Giao diện của các website, diễn đàn ‘vang bóng một thời’ tại Việt Nam
Cỗ máy thời gian không tồn tại trong thực tế, nhưng người dùng hoàn toàn có thể quay ngược thời gian trên môi trường Internet để tìm về những website, diễn đàn một thời đình đám ở Việt Nam.
Echip.com.vn là trang chủ của Tạp chí chuyên về Công nghệ thông tin Echip ra đời khoảng năm 2003. Thời hoàng kim, tạp chí có ba ấn phẩm là eChip Tin học trong tầm tay, eChip Đọc xong vọc liền và eChip Mobile. Ngày 27/04/2016, ấn bản eChip Mobile xuất bản số cuối cùng để chuyển sang hình thức trực tuyến. Ngày nay, Echip.com.vn vẫn duy trì mô hình hoạt động online để phục vụ độc giả năm xưa.
Dienanh.net là diễn đàn chuyên về phim ảnh đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam. Ra đời khoảng năm 2003, DAN (tên viết tắt của diễn đàn này) chính là nơi tập trung thảo luận vô cùng sôi nổi các bộ phim tình cảm Đài Loan, Hàn Quốc thời bấy giờ như Vườn sao băng, Bản tình ca mùa đông, Trái tim mùa thu cho đến các phim Việt như Kính vạn hoa. Khoảng năm 2015 – 2016, diễn đàn này chính thức sập và đến nay hoạt động như một trang thông tin tổng hợp tin tức giải trí.
Ddth.com tiền thân là diendantinhoc.com, nơi quy tụ đông đảo những người yêu mến tin học trên khắp cả nước từ khoảng năm 2001. Đến năm 2005, tên miền này bị tin tặc tấn công chiếm quyền kiểm soát và rao bán với giá 9.000 Euro. Kể từ đó đến nay, tên miền ddth.com đã được sử dụng thay thế nơi các thành viên có thể tiếp tục thảo luận chia sẻ kiến thức về CNTT.
GameVN.com là diễn đàn chuyên về game lớn nhất Việt Nam. Ra đời khoảng năm 2002, trải qua nhiều thăng trầm biến cố, GameVN đến giờ vẫn duy trì hoạt động với số lượng thành viên gắn bó khoảng vài trăm người.
Video đang HOT
Gamethu.net là một diễn đàn kiêm chuyên trang về game ra đời năm 2005. Đây cũng là nơi tập trung đông đảo các game thủ Việt từ khắp thế giới chỉ sau diễn đàn GameVN. Ngày 01/10/2016, website này đã chính thức đóng cửa để lại nỗi buồn day dứt cho thế hệ game thủ 8x, 9x đời đầu.
Luongsonbac.com là một trong số những diễn đàn về kiếm hiệp đầu tiên ở nước ta. Ra đời khoảng năm 2002, luongsonbac.com đã trở thành điểm đến quen thuộc của những anh hùng hảo hán, cao thủ đam mê truyện chưởng. Dù không giữ được tên miền cũ, điều rất thú vị là diễn đàn này hiện nay vẫn còn giữ được cơ sở dữ liệu gần như nguyên vẹn so với thời điểm mới đầu thành lập.
Nổi lên vào giai đoạn trước còn có các website nghe nhạc miễn phí không bản quyền, mà một trong số đó chính là Nghenhac.info ra đời năm 2003. Với tên miền dễ nhớ, giao diện gọn nhẹ, tải nhạc nhanh, dễ sử dụng, trang web khi đó đã thu hút được đông đảo khách truy cập so với nhiều website nghe nhạc khác. Thời kỳ trăm hoa đua nở đó tuy nhiên cũng sớm chấm dứt khi Việt Nam gia nhập Công ước Berne về sở hữu trí tuệ và các website nghe nhạc ‘lậu’ dần bị xóa sổ trong đó Nghenhac.info cũng không phải ngoại lệ.
PC World Việt Nam là tờ tạp chí nổi tiếng về CNTT ra đời từ năm 1992, một ấn bản tiếng Việt của tờ tạp chí quốc tế cùng tên. Đến năm 2003, ấn bản điện tử của tạp chí này đã ra mắt tại địa chỉ pcworld.com.vn. Sự đi xuống của báo giấy trên toàn cầu đã khiến PC Magazine dừng xuất bản vào năm 2009, đến năm 2013 đến lượt ấn bản PC World Việt Nam đình bản. Phiên bản điện tử pcworld.com.vn vẫn duy trì hoạt động cho đến khi đóng cửa hoàn toàn vào khoảng đầu năm 2020 vừa qua.
