Giáo dục công nghệ ở Israel bị tác động theo giới tính?
Dưới thời 4 bộ trưởng gần đây nhất, Bộ Giáo dục Israel đã đầu tư nhiều công sức vào việc tăng số lượng và tỷ lệ HS trung học trong giáo dục công nghệ- dạy nghề (thay vì giáo dục hàn lâm).
Giáo dục công nghệ ở Israel đã thực sự phát triển trong thập kỷ qua. Ảnh: Amhsi
Nhưng làm thế nào để các xu hướng giáo dục công nghệ trong thập kỷ qua bị tác động theo giới tính? Hãy xem sự khác biệt về giới trong giáo dục công nghệ của Israel.
Sự thay đổi đáng chú ý
Nhìn chung, giáo dục công nghệ ở Israel đã thực sự phát triển trong thập kỷ qua. Tính đến năm 2019, 40% HS lớp 12 đăng ký vào lĩnh vực giáo dục công nghệ, so với chỉ hơn 33% vào năm 2006. Số lượng các trường trung học cung cấp các chương trình đào tạo về công nghệ cũng đã tăng lên đáng kể trong khoảng thời gian này. Một hệ thống phân loại dựa trên thành tích mới do các nhà nghiên cứu của Israel (Trung tâm Taub) đề xuất sắp xếp các chuyên ngành công nghệ thành công nghệ cao, trung bình và thấp dựa trên tỷ lệ đủ điều kiện của SV trong các ngành này.
Phân loại mới này cho thấy tỷ lệ SV công nghệ theo học các chuyên ngành có thành tích cao. Những SV theo đuổi ngành công nghệ cao đã tăng 40% trong thập kỷ qua. Nhìn chung, tỷ lệ SV nam đăng ký tham gia cao hơn SV nữ trong tất cả các lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, khi được chia thành các ngành công nghệ, đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng SV nữ trong hệ thống giáo dục Ả Rập chọn theo học các ngành công nghệ cao.
Trên thực tế, không giống như khu vực người Do Thái (nơi tỷ lệ SV nữ trong lĩnh vực công nghệ cao thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ SV nam), nữ giới trong nền giáo dục Ả Rập chiếm phần lớn số SV trong lĩnh vực công nghệ cao.
Tỷ lệ nữ sinh trong ngành công nghệ trung bình tăng từ 9% lên 46% từ năm 2006 – 2019 . Ảnh: Twitter
Sự thay đổi đáng chú ý nhất đã diễn ra trong giáo dục khu vực người Druze và Bedouin (người Ả Rập du cư) của Israel. Ví dụ, trong nền giáo dục Bedouin, khoảng cách giữa tỷ lệ HS nữ và nam theo học các ngành công nghệ cao là lớn nhất: 21% so với 12% tương ứng. Sự gia tăng đáng kể tỷ lệ HS nữ trong tất cả các dòng giáo dục Ả Rập ở mức cao đi kèm với sự gia tăng lớn về tỷ lệ đạt chuẩn bagrut (kỳ thi tốt nghiệp trung học) cho nhóm này và số lượng phụ nữ Ả Rập Israel theo con đường học thuật.
Trái ngược với những thay đổi trong khu vực Ả Rập, HS nữ trong lĩnh vực giáo dục tiếng Do Thái vẫn là thiểu số trong tất cả các lĩnh vực khoa học nói chung và đặc biệt là trong giáo dục công nghệ cao. Tỷ lệ HS nữ học các môn công nghệ cao đặc biệt thấp trong hệ thống giáo dục nhà nước – tôn giáo. Trong khi đó, chỉ có 1/4 HS nam trong hệ thống giáo dục Nhà nước tôn giáo được ghi danh vào giáo dục công nghệ cao.
Video đang HOT
Có vẻ như các trường đơn giới trong hệ thống tôn giáo nhà nước dẫn đến ít lựa chọn học tập hơn cho các nữ sinh theo đạo. Thật vậy, chỉ có 18% các trường nữ sinh theo đạo có các bài học công nghệ cao, so với 48% của tất cả các trường khác.
Nhiều cơ hội việc làm
Nữ sinh trong nền giáo dục Ả Rập chiếm phần lớn số sinh viên trong lĩnh vực công nghệ cao. Ảnh: Studyabroad101
Việc không cung cấp các chương trình giảng dạy công nghệ cao có thể ngăn cản các cô gái theo đạo thích theo đuổi chuyên ngành này. Một khả năng để tăng các lựa chọn mở cho những cô gái này là kết hợp các lớp học công nghệ giữa một số trường tôn giáo. Trong hệ thống giáo dục của Haredi (một cộng đồng người Do Thái tại Israel), tỷ lệ nữ sinh trong ngành công nghệ trung bình tăng từ 9% lên 46% từ năm 2006 đến năm 2019, với nhiều SV theo học các chuyên ngành kế toán và nhân sự.
