Giáo dục bây giờ tìm đâu ra học sinh không giỏi
Theo các chuyên gia, cần xem lại cách đào tạo và đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay, bởi một lớp có đến 90% học sinh giỏi nhưng hầu hết vẫn trượt đại học.
Quan tâm đến lĩnh vực giáo dục đào tạo trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng XII, bà Nguyễn Thị Cúc, ủy viên Ban Chấp hành Hội nữ trí thức Việt Nam, ủy viên Thường vụ Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cho rằng, Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đổi mới phát triển giáo dục đào tạo.
Vai trò chủ đạo thể hiện cụ thể là công tác quản lý giáo dục và chất lượng giáo dục nói chung ở tất cả các cấp học. Chất lượng giáo dục ở đây gồm 2 phần, là đội ngũ giáo viên và đào tạo. “Đội ngũ giáo viên phải tốt thì mới có học trò ngoan được. Thầy giáo giỏi mới có học trò giỏi”.
Bà Nguyễn Thị Cúc, ủy viên Ban Chấp hành Hội nữ trí thức Việt Nam. Ảnh: VOV.
“Khó chấp nhận học sinh giỏi mà vẫn trượt Đại học”
Về đào tạo, trước hết phải có giáo trình, nghĩa là tất cả các chương trình giảng dạy, giáo trình phải được thông qua Nhà nước, phải có sự chỉ đạo từ Trung ương trở xuống.
“Khi có vấn đề gì sai thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm chứ không phải trường nào thích thì đưa ra giáo trình, ngành nào cũng đưa ra được giáo trình rồi khi có lỗi lại đổ tại ngành, cấp đó. Như thời gian vừa qua, có những bài văn, bài thơ trong chương trình rất phản giáo dục, không có tính đạo đức rồi đến việc cờ Tổ quốc cũng nhầm thì đây phải là vấn đề của Trung ương chứ không phải địa phương nữa”.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, chất lượng giáo dục cũng đừng đáng giá qua các kỳ thi, mà chất lượng phải từ các cấp. “Ngày xưa chúng tôi đi học, học sinh giỏi chỉ có vài người, học khá, học trung bình thì nhiều lắm nhưng bây giờ cả lớp học sinh giỏi nhưng đi thi lại trượt gần hết. Chúng ta phải chú trọng chất lượng đào tạo từ dưới lên trên chứ không phải ai cũng giỏi hết, các trường, các cấp lấy thành tích nhưng đến khi thi Đại học, học sinh giỏi lại trượt. Ngay như cháu tôi, học sinh giỏi nhưng trượt Đại học. Chuyện rất vô lý là học sinh giỏi mà trượt Đại học”.
Giáo dục bây giờ, tìm đâu ra học sinh “không giỏi”. Ảnh: VOV.
“Vấn đề cốt lõi là giáo giáo dục mà ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục cũng rất lớn, đến 20% tổng ngân sách Nhà nước. Chúng ta cứ chỉ đạo ở đâu mà không có trục trọng tâm”-Bà Nguyễn Thị Cúc trăn trở.
PGS.TSKH Trịnh Thị Kim Ngọc, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu Con người và Văn hóa, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cũng cho rằng, dự thảo Văn kiện đánh giá chất lượng đào tạo có tiến bộ là chưa hoàn toàn chính xác. Chất lượng đào tạo có tiến bộ nhất định, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề.
“Thế hệ chúng tôi đi học, học sinh giỏi trong 1 lớp chỉ có 2-3 người và thực sự là những người xuất sắc, nhưng bây giờ 90% số học sinh trong một lớp là học sinh giỏi, còn học sinh khá bây giờ thì giống như cá biệt ngày xưa. Sao lại có cách đánh giá như vậy? Tôi cho đánh giáo giáo dục như vậy là không thực chất. Đề nghị xem lại đánh giá trong lại chất lượng trong giáo dục đào tạo. GD&ĐT có tiến bộ sao vẫn có đến 43 trường không tuyển được đủ sinh viên, có những trường thiếu đến hơn 4.000 sinh viên?”- PGS.TSKH Trịnh Thị Kim Ngọc nói.
NSND Chu Thúy Quỳnh, Chủ tịch Hội nghệ sĩ múa Việt Nam cũng trăn trở về vấn đề giáo dục đạo đức trong nhà trường đang khá bức xúc hiện nay. “Học sinh ở đâu cũng thấy nói tục, chửi bậy. Không hiểu giáo dục đạo đức cho học sinh bây giờ như thế nào?”.
