Chàng kiến trúc sư trẻ kể chuyện làm nông ở Israel
Chính vì sự tò mò, muốn trải nghiệm những thành công của người Do Thái , đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đã đưa Tăng Phú Dinh , một sinh viên mới tốt nghiệp đến với Israel …
Không được thiên nhiên ban tặng những mảnh đất phì nhiêu màu mỡ, với vị trí địa lý nằm giữa ba châu lục, đất đai phần lớn là sa mạc và bán sa mạc, bất chấp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khắc nghiệt, người Do Thái đã dùng bàn tay và khối óc để hô biến chúng thành những trang trại xanh mát với nhiều loại cây trái. Nhờ đó, đến nay Israel đã trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản trên thế giới .
Chính vì sự tò mò và muốn trải nghiệm những thành công của người Do Thái, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đã đưa Tăng Phú Dinh , một sinh viên mới tốt nghiệp ngành kiến trúc Đại học Tôn Đức Thắng đến với Israel .
Dinh sang Israel theo chương trình tu nghiệp sinh nông nghiệp khóa 2019-2020 ký kết giữa trường ĐH Nông Lâm TPHCM và Trung tâm Đào tạo Quốc tế Nông nghiệp Ramat Negev Israel và làm việc thực tế tại trang trại Yiftach Efrat – Kadesh Barnea, khu vực sa mạc Negev, miền Trung Israel.
Tăng Phú Dinh tại trang trại Yiftach Efrat – Kadesh Barnea, khu vực sa mạc Negev, miền Trung Israel
Chàng sinh viên kiến trúc chia sẻ khi vừa đặt chân tới Israel, cậu đã từng nghĩ đến bỏ cuộc và về quách cho xong, nhưng vì cái sĩ diện đã níu kéo cậu ở lại.
Dinh cho biết trước khi đi đã được cha mẹ cảnh báo làm nông nghiệp cực lắm, nhưng vì bản tính ngông cuồng của tuổi trẻ và đầy nhiệt huyết đã khiến cho chàng thanh niên trẻ quyết tâm lên đường, nên phải hạ quyết tâm vượt qua cho được.
Dinh vẫn luôn tự nhủ phải vượt qua chính mình và chính cái tinh thần ấy đã giúp cậu có tư duy mới, lạc quan hơn. Cái gì không học được từ người này thì sẽ học được từ người khác.
“Em xác định học một lần không được thì học 10 lần. Nghe chửi 1 lần không thấm thì nghe chửi chục lần. Không lẽ một cử nhân đại học lại tệ đến mức nghe hoài không hiểu.
Cái ý chí, suy nghĩ tìm tòi học hỏi đã giúp em vượt qua giai đoạn khắc nghiệt trong hơn 11 tháng hoc tập và trải nghiệm làm nông nghiệp tại Israel”, Dinh tâm sự.
Dinh cho hay những trải nghiệm trong hơn 11 tháng qua tuy có khổ cực và vất vả do thời tiết khắc nghiệt nhưng qua đó em đã học và cảm nhận được tinh thần và cách thức làm việc của người Do Thái, luôn dám nghĩ dám làm và tìm tòi sáng tạo để giải quyết mọi vấn đề và không đổ lỗi hay kêu ca mà phải biết vượt qua mọi khó khăn của thực tế.
Dinh cho hay những trải nghiệm trong hơn 11 tháng qua tuy có khổ cực và vất vả do thời tiết khắc nghiệt nhưng qua đó em đã học và cảm nhận được tinh thần và cách thức làm việc của người Do Thái.
Để tìm hiểu thêm những gì Dinh kể về cách làm việc của người Do Thái, chúng tôi đã tìm gặp ông Alon giám đốc Trung tâm. Ông cho biết để làm được những thứ như ngày nay tại Negev, ngay sau khi lập quốc năm 1948, các thế hệ người Do Thái đi trước đã đến khai hoang lập nghiệp tại khu vực này và quyết tâm biến những khu vực sa mạc thành những ốc đảo xanh tươi như ngày nay.
Ông cho biết do đất đai cằn cỗi, không có mưa, nên nước được Israel coi là nguồn tài nguyên quốc gia hay còn gọi là “vàng trắng” mà để làm nông nghiệp thì không thể không có nước.