Trước đây, phần lớn phụ nữ Haredi tham gia vào nghề dạy học, sự gia tăng lớn tỷ lệ các cô gái Haredi đăng ký theo học các chuyên ngành công nghệ cho thấy các cơ hội nghề nghiệp mới đang mở ra cho phụ nữ Haredi, bên cạnh đường lối giảng dạy cổ điển.
Sự khác biệt lớn giữa các luồng giáo dục đòi hỏi phương pháp tiếp cận đa dạng, phù hợp để khuyến khích các cô gái quan tâm đến việc học những môn công nghệ ở trường trung học ở trình độ cao. Trong khu vực Ả Rập, nơi tỷ lệ trẻ em gái trong ngành công nghệ cao đã cao, điều quan trọng là phải giải quyết quá trình chuyển đổi từ trung học sang học viện, nơi nhiều phụ nữ Ả Rập Israel theo đuổi bằng cấp giáo dục mặc dù đã học các chuyên ngành khoa học ở trường trung học.
Trong cộng đồng người Haredi, tỷ lệ trẻ em gái đăng ký theo học công nghệ trung bình tăng mạnh (mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn) là điều đáng khích lệ, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội để tăng tỷ lệ đăng ký theo học công nghệ cao, lĩnh vực đã có nhiều thay đổi trong thập kỷ qua. Tất nhiên, điều quan trọng là mỗi HS phải chọn một chuyên ngành học ở trường trung học mà mình quan tâm.
Tuy nhiên, các kỹ năng học được trong nền tảng công nghệ cao đang có nhu cầu trên thị trường lao động, gắn liền với các tiềm năng thu nhập cao hơn. Khuyến khích các cô gái quan tâm theo học những môn này có thể giúp thu hẹp khoảng cách giới tính xuất hiện sau này, trong học viện và thị trường lao động.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Dạy nghề xong, tạo việc làm luôn
Không chỉ giải quyết bài toán dạy nghề, quá trình thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nhiều tỉnh, thành mở ra nhiều cơ hội việc làm, tạo ra nhiều sản phẩm giá trị trên thị trường.
Lao động nông thôn và nghề đan lục bình ở Đồng Tháp - Ảnh: NGỌC TÀI
Không ít sản phẩm từ lao động nông thôn còn có thể xuất khẩu sang nhiều nước.
Học xong có việc
Ông Lê Phước Hậu hiện là chủ cơ sở đan giỏ Phát Hậu (huyện Cần Đước, tỉnh Long An). Cơ sở của ông đã hoạt động hơn 25 năm qua.
Những năm gần đây, để có thêm lao động cho cơ sở đồng thời nhận thấy nhu cầu việc làm của người dân, ông Hậu cộng tác với nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn huyện để dạy nghề đan giỏ nhựa.
Không dừng lại ở địa phương, ông mở rộng sang giảng dạy tại các huyện Đức Huệ, Tân Thạnh, Tân Hưng (Long An) với tổng số trên 40 lớp.
Từ năm 2010 đến nay, ông Hậu dạy nghề, tạo việc cho khoảng 100 lao động nông thôn mỗi năm. Sau mỗi khóa học kết thúc, ông Hậu hỗ trợ việc làm cho học viên ngay tại cơ sở của mình hoặc nhiều cơ sở đối tác.
Sản phẩm giỏ đan từ bàn tay của những người lao động nông thôn này được nhiều thị trường ở Đồng bằng sông Cửu Long ưa chuộng. Không những vậy, cơ sở còn lấn sân sang Lào và Campuchia.
Trung bình mỗi tháng ông đưa ra thị trường khoảng 25.000 giỏ nhựa các loại, tạo việc làm ổn định cho hơn 500 lao động nông thôn, thu nhập 80.000 - 100.000 đồng/ngày. "Không phải mình dạy nghề rồi là xong, mà mình có thể tạo việc làm cho họ luôn. Cơ sở có nhân công, còn người lao động có việc làm" - ông Hậu nói.
Giỏ đan của cơ sở ông Hậu là một trong nhiều sản phẩm từ mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang chứng tỏ hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Đại Tánh - phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Long An, trong 11 năm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh có nhiều sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được thị trường ưa chuộng như thảm, đệm lục bình, kết cườm, thêu tay nghệ thuật, đan nhựa, sản xuất túi xách tự hủy.
