Giáo dục bên bờ Bến Hải

Theo dõi VGT trên

Giáo dục bên bờ Bến Hải - Hình 1

Thầy và trò Trường cấp 3 Vĩnh Linh đào công sự năm 1966. Ảnh tư liệu

GD&TĐ – Trong những năm tháng bị chia cắt bởi đôi bờ giới tuyến,Vĩnh Linh (Quảng Trị) trở thành địa đầu của miền Bắc và cũng đồng thời là hậu phương lớn của cả miền Nam.

Suốt 18 năm đằng đẵng, từ năm 1954 – 1972, thời điểm cầu Hiền Lương và mảnh đất Gio Linh phía bờ Nam sông Bến Hải được thống nhất là những năm của đau thương, binh lửa, chia cắt, bom đạn dày xéo.

Vĩnh Linh vừa ngoan cường tổ chức tốt nền giáo dục của mình vừa tận lực chi viện sức người, sức của cho giáo dục cách mạng ở các huyện phía Nam.

Năm 1966, vừa tốt nghiệp Trường Trung cấp Sư phạm Vinh, chàng thanh niên Hồ Xuân Long, người dân tộc Vân Kiều được phân công về dạy học tại xã Vĩnh Trường, huyện Vĩnh Linh – mảnh đất nơi địa đầu vỹ tuyến 17 chuẩn bị bước vào những ngày ác liệt nhất của cuộc chiến tranh.

Trong ký ức của người thầy giáo già, vẫn vẹn nguyên những ngày vừa chạy bom vừa dạy chữ: “Thời chiến tranh, mỗi ngày hàng chục lượt máy bay quần sát ngọn cây, dội bom cày xới tan hoang mặt đất. Cứ chiều chiều, pháo 105, 175, 406 ly của địch bắn từ phía Cồn Tiên, Dốc Miếu bắn về, từ ngoài biển bắn vào dọc bờ Bắc sông Bến Hải.

Để đảm bảo an toàn cho cả thầy và trò, tất cả các trường học đều phải đào hầm, mỗi hầm đủ rộng cho một lớp học khoảng 10 – 15 em học sinh ngồi thành 3 dãy ghế hàng ngang; chiều dài của hầm khoảng từ 3 – 3,5m, chiều rộng khoảng từ 2 – 2,5m.

Video đang HOT

Trên mỗi hầm hạ thổ đều được lấp đất kín để ngụy trang. Ngoài ra, đoàn thanh niên và phụ huynh còn đào thêm hệ thống giao thông hào theo đường dích dắc dẫn ra hầm nấp, nếu pháo, bom dội xuống gần hầm hạ thổ thì phải sơ tán học sinh chạy theo dưới giao thông hào ra hầm nấp. Giao thông hào phải đào sâu từ 1-1,2m, cao hơn đầu học sinh để đảm bảo an toàn trong khi di chuyển” – thầy Long kể.

Chạy bom và chạy chữ – hai con đường “ma – ra – tông” tưởng như ngược chiều nhau nhưng cả thầy và trò đều phải dùng hết tốc lực để chạy. Có những thời điểm như đầu năm 1972, sau thất bại của chiến dịch Lam Sơn 719, có khi, chỉ trong một tuần lễ, thầy trò phải dời trường đến 3 lần để tránh sự bắn phá ác liệt của Mỹ ngụy.

Mấy chục năm rồi, khi nhắc lại câu chuyện nhóm 7 học sinh Trường Bổ túc văn hóa Vĩnh Linh thoát chết trong gang tấc khi đi nhận lương thực tiếp tế, giọng thầy Long vẫn còn run run:

“Trên đường trở về trường thì trúng đợt ném bom của giặc, may nhờ người dân cảnh báo, kịp kéo các em xuống hầm trú ẩn. Thiệt tình là đến giờ nghĩ lại, đến hình dung tui cũng không dám…”.

Những năm ấy, Trường Bổ túc văn hóa Vĩnh Linh, ngoài làm nhiệm vụ bổ túc văn hóa cho cán bộ dân tộc, vừa làm nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho miền núi, vừa phục vụ cho cán bộ và con em Bắc Hướng Hóa ruột thịt còn đảm nhận dạy học cho cả học sinh là con em đồng bào miền Nam.