Vì vậy, để có được nguồn nước phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt tại khu vực này mà các thế hệ cha anh của họ đã phải đào sâu xuống lòng đất hơn 1km để lấy nước và xử lý nước biển thành nước ngọt phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt hàng ngày.
Ông cho biết thêm để tạo ra màu xanh tươi tốt của các loại cây trái, các nhà khoa học đã nghiên cứu và áp dụng lắp đặt các mạng lưới đường ống dẫn nước, có các ống nhỏ như mao mạch dẫn tới từng gốc cây. Hệ thống này được điều khiển bằng máy tính, tự động đóng mở van tưới khi độ ẩm của rễ cây đạt tới mức nhất định.
Ngoài ra do điều kiện đất đai, khí hậu khắc nghiệt, phương pháp lọc nước biển để tạo ra nước ngọt, phương pháp khử mặn cho đất đã được người Israel áp dụng thành công phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của con người.
Dinh vẫn luôn tự nhủ phải vượt qua chính mình và chính cái tinh thần ấy đã giúp cậu có tư duy mới, lạc quan hơn. Cái gì không học được từ người này thì sẽ học được từ người khác.
Một ngày ở nông trại
Trong những ngày hè cũng như đông, Dinh và các bạn phải dậy từ 5 giờ sáng nấu nướng chuẩn bị bữa sáng. Công việc thường ngày bắt đầu từ 6h sáng bao gồm quấn ngọn, bẻ lá hoặc hái cà chua.
Mùa đông thì việc quấn ngọn mất khoảng 1 ngày rưỡi là xong, tuy nhiên mùa nóng cà chua lớn nhanh nên quấn ngọn lâu hơn và trái cũng ra nhiều hơn. Sau khi thu hoạch xong cà chua sẽ được chuyển lên xe đưa đến khu đóng gói.
Tại đây cà chua sẽ được sàng lọc những quả ngon dành cho xuất khẩu số còn lại để bán trong nước. Trung bình chủ trang trại bán ra khoảng 10 shekels/1 kg cà chua.
Mỗi ngày Dinh và các bạn thu hoạch được khoảng 35-38 thùng cà chua, mỗi thùng nặng khoảng 2.5kg trong thời gian làm việc khoảng 10-11 tiếng.
“Thường thì vào mùa đông các bạn được nghỉ khoảng 1 tiếng để ăn trưa và có thể chợp mắt ít phút. Mùa hè do thời tiết nóng nực và nhiệt độ làm việc trong khu nhà lưới có khi lên tới 45-50 độ, nên mọi người được nghỉ khoảng 3 tiếng để tranh thủ ăn uống và lấy lại sức làm việc.” Dinh nói.
“Hiện thu nhập trung bình mỗi tháng của em ở đây khoảng 4.000-5.000 Shekels. Sau khi trừ các chi phí sinh hoạt và học phí em dành dụm được khoảng hơn 3.000 Shekels/tháng (20 triệu VNĐ). Tháng nào mà làm nhiều ngày công thì dành được khoảng 4.000 Shekels (27 triệu VNĐ)”.
Do thời gian này thời tiết nóng nực, cũng là thời gian cuối mùa vụ của cà chua, chủ trang trại bảo rằng tụi tao cũng tính toán cả rồi, nóng thế này cây không có thể phát triển và cho năng suất tốt được nên tốt nhất là dọn dẹp để chuẩn bị cuối mùa hè thì trồng lứa mới. Thời gian dọn nông trại hằng năm kéo dài từ cuối tháng 5 đến hết tháng 7.
Dinh tâm sự: “Bình thường giữa tháng 6 là các bạn sinh viên kết thúc chương trình thực tập sinh ở đây và trở về Việt Nam rồi. Nhưng năm nay, do dịch Covid-19 nên các bạn được ở lại và hưởng trọn tất cả quá trình dọn dẹp nông trại.
Dọn dẹp nông trại chỉ 2 chữ nghe rất đơn giản nhưng thật sự là rất mệt. Để vượt qua được khoảng thời gian này, mình phải chiến thắng được suy nghĩ của bản thân, tìm kiếm những điều thú vị của công việc và coi đây là cơ hội để thử thách thể chất lẫn tinh thần của bản thân.”