"Các sản phẩm đa dạng này giúp lao động nông thôn sau học nghề có việc làm, thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới" - ông Tánh nói.
Đa dạng sản phẩm
Ông Võ Văn Hiền - trưởng phòng lao động việc làm và giáo dục nghề nghiệp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Kiên Giang - cho biết trong những năm qua, địa phương xây dựng nhiều mô hình dạy nghề mang hiệu quả kinh tế cao.
Có thể kể đến như mô hình nuôi cá bống tượng, cá bống mú, rùa, rắn, kỳ đà ở huyện An Minh, tạo các sản phẩm thương hiệu riêng và cho người lao động nông thôn thu nhập nhàn rỗi. Mô hình cá lồng bè ở các huyện Kiên Hải và Kiên Lương đến nay nhân rộng trên 800 lồng, đem về thu nhập bình quân 23-25 triệu đồng một bè mỗi vụ.
Các mô hình khác như nuôi tôm sú, trồng tiêu, trồng lúa chất lượng cao, trồng nấm bào ngư, trồng rau mầm ở huyện Kiên Lương cũng tạo ra những sản phẩm đặc trưng. Qua đó, mô hình tạo thu nhập cho người lao động nông thôn 3-5 triệu đồng mỗi tháng.
Ông Hiền cho rằng qua những mô hình này, kỹ năng nghề của nông dân đã được cải thiện, chất lượng cây trồng, năng suất lao động, thu nhập tăng lên. "Nông dân còn được cung cấp những kỹ năng về hội nhập kinh tế, về các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và bước đầu được trang bị những kiến thức về khởi nghiệp" - ông Hiền nói.
Theo ông Võ Đông Duy - trưởng phòng dạy nghề Sở LĐ-TB&XH Bình Dương, giai đoạn 2010-2019 tổng số lao động nông thôn được học nghề cả tỉnh là 16.400 người. Trong số đó, nhóm học nghề nông nghiệp là 7.900 người, nhóm phi nông nghiệp có 10.400 người. 9 tháng đầu năm 2020, tỉnh tuyển sinh được 70 lớp với tổng số lao động nông thôn được học nghề là 1.700 người.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, các ngành nghề đào tạo được tỉnh đẩy mạnh bao gồm tạo dáng và chăm sóc cây cảnh, kỹ thuật chăn nuôi thú y, trồng bưởi theo công nghệ VietGAP, trồng và nhân giống nấm, trồng và chăm sóc cây măng cụt, trồng rau an toàn. Những sản phẩm này đều có giá trị với thị trường trong nước và có tiềm năng xuất khẩu cao.
80% có việc làm sau học nghề
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), tổng hợp số liệu của các địa phương sau 10 năm thực hiện đề án đã có khoảng 9,6 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề, tỉ lệ có việc làm sau học nghề đạt trên 80%.
Riêng trong giai đoạn 2016-2020 có trên 134.000 hộ nghèo có người tham gia học nghề đã có việc làm và thoát nghèo. Trên 168.000 hộ có người tham gia học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn mức bình quân tại địa phương và trở thành hộ khá.
Đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế
Ông Từ Hoàng Ân - phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Cà Mau - cho biết dựa vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và kết quả khảo sát nhu cầu học nghề ở từng nơi, sở có hướng dẫn cho các cơ sở đào tạo nghề đào tạo những nghề phù hợp.
Đó là những nghề có cơ hội tạo việc làm cao, phù hợp với nhu cầu thực tế từng địa phương hoặc có các sản phẩm được bao tiêu đầu ra. Ví dụ với lĩnh vực nông nghiệp, một số nghề đang được nhân rộng bao gồm nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm hai giai đoạn, nuôi cua biển, nuôi tôm tích, nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa...
Ngoài ra, mô hình nuôi cá bống tượng, cá sặc rằn, cá trê vàng, rắn ri tượng, trồng nấm linh chi, sản xuất rau màu... cũng cho ra những sản phẩm được thị trường ưa chuộng.
Chàng kiến trúc sư trẻ kể chuyện làm nông ở Israel Chính vì sự tò mò, muốn trải nghiệm những thành công của người Do Thái, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đã đưa Tăng Phú Dinh, một sinh viên mới tốt nghiệp đến với Israel... Không được thiên nhiên ban tặng những mảnh đất phì nhiêu màu mỡ, với vị trí địa lý nằm giữa ba châu lục, đất đai phần lớn...