Làm thế nào giảm tình trạng chạy trường, chạy lớp?
TS Nguyễn Thị Xuân Thảo, chi hộ nữ trí thức trường Đại học Thương mại cho rằng, để đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 29, cần có các giải pháp thiết thực mới thực hiện có hiệu quả. Đối với đào tạo ở bậc phổ thông, cần nghiên cứu và áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực để giúp cho học sinh không chỉ nắm bắt được các kiến thức khoa học cần thiết mà con giúp học sinh thể hiện được các khả năng tiềm ẩn, rèn luyện tính năng động, sáng tạo và kỹ năng sống.
“Cần thành lập các tiểu ban hoặc hội đồng nghiên cứu một cách toàn diện các chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trên thế giới và triển khai ứng dụng vào Việt Nam một cách phù hợp với điều kiện thực tế nước ta, không ứng dụng một cách máy móc, bê nguyên si và phê phán một cách tùy tiện chương trình, nội dung giáo dục ở Việt Nam hiện nay”- TS Xuân Thảo đề nghị.
Cũng với đó, việc đầu tư cho giáo dục cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh cào bằng và dàn trải. Cần có sự nghiên cứu để đầu tư đúng và dứt điểm đối với từng vấn đề, từng khu vực, từng loại trường.
“Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đối với giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các vùng này. Tuy nhiên, các chính sách này khi triển khai còn nhiều vướng mắc, hạn chế thậm chí còn có những sai phạm. Vì vậy cần bổ sung, sửa đổi để các chính sách này đi vào cuộc sống”.
TS Xuân Thảo đề xuất, đối với tuyển sinh đầu cấp các cấp học phổ thông cần có phương thức ổn định vừa đảm bảo được chỉ tiêu tuyển sinh cho phép vừa tránh được sự rối loạn, tiêu cực của mỗi kỳ tuyển sinh. Các địa phương, các tỉnh cần có sự cơ cấu, phân bổ hợp lý đội ngũ giáo viên để tránh trường hợp trường thì có nhiều giáo viên giỏi, có kinh nghiệm còn có trường thì nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm, trình độ hạn chế. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng chạy trường, chạy lớp, giảm bớt áp lực cho các trường”.
Theo Minh Hòa/VOV
Băn khoăn quy định lớp trưởng tiểu học là chủ tịch hội đồng!
Hiệu trưởng, giáo viên và bạn đọc bày tỏ băn khoăn về nhiều nội dung trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học, trong đó có quy định lớp trưởng được gọi là chủ tịch hội đồng tự quản.
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo điều lệ trường tiểu học với một số nội dung mới theo định hướng của thông tư 30 (về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học) và mô hình trường học mới (VNEN). Tuy nhiên, dư luận cho rằng, vẫn còn nhiều điểm của dự thảo này chưa phù hợp với thực tế.
Mỗi lớp là một "hội đồng"
Điều 17 của dự thảo quy định mỗi lớp học không quá 35 học sinh (HS). Lớp học có lớp trưởng, lớp phó hoặc chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản do tập thể HS bầu hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định luân phiên. Mỗi lớp học chia thành các tổ, ban hoặc nhóm HS, trong đó có tổ trưởng, tổ phó hoặc trưởng ban, phó ban, nhóm trưởng, thư ký.
Một tiết dạy của giáo viên Trường tiểu học Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP HCM. Tại TP HCM, rất nhiều giáo viên tiểu học hiện đã đạt trình độ đại học. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Cô Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4, TP HCM), cho rằng: "Việc đưa những yếu tố của hội đồng tự quản vào lớp học nhằm xây dựng sự tự chủ, chủ động và dân chủ ở HS ngay từ lứa tuổi nhỏ. Các em được tham gia bầu chọn và đảm nhiệm các vai trò trong lớp học để tăng sự tự tin và trách nhiệm công việc.
Con số 35 HS/lớp dù chưa thật sự phù hợp thực tế, nhưng điều này sẽ đòi hỏi ngành giáo dục tăng cường cơ sở vật chất trường lớp để đáp ứng được yêu cầu. Bởi ở nước ngoài, số lượng HS không quá 30 em/lớp, nhờ vậy chất lượng giáo dục tốt hơn chúng ta nhiều".
Trong khi đó, một số hiệu trưởng lại băn khoăn về việc điều lệ trường tiểu học bao lâu nay đưa ra con số chuẩn là 35 HS/lớp, nhưng thực tế tại các thành phố lớn cho thấy trường đạt chuẩn thì vất vả giữ con số này, trường chưa chuẩn thì phải "gánh" sĩ số HS lên tới 50 em/lớp.