Giờ đây chương trình tu nghiệp sinh đã gần kết thúc, Dinh cùng các bạn đang mong diễn biến của dịch bệnh Covid-19 sẽ theo hướng tích cực để có thể về nước hoàn thành việc học và tiếp tục giấc mơ nông nghiệp của mình.
Dinh cho biết quá trình dọn nông trại là một quá trình kéo dài bắt đầu từ việc nhổ bỏ lứa cây cũ, xử lý đất, tháo dỡ mái và tổng vệ sinh. Công việc đòi hỏi tính nhanh nhẹn, tháo vát, thêm chút khéo léo khi leo mái, phải đi giữa máng nhôm cao 4-5m bạn sẽ hiểu đôi chân cần khéo léo như thế nào.
Công việc đầu tiên, nhổ những cây cà chua cũ đi, trong đó có các gốc cà chua bị bệnh, gây hại cho đất và có khả năng sinh sôi vào mùa tiếp theo thì chủ nông trại sẽ cắt gốc những cây đó và xử lý đất bằng dung dịch gì đó, có khả năng ngấm sâu xuống đất tận 25cm, y như dân gian Việt Nam có câu, diệt cỏ diệt tận gốc vậy.
Và ông chủ dùng một bảng giấy treo đầu hàng để đánh dấu, sang năm xem lại coi việc này hiệu quả đến đâu để điều chỉnh tiếp.
“Sau khi nhổ bỏ cây cũ thì sẽ bắt đầu dọn những gì còn sót lại trên mặt đất, tiếp theo là đến màn trình diễn ấn tượng nhất đó là công đoạn rải phân.
Công việc huyền thoại mà em lần đầu tiên được chứng kiến, một xe tải to đùng chở mẻ phân compost sau khi được ủ và xử lý đến đổ một đống to ngay trước nông trại.
Mùi phân được xử lý thế nào mà như mùi sầu riêng thối, nó kinh khủng khiến mấy thằng tụi em lúc đó chỉ biết đứng nhìn nhau, trong khi ông chủ kêu tụi em vác từng thùng phân đi rải để ủ đất, chuẩn bị cho mùa vụ mới”, Dinh nói.
Dinh trải lòng: “Ai làm nông rồi thì biết, phân được ủ thường nóng đến 60 độ C, kết hợp với cái nóng của sa mạc ngày hè, mình tưởng tượng như được hưởng trọn sự khó khăn của vùng đất này thông qua việc vác phân luôn.
Lúc đó có lúc mình còn nghĩ, biết thế ở nhà là một chàng trai kiến trúc sư mảnh dẻ đi vẽ những ngôi nhà cao cao, xây những khu phố cao cao có phải hạnh phúc hơn không.
Nhưng mình đã kịp thoát khỏi suy nghĩ đó và cắn răng tự dặn lòng rằng “đau đớn để trưởng thành, căng thẳng để lớn mạnh”, nhờ đó mà hùng hục làm đến lúc về, người lấm lem, phân dính đầy lên quanh mắt, cổ, tai dù đã có trùm khăn các kiểu rồi.
Vai mình ê ẩm do lần đầu phải khuân vác suốt 8 tiếng đồng hồ. Mình chỉ kịp tắm rửa nấu ăn cho ngày hôm sau rồi leo lên giường đi ngủ để phục hồi năng lượng cho một ngày làm việc mới”.
Dinh nói: “Dù mệt là vậy nhưng đây cũng là thời gian em và các bạn có cơ hội gặp ông chủ nhiều nhất, vì thời điểm này ông chủ phải ra vào nông trại liên tục để kiểm tra tiến độ và hiệu quả công việc.
Bọn em luôn tận dụng cơ hội này hỏi những thắc mắc và được ông trả lời rõ ràng ngay lúc đó. Quan điểm sang đây là phải chủ động học hỏi, nếu không hỏi thì người ta không biết mình dốt để mà chỉ, vậy là tụi em hỏi tới tấp, ông chủ trả lời mệt nghỉ luôn, nhưng vẫn rất nhiệt tình, thỉnh thoảng còn chỉ thêm mấy thứ hay ho khác nữa.
Ông bảo, tụi bay hiếu học, chủ động hỏi vậy là tao ưng. Vậy là ông cho thử đủ việc, quay như chong chóng nhưng mọi người vẫn vui vẻ thích thú vì đều suy nghĩ tích cực, xem đây là cơ hội để học hỏi những kinh nghiệm quý báu mà chắc sẽ rất rất khó có thể có lại được”.