TTVNOL.com (Trái tim Việt Nam Online hay Trí tuệ Việt Nam) là diễn đàn lâu đời với đông đảo thành viên nhất nhì Việt Nam. Đây là diễn đàn được khai sinh bởi cựu Tổng giám đốc FPT ông Trương Đình Anh (khi đó là giám đốc FOX) và được xây dựng bởi Chủ tịch VCCorp ông Vương Vũ Thắng (khi đó còn đang là một cậu sinh viên). Ở thời kỳ hoạt động mạnh mẽ nhất, diễn đàn này thảo luận về mọi vấn đề của cuộc sống, tập hợp đủ mọi thành viên ở trong và ngoài nước. Nhưng sau nhiều sự cố dẫn tới đóng rồi lại mở và mất dữ liệu, TTVNOL.com dần vắng bóng thành viên và đến nay chỉ còn lại vài trăm thành viên kỳ cựu truy cập thường xuyên.
Cùng thời với luongsonbac.com còn có website vietkiem.com, nơi lưu trữ đủ bộ kiếm hiệp của các tác gia lớn được yêu mến nhất thời bấy giờ như Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Ưu Đàm Hoa… Sau nhiều lần nâng cấp website cùng sự đi xuống của phong trào đọc kiếm hiệp, vietkiem.com đã phải dừng hoạt động từ khoảng năm 2011.
Ra đời sau nhưng VN-Zoom.com đã trở thành diễn đàn công nghệ thu hút đông đảo thành viên chia sẻ những kiến thức về phần cứng và phần mềm máy tính. Ở thời đại bùng nổ mạng xã hội, VN-Zoom.com vẫn duy trì hoạt động và chỉ chịu đóng cửa vào năm 2018 do tranh chấp giữa ban quản trị với chủ sở hữu tên miền. Kết quả, diễn đàn này phải chuyển sang tên miền mới khiến những người hoài niệm không còn chốn để tìm về những ký ức năm xưa.
VozForums.com là diễn đàn công nghệ nổi tiếng đầu tiên tập trung vào ép xung máy tính. Tên gọi Voz là viết tắt của Vietnam Overclock Zone và chỉ được sử dụng từ năm 2004. Cũng từ đây, Voz trở thành nơi thảo luận đa dạng mọi chủ đề và sau này trở nên nổi tiếng với những series truyện dài kỳ gắn mác Voz cùng câu nói nổi tiếng mà các thành viên này hay sử dụng “from Voz with love”. Hiện tại Voz vẫn là diễn đàn tập trung đông đảo thành viên nhất nhì Việt Nam.
Ở thời đại của game, kiếm hiệp và nghe nhạc, các otaku cũng sớm tìm được chốn dung thân tại vnsharing.net. Đây là diễn đàn lớn nhất về anime và manga ở Việt Nam nhưng chỉ hoạt động ổn định trong khoảng vài năm trước khi những tranh chấp nổ ra giữa các thành viên ban quản trị. Kết quả những cố gắng để duy trì trang web đã phải dừng lại vào năm 2014.
Nếu nhắc đến các website nghe nhạc, sẽ thật thiếu sót nếu không kể đến yeuamnhac.com, diễn đàn về âm nhạc lâu đời nhất Việt Nam và được biết đến cái tên thân quen YAN. Ở thời đỉnh cao, diễn đàn này còn nhận được đầu tư từ quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures và chính là tiền thân của kênh truyền hình YAN TV vang bóng một thời. Ngày nay, cả diễn đàn lẫn kênh YAN TV đều đã dừng hoạt động.
Thách thức và cơ hội cho ngành an toàn thông tin Việt Nam
Sáng 27/01, tại khách sạn Hilton, Cục An toàn thông tin đã phối hợp với Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam tổ chức hội thảo Cyber Security: Những thách thức và con đường phía trước nhằm tổng kết 2020 và đưa ra những nhận định, cơ hội cho năm 2021.
Tới dự chương trình và phát biểu khai mạc hội thảo có sự góp mặt của ông Nguyễn Thành Phúc - Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ Thông tin & Truyền thông, ông Trần Nguyên Chung - Trưởng phòng An toàn hệ thống thông tin - Cục ATTT, ông Trương Đức Lượng - TGĐ Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC), và đại diện đến từ các đơn vị đồng hành tổ chức của công ty bảo mật CheckPoint Việt Nam, tổ chức xã hội CyberKid, đơn vị bảo trợ truyền thông BeatVN.
Phát biểu khai mạc, Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục ATTT đưa ra nhiều con số về hệ sinh thái IOT. Hiện nay, cứ mỗi giây, có 127 thiết bị IoT đang được kết nối với internet. Dự báo, đến năm 2025, trung bình một người sẽ có khoảng 9 thiết bị iOT được kết nối với internet. Sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị IoT cùng với nguồn dữ liệu khổng lồ được sản sinh sẽ đặt ra những yêu cầu mới trong tiếp cận và triển khai các biện pháp ATTT cho các tổ chức.
Cũng tại Hội thảo, các đơn vị lần lượt trình bày về các vấn đề ATTT nổi bật trong năm 2020. Đơn vị tổ chức Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam đã có bài trình bày tổng quan ngành đánh quá ATTT qua những sự kiện ATTT nổi bật năm 2020 và các lỗ hổng bảo mật phổ biến tồn tại trọng hệ thống CNTT tại Việt Nam. Checkpoint cũng chia sẻ về vấn đề ATTT trong chuyển đổi số, về những cơ hội và thách thức của Việt nam trong thời kỳ này.