Bên cạnh đó, mô hình trường học mới VNEN khi đưa vào thực tế vẫn còn vấp phải nhiều tranh cãi xung quanh việc có nên trao "quyền hành" cho HS ở độ tuổi các em còn non nớt. Vì vậy vẫn còn không ít băn khoăn về điểm này của dự thảo.
Dự thảo cũng quy định cụ thể số sổ sách mà giáo viên yêu cầu phải có là sổ giáo án, sổ chuyên môn (bao gồm nội dung theo dõi chất lượng HS, dự giờ, ghi chép sinh hoạt chuyên môn) và sổ chủ nhiệm.
Cô N.T.H., giáo viên tại quận Gò Vấp, TP HCM, cho biết: "Dự thảo lần này đã rút gọn phần sổ sách giáo viên, sau một thời gian giáo viên phải ôm đồm sổ sách quá nhiều. Chúng tôi cũng mong mỏi công việc giáo viên liên quan đến sổ sách được giảm nhẹ".
Trong khi đó, một hiệu trưởng trường tiểu học lại cho rằng: "Về hình thức, mới nhìn vào tưởng như giáo viên được giảm tải về sổ sách. Thật ra, so với cái cũ thì chỉ giảm được một cuốn là sổ kế hoạch lên lớp. Cái giáo viên cần là giảm những nội dung phải ghi trong cuốn sổ theo dõi chất lượng học sinh (quá nhiều và quá tải về nội dung giáo viên phải ghi)".
Hay giư sư hôn nhiên cho hoc sinh tiêu hoc. Ảnh: Tuổi Trẻ.
"Cái cần sửa vẫn chưa sửa!"
Đó là một trong nhiều ý kiến cho rằng dự thảo vẫn còn nhiều điểm quá cũ so với thực tế giáo dục hiện nay. Một hiệu phó trường tiểu học (xin giấu tên) cho rằng: "Sau rất nhiều lần các hiệu trưởng, hiệu phó kiến nghị sửa đổi quy định hiệu trưởng phải tham gia dạy học 2 tiết/tuần, hiệu phó 4 tiết/tuần, dự thảo lần này vẫn chưa sửa đổi điều lệ.
Ban giám hiệu các trường kêu than rất nhiều về quy định tréo ngoe này, bởi họ phải tập trung công tác quản lý, nếu có dạy cũng là dạy kiểu bắt buộc cho có, làm sao sâu sát được HS. Những tiết này giáo viên chủ nhiệm phải nghỉ để hiệu trưởng dạy cũng là điều khá vô lý".
Cô Vũ Thị Mỹ Hạnh, nguyên Hiệu trưởng trường Tiểu học Lương Định Của, quận 3, TP HCM, thẳng thắn chia sẻ: "Trên thực tế, hiệu trưởng không có thời gian để dạy. Chưa kể đặc thù bậc tiểu học mỗi giáo viên chủ nhiệm một lớp là dạy các môn ở lớp đó rồi, làm sao hiệu trưởng xen vào để dạy mỗi tuần 2 tiết? Do đó, nhiều trường phải đối phó bằng cách báo cáo cho có mà thôi".
Theo hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1, TP HCM, đến thời điểm này mà điều lệ trường tiểu học còn quy định "Chuẩn trình độ đào tạo tối thiểu của giáo viên tiểu học là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm" thì quá lạc hậu. Hệ đào tạo trung cấp chỉ có hai năm - không đủ thời gian cho giáo sinh tiếp nhận kiến thức cần có cũng như thời gian thực hành.
Thực tế cho thấy, những giáo viên trình độ trung cấp có nhiều hạn chế hơn trong việc tiếp cận, thực hiện phương pháp dạy học tích cực, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, tìm tòi tư liệu giảng dạy...
Với bối cảnh hội nhập như hiện nay, với sự nhanh nhạy ngày càng tăng của HS, giáo viên tiểu học cần phải đạt trình độ đại học mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội, hoặc tối thiểu cũng phải đạt trình độ từ cao đẳng trở lên. "Tức là người thầy giáo phải biết 10 nhưng dạy 1, chứ không phải chỉ biết 1 và dạy hết 1".
Tương tự, cô Vũ Thị Mỹ Hạnh cho rằng: "Riêng ở TP HCM, từ lâu, các trường sư phạm công lập đã không đào tạo hệ trung cấp sư phạm tiểu học. Học sinh lớp 12 muốn trở thành giáo viên tiểu học đa số đều chọn học hệ đại học. Ngay cả những giáo viên đang đứng lớp cũng đã học thêm để lấy bằng đại học. Chỉ còn một số ít có trình độ cao đẳng, vì họ đã lớn tuổi hoặc vì hoàn cảnh gia đình chưa thể đi học mà thôi.
