9, miến phí mọi cấp học. Ảnh: Tamara Kushch.
Giáo dục ở Cuba là bắt buộc với toàn dân từ 6-15 tuổi (hết trung học cơ sở). Ở bậc tiểu học, ngoài những môn ngôn ngữ và toán học cơ bản, học sinh được tiếp xúc với các môn nghệ thuật như kịch.
Tiếp theo là cấp trung học cơ sở, từ lớp 7 đến lớp 9, chủ yếu tập trung vào giáo dục phổ thông và kỹ năng thực hành. Lớp 9 kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc, từ đây, học sinh lựa chọn học dự bị đại học hay học nghề, kỹ thuật.
Học sinh hoàn thành chương trình giáo dục dự bị đại học được trao bằng Bachillerato để tiếp tục thi đại họctrong khi học sinh kỹ thuật đạt 2 trình độ: công nhân lành nghề và kỹ thuật viên trung cấp.
Cuba cung cấp cho tất cả học sinh bữa trưa miễn phí tại trường, thường bao gồm: cơm, đậu, một thực phẩm chứa chất đạm như trứng luộc, một loại rau như cà chua thái lát và bánh gạo để tráng miệng.
Đi đầu thế giới trong đào tạo y khoa
Video đang HOT
Cuba là quốc gia có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới. Một mạng lưới gồm 13 trường đại học trên cả nước cung cấp giáo dục y khoa thông qua mô hình y tế dự phòng độc đáo. Nhiều nước trên thế giới học hỏi mô hình tích hợp lý thuyết và thực hành với phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng này, kể cả ở các nước phát triển như Mỹ hay EU.
Thành tựu y tế đáng ngưỡng mộ của Cuba do nỗ lực đẩy mạnh tự lực và nghiên cứu trong nước. Ảnh: Cubaheal
Cuba cũng đẩy mạnh trao đổi đào tạo y tế với các nước. Khoảng 2.500 học viên từ Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ Latinh đã đăng ký tham gia 43 khóa học chuyên ngành do Bộ Y tế công cộng nước này cung cấp.
Cuba còn nổi tiếng với “xuất khẩu y tế”. Theo Times, việc chính phủ Cuba cử các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ra nước ngoài mang lại nguồn lợi khoảng 11 tỷ USD/năm – cao hơn ngành du lịch. Hiện có khoảng 50.000 bác sĩ Cuba làm việc tại 67 quốc gia.
“Cuba có hệ thống giáo dục toàn diện dành cho trẻ em”, Giám đốc điều hành của Hiệp hội hiệu trường các trường học Mỹ (AASA) Dan Domenech.
'Người trong cuộc' nêu những lưu ý khi tổ chức kỳ thi riêng khối ngành sức khỏe
Nếu có kỳ thi tuyển sinh riêng thì các trường đào tạo khối ngành sức khỏe sẽ lựa chọn được những thí sinh phù hợp, bên cạnh đó cũng có những khó khăn nhất định.
Tại hội nghị giáo dục y khoa với chủ đề "Chuyển đổi đào tạo y khoa trong kỷ nguyên của đổi mới và tiến bộ kỹ thuật" hồi tháng 11, lãnh đạo một số trường đã đề xuất tổ chức một kỳ thi tuyển sinh riêng cho khối ngành sức khỏe.
Trao đổi về đề xuất trên với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Viết Nho - Trưởng khoa khoa Y - Dược (Đại học Đà Nẵng) cho rằng, việc các trường đào tạo khối ngành sức khỏe có kỳ thi tuyển sinh riêng sẽ giúp cho các trường sàng lọc được những thí sinh thực sự phù hợp.
Thực tế, muốn trở thành những người làm trong môi trường bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh thì phải là người có kiến thức, có tố chất phù hợp, đạo đức hành nghề tốt; bên cạnh đó, kỹ năng làm việc, xử lý tình huống, giao tiếp cũng rất được chú trọng.
Đề xuất này cũng phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của đất nước vì hiện nay nhiều quốc gia phát triển trên thế giới cũng đã tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng với các trường đào tạo khối ngành sức khỏe.
"Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông có hai mục đích, vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển cao đẳng, đại học. Thực tế, thí sinh điểm thi cao đỗ vào các trường đào tạo khối ngành sức khỏe nhưng chưa chắc có thể bắt kịp chương trình học. Vì vậy, nếu có kỳ thi riêng, mang đủ các yếu tố có thể đánh giá được năng lực của thí sinh đầu vào thì các trường đào tạo khối ngành sức khỏe sẽ chọn lọc được các thí sinh thực sự phù hợp.
Tuy nhiên, muốn thực hiện được thì cần xem xét rất nhiều yếu tố. Trước tiên, các trường cần có hội đồng để thống nhất về phương thức đánh giá, hình thức thi; cần có trung tâm khảo thí chung. Ngoài ra, kinh phí, nguồn nhân lực, cơ chế hoạt động cũng là một vấn đề cần phải quan tâm.
Theo tôi, nếu từng trường làm riêng lẻ thì khó mà làm được, do vậy, các trường đào tạo khối ngành sức khỏe cần được tập trung lại để bàn bạc, thống nhất", Trưởng khoa khoa Y - Dược (Đại học Đà Nẵng) nói.
Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Viết Nho - Trưởng khoa Y - Dược (Đại học Đà Nẵng). Nguồn: Báo Đà Nẵng
Đến nay, nhóm ngành y vẫn là một trong số các ngành có điểm đầu vào cao. Tuy nhiên, nhìn tổng thể mùa tuyển sinh vừa qua vẫn chưa bằng được các mùa tuyển sinh trước đó. Cụ thể, ngành Điều dưỡng có điểm chuẩn khá thấp, gần như bằng điểm sàn. Xảy ra thực trạng trên có thể kể đến một số nguyên nhân, cụ thể như sau:
Thứ nhất, chương trình kiến thức nặng, đào tạo trong khoảng thời gian dài nhưng chế độ đầu ra chưa tương xứng với quá trình học. Lương của các bác sĩ mới ra trường ở bệnh viện công lập khá thấp, chế độ đãi ngộ còn hạn chế. Vì vậy, một số bác sĩ có xu hướng chuyển môi trường làm việc từ bệnh viện công lập sang bệnh viện tư thục.
Tuy nhiên, hệ thống bệnh viện tư tại Việt Nam còn chiếm tỷ trọng khá thấp nên cơ hội việc làm và thu nhập cho sinh viên các ngành sức khỏe khi ra trường hiện nay cũng giảm sức hấp dẫn.
Thứ hai, sau 2 năm dịch bệnh, xã hội nhận thức rõ được tầm quan trọng của lực lượng y tế, nhưng cũng thấy những hi sinh, vất vả, áp lực của nghề y. Chính vì vậy, khi đăng ký chọn ngành nghề, thí sinh cũng rất băn khoăn vì hiện nay có rất nhiều ngành khác có sức cạnh tranh lớn.
Chính vì vậy, nếu đề xuất được thông qua, thì việc thu hút thí sinh tham gia kỳ tuyển sinh riêng này là vấn đề quan trọng. Nếu kỳ thi khó, chưa quen thuộc với thí sinh như kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện nay, liệu rằng có nhiều thí sinh tham gia để vào ngành y hay không?
"Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định sẽ ổn định kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đến năm 2025. Vì vậy, nếu các trường đào tạo khối ngành sức khỏe muốn tổ chức kỳ thi riêng thì phải có đề án cụ thể, chi tiết và được sự đồng ý của Bộ. Trước đó, cần triển khai thí điểm đề án này ở một số trường, nếu thuận lợi mới tiến hành triển khai đồng loạt ở tất cả các trường.
Tuy nhiên, trước đó, một trong những vấn đề cần được quan tâm đó là nên điều chỉnh mức lương, chính sách đãi ngộ của sinh viên ngành y mới ra trường sao cho phù hợp. Tránh việc học 6 năm nhưng vẫn hưởng mức lương cơ bản, hệ số lương như một số ngành khác. Đầu ra tương xứng với quá trình học thì mới thu hút được nhiều thí sinh giỏi", Tiến sĩ Lê Viết Nho nhấn mạnh.
Cùng chia sẻ về vấn đề này, Phó Giáo sư, Bác sĩ Cao Trường Sinh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Vinh, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh bày tỏ quan điểm, để các trường đào tạo khối ngành sức khỏe tuyển sinh riêng sẽ chất lượng hơn nhưng trước đó Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thống nhất và đưa vào quy chế tuyển sinh.
Bên cạnh đó, Phó Giáo sư Cao Trường Sinh cũng nêu ra một số khó khăn: "Nếu tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng sẽ gây phức tạp về các khâu tổ chức đối với nhóm trường đào tạo ngành này như đăng ký dự thi, sắp xếp phòng thi, coi thi, ra đề thi, chấm thi, xét tuyển. Lúc này, các trường phải tự làm nên cần chuẩn bị đầy đủ về cả mặt kỹ thuật và đội ngũ nhân lực để đáp ứng thực hiện hoàn thiện tất cả các khâu, các bước.
Kinh phí của kỳ thi, ngoài từ nguồn ngân sách thì người học sẽ phải đóng. Như vậy, phụ huynh và học sinh sẽ lo lắng vừa phải tham gia nhiều kỳ thi vừa tốn kém chi phí, trong đó có chi phí đi lại", Phó Giáo sư Cao Trường Sinh nói.
Phó Giáo sư, Bác sĩ Cao Trường Sinh giảng dạy thực hành tại Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh. Nguồn: Báo Nghệ An
Chia sẻ về những khó khăn của sinh viên ngành y mới ra trường, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh cho biết, lương bác sĩ đang tính theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở. Bác sĩ mới ra trường thường được áp dụng hệ số 2,34 cùng với mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ) cộng với phụ cấp.
Chính vì vậy, tổng lương sau khi nhận được sẽ trong khoảng 4 - 5 triệu đồng. Với mức lương như vậy, các bác sĩ khó đủ để trang trải cuộc sống.
Trong khi đó, các bệnh viện tư hơn hẳn bệnh viện công về mức lương và phụ cấp. Chính vì vậy, hiện nay, nguồn nhân lực của bệnh viện công đang chuyển dịch sang bệnh viện tư rất nhiều.
Vì vậy, đồng quan điểm với Tiến sĩ Lê Viết Nho, Phó Giáo sư Cao Trường Sinh bày tỏ mong muốn nhà nước quan tâm và sớm tăng lương để các bác sĩ yên tâm cống hiến cho nghề.
Giáo dục - Đào tạo TP Điện Biên Phủ 30 năm xây dựng và phát triển Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) tiền thân là Phòng Giáo dục văn hóa thể thao thị xã Điện Biên Phủ, được thành lập ngày 28/10/1992. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, từ một đơn vị còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, đến nay Giáo dục - Đào tạo TP Điện...