Khối chuyên gia bảo mật VSEC cho biết, trên thế giới, mỗi phút có 720 người là nạn nhân của tội phạm mạng, tương đương 1.000.000 nạn nhân tội phạm mạng 1 ngày. Dự báo thiệt hại do mất an toàn thông tin mạng tăng trung bình 15%/năm bao gồm: phá hủy dữ liệu, đánh cắp tiền, gian lận, gián đoạn kinh doanh, tổn phí điều tra...Tại Việt Nam trong 2 năm gần đây, mỗi năm có trên 5000 cuộc tấn công mạng xảy ra và trên 7.000.000 địa chỉ IP bị nhiễm mã độc. Các chỉ số này có thể tăng gấp đôi nếu chúng ta không có các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin phù hợp.
Theo các chuyên gia, nguy cơ mất ATTT càng nhức nhối, đáng lo ngại hơn đối với nhóm yếu thế, đặc biệt là trẻ em. Trong chia sẻ tại hội thảo, CyberKid - Tổ chức xã hội bảo vệ an toàn của trẻ em Việt Nam trước các mối đe dọa an ninh mạng khi tương tác trên Internet cho biết có đến 10,000 trẻ em là nạn nhân của tội phạm mạng được báo cáo từ 53 nước thành viên, 720,000 bức ảnh trẻ em bị lạm dụng tình dục bị đăng tải lên internet mỗi ngày, 706,435 trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục trên mạng được báo cáo...
Cũng trong khuôn khổ chương trình, phần tọa đàm về Xu hướng ATTT 2021 tại Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đơn vị, doanh nghiệp và sự chia sẻ của các chuyên gia ngành bảo mật cùng các đại diện của Cục ATTT. Đại diện cục ATTT cho biết: "An toàn thông tin là điều kiện cơ bản, sống còn để chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số quốc gia tạo điều kiện cho ngành ATTT phát triển bứt phá. Năm 2021, Việt Nam định hướng tự chủ công nghệ, giải pháp, dịch vụ ATTT mạng sẽ là giải pháp căn cơ để đảm bảo ATTT, đẩy mạnh phát triển sản xuất sản phẩm an toàn thông tin mạng đáp ứng nhu cầu trong nước, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Năm 2020 VN đã làm chủ được 90% các dòng sản phẩm, năm 2021 phấn đấu 100% dòng sản phẩm ATTT trong hệ sinh thái sản phẩm ATTT sẽ do Việt Nam sản xuất".
Chia sẻ tại tọa đàm, Ông Trương Đức Lượng cho biết: "những dữ liệu có giá trị về mặt thông tin và tài chính luôn là con mồi béo bở của tin tặc. Tiêu biểu về giá trị tài chính là khối tài chính - ngân hàng và các công ty thuộc khối Fintech. Khối tài chính - ngân hàng thì vấn đề ATTT tuy đã nhận được sự quan tâm đúng mức nhưng tần suất tấn công vẫn liên tục gia tăng do giá trị nó mang lại. Hơn thế nữa, khối Fintech lại đang đối mặt với nhiều rủi ro, vì Fintech có thiên hướng nhiều về phát triển nhanh nên việc để ý cho phần hạ tầng, vận hành ATTT dễ bị bỏ ngỏ. Lý do thứ hai là Fintech có số lượng thông tin khách hàng lớn. Thông thường lên đến hàng triệu, do đó nếu có sự cố thì giá trị mất đi thật sự khổng lồ."
Về các giá trị thông tin thì khối nhà nước sẽ là mục tiêu chủ yếu của tin tặc. Khối nhà nước hiện chuyển dần sang chính phủ điện tử, chính quyền số. Khi thông tin được số hóa thì đó sẽ là mục tiêu kẻ tấn công tập trung vào khai thác.
Bên cạnh đó, các chuyên gia ATTT dự đoán năm 2021 các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến vẫn rất phức tạp, gia tăng về số lượng và phương thức. Đặc biệt, khi xu hướng làm việc trực tuyến phát triển cũng làm tăng khả năng người dùng có thể bị tiếp cận những mối đe dọa trên không gian mạng, với những cách thức tấn công phổ biến như Ransomeware, Phishing, Ddos...
Ngành CNTT được dự báo có nhu cầu tuyển dụng lớn trong năm nay Cùng với nhận định các ngân hàng sẽ đẩy mạnh tuyển ứng viên trong mảng công nghệ và dữ liệu thời gian tới, chuyên gia Navigos dự báo tại Việt Nam ngành CNTT có nhu cầu tuyển dụng lớn trong năm 2021. Theo Navigos, dù dịch Covid-19 khiến ngành CNTT trì hoãn tuyển dụng nhân sự, tuy nhiên vẫn có công ty trong...