Dinh nói vui nhờ dịch Covid-19 mà em được ở lại Israel lâu hơn, được dọn trang trại từ đầu đến cuối và được trải qua kỳ huấn luyện khắc nghiệt của ông chủ lẫn của thời tiết tại Israel.
Thông qua việc dọn nông trại, em lại nhớ đến câu chuyện ông thợ tiều phu có 5 tiếng để chặt cây thì dùng 4 tiếng để mài rìu. Việc dọn nông trại, ủ đất cũng tương tự vậy, phải làm cẩn thận vì ảnh hưởng đến năng suất của cả năm sau.
Sau mùa dọn nông trại, em thấy bản thân mình đã được nâng lên một tầm cao mới, về cả thể chất lẫn tinh thần và cả những điều hay ho mà ông chủ đã chỉ dạy trực tiếp.
Giờ đây chương trình tu nghiệp sinh đã gần kết thúc, Dinh cùng các bạn đang mong diễn biến của dịch bệnh Covid-19 sẽ theo hướng tích cực để có thể về nước hoàn thành việc học và tiếp tục giấc mơ nông nghiệp của mình.
(Từ Israel)
Đại gia Việt luôn tháo comple mặc đồ công nhân khi cần, từng “xúi” vợ bỏ việc làm kinh doanh
"Tôi khuyên vợ tôi là bỏ việc, làm một doanh nghiệp nào đó để nuôi con. Vì hai vợ chồng cùng ham làm quá thì con sẽ hỏng", vị đại gia chia sẻ.
Đặt ra mục tiêu 10 năm sau tốt nghiệp làm tổng giám đốc, 15 năm sau làm Bộ trưởng
Doanh nhân Nguyễn Thanh Việt (SN 1963) - Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng hạ tầng và Giao thông sinh ra tại một vùng quê nghèo ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông có một tuổi thơ cơ cực - nghèo khó, luôn phải đối diện với nắng gió, bão lụt triền miên.
Từ nhỏ, vị đại gia luôn trăn trở vì sao đất nước Israel - nơi có 90% diện tích lãnh thổ là sa mạc khô cằn mà hoa vẫn nở, còn quê ông nghèo như thế mà không làm cho hoa nở được. Vì thế ông đã không ngừng học tập, luôn nhắc nhở bản thân về ý chí phải vươn lên chiến thắng số phận và thiên tai.
Ông Nguyễn Thanh Việt.
Tốt nghiệp cấp III, ông Nguyễn Thanh Việt được gia đình định hướng theo học tại trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội. Năm 1985, ông tốt nghiệp đại học rồi về làm việc tại Công ty Sông Đà, đồng thời đặt ra mục tiêu cho cuộc đời như: sau 3 năm phải làm giám đốc xí nghiệp; 6 năm làm giám đốc công ty; 10 năm làm tổng giám đốc, 15 năm làm Bộ trưởng...
Và sau 16 năm làm việc, ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong công ty đúng như mục tiêu đã đặt ra: giám đốc xí nghiệp, phó giám đốc, giám đốc... Năm 2001, ông cùng một người bạn thành lập công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng, phát triển nhà ở và các khu đô thị.
Đến năm 2002, vị đại gia gốc Hà Tĩnh tách ra thành lập công ty riêng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, y tế và thủy điện. "Khi quyết định gì đấy thì phải đưa ra rất nhanh. Làm doanh nghiệp nhà nước, nếu lãnh đạo làm có lợi 100 tỷ đồng thì được một bằng khen. Nhưng nếu sai phạm, có thể vài triệu thì sẽ bị cách chức hay kỷ luật. Người lãnh đạo như vậy rất khổ tâm", ông từng chia sẻ lý do quyết định thành lập doanh nghiệp của riêng mình.
Từ khi thành lập đến nay, công ty của ông Nguyễn Thanh Việt đã có hơn chục nghìn công trình lớn nhỏ, hoạt động theo đúng triết lý của Phật giáo: Từ bi - Trí tuệ. Ông cho biết, cống hiến cho cộng đồng, đem lại hạnh phúc cho người khác chính là mục tiêu mà công nhân viên trong công ty hướng đến.