Thời kỳ hội nhập với khu vực và thế giới, tôi cho rằng, chuẩn giáo viên tiểu học nhất thiết phải đạt trình độ đại học. Trình độ trung cấp chỉ nên áp dụng cho một số nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mà thôi".
Ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT): Bổ sung những điểm mới xuất phát từ thực tiễn giáo dục
Mô hình trường học mới được Bộ GD&ĐT thực hiện thí điểm ba năm qua, từ chỗ triển khai tại 1.500 trường tiểu học ở nhiều vùng miền, hiện tại đã nhân rộng trên khắp cả nước.
Ưu điểm lớn nhất của mô hình dạy học này là tập cho HS tự quản, tự học, biết làm việc nhóm, vận dụng sức mạnh tập thể trong các hoạt động, học tập, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình...
Qua đó, hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho HS. Phản hồi từ các trường thực hiện thí điểm, từ phụ huynh và HS cho thấy cách thức giáo dục này có nhiều ưu điểm, và không chỉ triển khai ở những nơi thuận lợi mà có thể thực hiện thành công ở các vùng khó khăn.
Từ thực tiễn đó, Bộ GD&ĐT đã đưa vào điều lệ trường tiểu học sắp ban hành những điểm mới ưu việt của mô hình dạy học trên.
Tương tự, việc thực hiện thông tư 30 đổi mới đánh giá HS tiểu học cũng cho thấy những kết quả khả quan. Với điều lệ đã ban hành, có nhiều điểm quy định không còn phù hợp hoặc cần điều chỉnh bổ sung liên quan tới đánh giá HS, đến việc khen thưởng hoặc phê bình HS.
Dự thảo mới sẽ khắc phục các bất cập này, theo hướng đánh giá HS trong cả quá trình, coi trọng việc khuyến khích, giúp đỡ HS tiến bộ, không tạo áp lực căng thẳng.
Trong quá trình thực hiện thông tư 30, một trong những bất cập là quy định về sổ sách của giáo viên còn nặng nề khiến giáo viên bị quá tải.
Việc bổ sung vào điều lệ các quy định mới về công việc của giáo viên, trong đó có quy định về sổ sách, sẽ cởi trói cho giáo viên trường tiểu học khỏi những bất cập đã phát sinh vừa qua.
Theo Hoàng Hương - Lưu Trang - Vĩnh Hà/Tuổi Trẻ
Hệ lụy từ Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thông tư 30 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đánh dấu bước ngoặc đổi mới trong giáo dục, nhưng vẫn còn những vấn đề bất cập. Sự ra đời Thông tư 30, kỳ thi quốc gia, biên soạn sách giáo khoa là những bước đột phá trong cải cách giáo dục, vậy TT30 có thực sự là bước cải cách ? Những...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Liên hợp quốc công bố kế hoạch tài trợ cho lực lượng đa quốc gia tại Haiti
Thế giới
13:08:35 23/02/2025
Nóng: Hoa hậu Thùy Tiên thừa nhận từng bị quấy rối trong thang máy
Sao việt
12:57:10 23/02/2025
Sau Kim Sae Ron, sao nam hạng A gây sốc khi công bố chuyện từng muốn tự tử ngay trên sóng livestream
Sao châu á
12:54:03 23/02/2025
Sinh viên năm thứ 4 hối hận vì ăn chơi nợ nần dẫn đến đi cướp
Pháp luật
12:49:49 23/02/2025
Valverde quá toàn diện
Sao thể thao
12:05:18 23/02/2025
Không nhận ra con gái út của Quyền Linh trong diện mạo cực sexy này
Netizen
11:39:45 23/02/2025
Ngày càng có nhiều người theo đuổi "làm việc nhà kiểu lười": Chỉ khi trải nghiệm bạn mới biết nó thú vị thế nào!
Sáng tạo
11:37:07 23/02/2025
Người đàn ông bỏ việc đi khắp nơi chụp ảnh chó
Lạ vui
11:06:14 23/02/2025
Bức ảnh vạch trần bộ mặt giả dối của "em gái" Jang Wonyoung
Nhạc quốc tế
11:04:17 23/02/2025
Lịch âm 23/2 - Xem lịch âm ngày 23/2
Trắc nghiệm
11:02:39 23/02/2025