Đã có những lúc như thời điểm năm 1970 – 1971, trường phải sơ tán ra vùng Khe Tréc, giáp giới với phía Tây Quảng Bình để tổ chức đời sống nội trú và ổn định việc dạy học.

Chiến tranh ác liệt, bom đạn cày xới suốt đêm ngày, nên thầy Hồ Xuân Long cười khi chúng tôi hỏi có bao giờ nghĩ đến cái chết không? “Phải nói chính xác là chúng tôi không nghĩ đến chuyện sống, cứ xác định chắc là sẽ chết, chỉ không biết là sẽ chết lúc nào mà thôi, nên còn sống ngày nào thì phải làm việc thật trọn vẹn, như hôm nay là ngày cuối cùng”.

Có lẽ vì thế mà thầy Hồ Xuân Long cũng như nhiều đồng nghiệp khác, đã trọn vẹn sống, trọn vẹn cống hiến như khẩu hiệu: “Giống trống Bắc Lý, nổi sóng Hiền Lương, nỗ lực phi thường, giành cờ Hai tốt”, cùng nhân dân Vĩnh Linh làm nên một “lũy thép – lũy hoa”.

Thầy giáo Nguyễn Văn Phụng – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Linh đến bây giờ vẫn nhớ mình là một trong những HS tham gia vào đợt sơ tán đầu tiên trong cuộc di chuyển gần 3 vạn học sinh Vĩnh Linh sơ tán ra các tỉnh phía Bắc để sinh sống và học tập theo chiến dịch K.8 (năm 1967); đến tháng 7/1967 , chuyển tiếp hơn 14.000 HS phổ thông ra các tỉnh tương đối an toàn theo kế hoạch 8 và kế hoạch 10.

Đây là cuộc trường chinh vạn dặm về phía hậu phương có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Lịch sử ngành Giáo dục Quảng Trị đã dành nhiều trang để ghi lại sự kiện đặc biệt này:

“Dưới bom đạn của địch, được sự chăm lo của Đảng và nhân dân trong khu vực, được sự đùm bọc che chở của nhân dân các tỉnh bạn suốt trên chặng đường đi và ở những nơi đến, thầy trò Vĩnh Linh đã khẩn trương chuẩn bị và ra đi không quản ngại bom đạn, chẳng kể ngày đêm, mưa gió lụt lội, khi đi xe, lúc dắt díu nhau đi bộ qua đồng lầy, núi non, qua những trảng cát nóng bỏng dọc theo bở biển Quảng Bình, Quảng Trị để đến nơi tập kết vì đoạn đường tiếp theo nằm trong tầm kiểm soát khống chế của máy bay Mỹ; khi đi liên tục, lúc phải trú lại năm bảy ngày đến một tháng vì địch đánh phá ác liệt”.

Thầy giáo Hồ Xuân Long kể, mỗi giáo viên được phân công phụ trách khoảng từ 30 – 40 học sinh, “lo tất cả nỗi lo của người cha, người mẹ và là người chỉ huy đơn vị, từ bữa ăn, giấc ngủ cho đến sự an toàn của các em trên suốt dọc đường di chuyển đầy bom rơi, đạn nổ”.

Các thầy giáo liệt sĩ Nguyễn Đăng Giáp, Trịnh Đình Doãn đã hy sinh anh dũng vì các em học sinh K8 trong những hoàn cảnh như vậy.

Trong số 600 chuyến xe vận chuyển học sinh theo kế hoạch 10, có gần 10 xe bị bom Mỹ đánh cháy, hư hỏng, trong đó có hai xe bị thiệt hại đến tính mạng của HS. Đau đớn nhất là xe chở các em HS vỡ lòng, HS cấp I của xã Vĩnh Hiền.

Ở Vĩnh Linh ngày nay có nhiều ngày giỗ chung do những vụ ném bom giết người hàng loạt của đế quốc Mỹ, nhưng ngày giỗ chung của 35 sinh linh bé nhỏ là nỗi đau không bao giờ quên được.

Bây giờ, vết thương chia cắt đã lành, trong dấu tích bom đạn của vùng giới tuyến, cây cỏ đã lên xanh, niềm vui của thống nhất, hòa bình và tái thiết cũng đã làm dịu ngọt lại những buồn đau.

Thế nhưng, khi nhắc đến những ngày khói lửa chiến tranh, lệ vẫn còn rưng rưng trên gương mặt của những con người đã từng một thời trăng lưng dưới mưa bom bão đạn trên mảnh đất này.

NGND Lê Phước Long – Nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị bước vào nghề giáo đúng vào thời điểm địch bắn phá khốc liệt nhất ở vùng đất giới tuyến. Khi mảnh đất ngày đêm đánh phá suốt ngày đêm, mọi hoạt động cuộc sống bám trụ được chuyển vào địa đạo, hầm hào. Thầy Lê Phước Long nhớ lại:

“Các lớp học bổ túc văn hóa cấp 3 cho các cán bộ, thanh niên xung phong và dân quân du kích vẫn được duy trì. Anh em thường nói đùa với nhau: Dạy bổ túc văn hóa thời chiến thì khai giảng quanh năm, thi cử bốn mùa. Hầu hết học viên của chúng tôi là những người lớn tuổi, cao nhất là đồng chí Bí thư Khu ủy. Họ vẫn lạc quan học tập văn hóa sau những giờ lao động và chiến đấu vì tin tưởng ngày chiến thắng không còn xa nữa. Chúng tôi còn đi dạy bổ túc văn hóa cho đại đội TNXP của Hà Tĩnh và Thanh Hóa đóng quân ở ngã Tư đất trên tuyến đường chiến lược 15A. Nhớ hôm khai giảng lớp học, anh em chúng tôi chở mấy chục bộ sách giáo khoa đến tặng học viên. Chị em mừng vui không kể xiết. Thật cảm động khi nghe tin có mấy chị em TNXP của Đại đội đã hy sinh, đơn vị cũng không quên lúc mai táng đồng đội cho mang theo cả mấy cuốn SGK”.

Trường THPT Vĩnh Linh đã sơ tán ra Tân Kỳ, Nghệ An, cô Lê Sinh năm 1967, thời điểm Thị Chí – học sinh cũ và nay là Giáo viên Văn của trường tâm sự: “Những ngày tháng đau thương mà anh dũng của nhà trường, tôi chỉ được nghe kể qua lời kể của các thầy cô cao niên ở trường.

Đã bao lần tôi đứng trước di ảnh của thầy giáo liệt sĩ Lê Duy Minh và bức ảnh ngôi trường bị bom Mĩ tàn phá vào 14giờ ngày 8/2/1965, đã bao lần tôi đã thuyết minh về mốc thời gian đáng nhớ ấy cho các đoàn khách, các thầy cô và các em học sinh đến thăm phòng truyền thống nhưng khi đặt chân lên nền ngôi trường cũ – giờ đã là nghĩa trang liệt sĩ, nơi mà thầy Duy Minh và bảy học sinh thân yêu đã vĩnh viễn nằm xuống, lòng vẫn không khỏi xốn xang, xúc động.

Tôi nhận thấy màu đất đỏ bazan ở đây hình như đỏ hơn, hình như đất cũng rất hữu tình nên muốn tự mình làm một nhân chứng sống cho những ngày mất mát, đau thương của Trường cấp III Vĩnh Linh đó chăng? Tôi tự nhủ với lòng mình, phải luôn sống sao cho xứng đáng với trang sử vẻ vang, với bao thế hệ thầy trò Trường Vĩnh Linh anh hùng…”.

Theo giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Chồng rút ruột tiền lì xì của con, làm một việc khiến vợ tức điênChồng rút ruột tiền lì xì của con, làm một việc khiến vợ tức điên
05:52:58 09/02/2025
Phim Hoa ngữ bị chê nhiều nhất hiện tại: Nam chính xấu đến mức "ngũ quan bay tán loạn", nữ chính diễn dở thôi rồiPhim Hoa ngữ bị chê nhiều nhất hiện tại: Nam chính xấu đến mức "ngũ quan bay tán loạn", nữ chính diễn dở thôi rồi
06:16:17 09/02/2025
Đưa vợ đi ăn bánh tôm Hồ Tây, tôi bị họ hàng lên mặt dạy dỗ: "Vợ chú như thế là hỏng"Đưa vợ đi ăn bánh tôm Hồ Tây, tôi bị họ hàng lên mặt dạy dỗ: "Vợ chú như thế là hỏng"
06:19:40 09/02/2025
"Ma nữ đẹp nhất Thái Lan" Mai Davika bức xúc vì vướng tin đồn bỏ rơi người cha bệnh tật"Ma nữ đẹp nhất Thái Lan" Mai Davika bức xúc vì vướng tin đồn bỏ rơi người cha bệnh tật
07:07:37 09/02/2025
1 cặp diễn viên "phim giả tình thật" Vbiz sắp kết hôn?1 cặp diễn viên "phim giả tình thật" Vbiz sắp kết hôn?
06:46:32 09/02/2025
Dân tình đòi mỹ nam này giải nghệ ngay lập tức: Diễn dở còn thích phông bạt, phim mới lỗ nặng 3.500 tỷDân tình đòi mỹ nam này giải nghệ ngay lập tức: Diễn dở còn thích phông bạt, phim mới lỗ nặng 3.500 tỷ
06:16:56 09/02/2025
Thăm chồng cũ nằm viện, anh yếu ớt đưa tôi một tập hồ sơ đã chuẩn bị sẵn, mở ra xem mà tôi chết điếng với thứ bên trongThăm chồng cũ nằm viện, anh yếu ớt đưa tôi một tập hồ sơ đã chuẩn bị sẵn, mở ra xem mà tôi chết điếng với thứ bên trong
06:16:36 09/02/2025
Chồng so sánh tôi với vợ cũ, bố chồng U60 đấm thùm thụp vào lồng ngực rồi đưa ra một quyết định khiến chúng tôi đứng hìnhChồng so sánh tôi với vợ cũ, bố chồng U60 đấm thùm thụp vào lồng ngực rồi đưa ra một quyết định khiến chúng tôi đứng hình
06:13:30 09/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tạp chí Indonesia lý giải yếu tố giúp du lịch Việt Nam phục hồi mạnh nhất Đông Nam Á

Tạp chí Indonesia lý giải yếu tố giúp du lịch Việt Nam phục hồi mạnh nhất Đông Nam Á

Du lịch

08:16:08 09/02/2025
Tờ Tempo - một tạp chí lâu đời, uy tín hàng đầu ở Indonesia đánh giá, nhờ các chính sách nới lỏng thị thực (visa) ngắn ngày với nhiều nước, ngành du lịch Việt Nam đã đạt mức phục hồi mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
Bạn trai cũ hot boy của Thiều Bảo Trâm tìm cách vào showbiz Việt?

Bạn trai cũ hot boy của Thiều Bảo Trâm tìm cách vào showbiz Việt?

Sao việt

08:12:16 09/02/2025
Từ một cái tên ít được biết đến, Matthis bỗng chốc trở thành tâm điểm chú ý sau loạt tin đồn hẹn hò với các mỹ nhân Vbiz.
G-Dragon tung danh sách ca khúc trong album mới bermensch

G-Dragon tung danh sách ca khúc trong album mới bermensch

Nhạc quốc tế

08:02:09 09/02/2025
Album mới của thủ lĩnh BIGBANG G-Dragon dự kiến phát hành trên toàn thế giới vào ngày 25 tháng 2. Album có tổng cộng 8 ca khúc, bao gồm các đĩa đơn đã được phát hành trước
Anh Trai bị tố gian lận thi cử: Sự nghiệp âm nhạc mờ nhạt, liên tục "dính phốt" chấn động

Anh Trai bị tố gian lận thi cử: Sự nghiệp âm nhạc mờ nhạt, liên tục "dính phốt" chấn động

Nhạc việt

07:53:01 09/02/2025
Trước khi vướng ồn ào gian lận thi cử, Hải Đăng Doo từng lọt tầm ngắm netizen vì tin đồn có bạn gái nhưng vẫn xào couple , ghép đôi với các Anh Trai Say Hi.
"Nữ thần Kpop" UEE bị cắt ghép ảnh nóng bên trai lạ, cách CEO giải quyết khiến MXH dậy sóng

"Nữ thần Kpop" UEE bị cắt ghép ảnh nóng bên trai lạ, cách CEO giải quyết khiến MXH dậy sóng

Sao châu á

07:36:25 09/02/2025
Cách giải quyết của CEO khi mỹ nhân After School gặp họa từ trên trời rơi xuống đã gây sốt mạng xã hội, nhận được nhiều lời tán thưởng từ công chúng.
Danh ca Thái Châu "thả thính" 2 nữ ca sĩ trên sóng truyền hình

Danh ca Thái Châu "thả thính" 2 nữ ca sĩ trên sóng truyền hình

Tv show

07:16:15 09/02/2025
Tôi thương thầm trộm nhớ Mỹ Hạnh hay Quỳnh Lan nhưng đều nằm ngoài tầm tay vì hai cô này đâu có yêu tôi đâu , danh ca Thái Châu nói.
Chuẩn bị vào khu chăm sóc cuối đời, người đàn ông bất ngờ được AI cứu mạng

Chuẩn bị vào khu chăm sóc cuối đời, người đàn ông bất ngờ được AI cứu mạng

Sức khỏe

07:04:41 09/02/2025
Nhiều bệnh có vẻ rất khác nhau về triệu chứng nhưng chung đột biến gene hoặc tác nhân kích hoạt, do đó có thể điều trị bằng một loại thuốc. Quá trình sử dụng loại thuốc có sẵn cho mục đích mới được gọi là tái sử dụng thuốc.
Vai trò chiến lược của khu vực Toretsk mà Nga vừa tuyên bố kiểm soát tại Donetsk

Vai trò chiến lược của khu vực Toretsk mà Nga vừa tuyên bố kiểm soát tại Donetsk

Thế giới

06:41:12 09/02/2025
Thị trấn này đóng vai trò then chốt trong hệ thống phòng ngự của Ukraine ở các khu vực Pokrovsk và Slavyansk-Kramatorsk, bảo đảm hỗ trợ hiệu quả cho các tuyến tiếp tế trọng yếu của lực lượng quân sự Ukraine.
Làm món ăn sáng chỉ 10 phút với các nguyên liệu đơn giản mà cực ngon

Làm món ăn sáng chỉ 10 phút với các nguyên liệu đơn giản mà cực ngon

Ẩm thực

06:20:14 09/02/2025
Chỉ với những nguyên liệu đơn giản và cách làm nhanh gọn, trong 10 phút là bạn sẽ có món bánh ăn sáng thơm ngon vô cùng!
Vừa thấy chồng tôi về, bố chồng làm một việc kinh hồn bạt vía khiến tôi bất lực hét lớn: "Bố ơi, dừng lại..."

Vừa thấy chồng tôi về, bố chồng làm một việc kinh hồn bạt vía khiến tôi bất lực hét lớn: "Bố ơi, dừng lại..."

Góc tâm tình

06:02:51 09/02/2025
Tôi lao vào can ngăn, bố chồng mới dừng lại. Nhưng ông vẫn hăm he sẽ tiếp tục hành động trên với chồng tôi. Vợ chồng tôi ở riêng. Mẹ chồng tôi mất vào tháng Chạp năm ngoái
Trấn Thành hứa hẹn chấn động về phim Tết 2026, để HIEUTHUHAI yêu 1 cái tên khiến ai cũng sốc

Trấn Thành hứa hẹn chấn động về phim Tết 2026, để HIEUTHUHAI yêu 1 cái tên khiến ai cũng sốc

Hậu trường phim

23:39:31 08/02/2025
Cụ thể trong một buổi cinetour mới đây, Trấn Thành đã bất ngờ chia sẻ về dự định làm phim Tết 2026. Anh khẳng định chỉ cần Bộ Tứ Báo Thủ thắng Mai thì phim Tết sang năm sẽ mời HIEUTHUHAI.