Quan niệm cái gì cũng phải "sờ tận tay, day tận trán"
Đại gia Nguyễn Thanh Việt tham gia chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 2 và mùa 3. Ông được khán giả hết lời khen ngợi vì các phi vụ đầu tư mang tính chất nhân văn giúp đỡ người dân và xã hội, thậm chí còn đầu tư dự án không ai quan tâm. Cụ thể, trong tập 4 mùa 2, ông tham gia với tư cách là khách mời và đã bất ngờ đầu tư triệu USD cho dự án mà tất cả các Shark khác đều từ chối.
Dự án đó là của Nguyễn Văn Khỏe - nhà khoa học 53 tuổi. Đối với các Shark khác, dự án này có tỷ suất lợi nhuận khá thấp và không phải lĩnh vực quan tâm. Nhưng Shark Việt lại sẵn sàng đầu tư vì đây là một mô hình năng lượng sạch và là sản phẩm có lợi cho những người nông dân.
Ngoài ra đối với ông cái gì cũng phải "sờ tận tay, day tận trán". "Tôi hợp tác với nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Năm 2014, mình đến thì họ làm tốt, năm 2015 mình không đến, có thể họ làm không tốt. Nếu cứ ký hợp đồng khi doanh nghiệp đang đi xuống thì rất nguy hiểm. Phải bất ngờ, chính xác. Quan trọng là làm có thật không. Làm thật thì mới bàn thật được", Shark Việt chia sẻ.
Theo vị đại gia đã đi làm doanh nghiệp là phải theo sát. Cần thiết, đang mặc com-lê cũng có thể tháo bỏ, ăn mặc như công nhân bình thường. "Có làm như thế mới biết người ta khổ như thế nào. Cứ ngồi trên bàn giấy thì không hiểu được", ông cho hay.
Trong chương trình, ông thường xuyên có những màn tranh luận vui vẻ, hài hước với các Shark khác. Đặc biệt ông rất yêu thích trẻ con, vì thế thường xưng hô là "ông nội".
Khuyên vợ bỏ công việc vất vả vì "hai vợ chồng cùng ham làm thì con sẽ hỏng"
Cũng giống như nhiều vị đại gia khác, Shark Việt rất hiếm khi nhắc đến vợ và con trước truyền thông. Nhưng trong một câu chuyện liên quan đến vai trò của doanh nhân, ông từng tiết lộ về vợ của mình.
Ông kể, năm 1990, khi còn làm ở Thủy điện Sông Đà, lúc ấy vợ ông là giảng viên của một trường đại học ngoại ngữ và phải dạy thêm sớm khuya vất vả. "Tôi khuyên vợ tôi là bỏ bớt việc, làm một doanh nghiệp nào đó để nuôi con. Vì hai vợ chồng cùng ham làm thì con sẽ hỏng. Và bố mẹ tôi đã nói tôi một buổi chiều, vì sao lại bảo vợ bỏ việc nhà nước đi làm kinh doanh", ông chia sẻ.
Theo vị đại gia, đó là ý thức hệ, làm việc kinh doanh cũng cần được tôn trọng như bao công việc khác. Và các bạn start-up (khởi nghiệp) cần phải làm để thay đổi suy nghĩ định kiến về doanh nhân, để mọi người có cái nhìn khác, tôn trọng những người làm kinh doanh.
Mới đây, trên trang cá nhân, trước câu hỏi vô tư của cháu nội về sức ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 đối với trẻ em, Shark Nguyễn Thanh Việt đã có những tâm tư riêng. Sau đó ông đã quyết định tài trợ 1 tỷ đồng mua mũ chắn giọt bắn và khẩu trang chuyên dụng dành cho trẻ em và trẻ sơ sinh với hi vọng phần nào lập nên tấm lá chắn bảo vệ các bé trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
"Thiếu nữ thiên tài" vừa tốt nghiệp được Huawei săn đón: Vẻ ngoài ưa nhìn, thành tích khủng và mức lương khởi điểm 6,2 tỷ đồng/năm Cô gái trẻ đã dùng chính năng lực của bản thân để chứng minh sắc đẹp và trí tuệ có thể tồn tại song song với nhau. Ngày 5/8, trang The Paper bất ngờ đưa tin về kết quả dự án tuyển dụng "Thiếu niên thiên tài" của Huawei. Từ hàng nghìn thanh thiếu niên ưu tú, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính...