Giao dịch chứng khoán sáng 27/11: VN-Index giữ vững mốc 1.000 điểm, đột biến HDB
Thị trường vẫn diễn biến lình xình trong bối cảnh phân hóa khá mạnh. Trong đó đáng chú ý là cổ phiếu HDB đã bất ngờ giao dịch đột biến và tăng vọt về giá, hỗ trợ tốt giúp VN-Index trụ trên 1.000 điểm.
Bất chấp nhà đầu tư nước ngoài trở lại trạng thái bán ròng hàng trăm tỷ đồng cùng diễn biến rung lắc với tần suất liên tục sau thời gian tăng khá nóng từ đầu tháng 11, nhưng thị trường đã không ngừng bước và xác lập phiên tăng điểm thứ 8 liên tiếp. Đặc biệt, chỉ số VN-Index đã chinh phục thành công mốc kháng cự tâm lý huyền thoại 1.000 điểm.
Như vậy, trong tháng 11 này, chỉ số VN-Index chỉ để mất điểm trong 3 phiên, trong khi có tới 17 phiên tăng điểm. Tính chung trong cả tháng, chỉ số này đã tăng 80,5 điểm, tương ứng tăng xấp xỉ 8,7%. Nhân tố chính giúp thị trường thăng hoa là sự trở lại của dòng tiền mạnh đã “ưu ái” với các cổ phiếu bluechip.
Vì vậy, dù diễn biến thị trường khá phân hóa với độ rộng gần như cân bằng giữa mã tăng và mã giảm, nhưng VN-Index vẫn vượt ngưỡng cản tâm lý mạnh 1.000 điểm.
Với những diễn biến trên, BVSC cho rằng, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục có diễn biến giằng co, rung lắc mạnh quanh ngưỡng cản tâm lý 1.000 điểm trong phiên cuối tuần. Diễn biến thị trường sẽ có sự giằng co và phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu.
Đặc biệt, dòng tiền sẽ bắt đầu có sự luân phiên dịch chuyển qua các nhóm cổ phiếu chưa tăng nhiều để tìm kiếm lợi nhuận khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn neo ở các vùng giá cao.
Không nằm ngoài dự báo trên, thị trường bước vào phiên giao dịch cuối tuần ngày 27/11 khá thận trọng. Trạng thái phân hóa mạnh khiến VN-Index chỉ duy trì đà tăng nhẹ.
Trong nhóm VN30 hầu hết đều biến động giằng co nhẹ với mức tăng giảm chủ yếu chỉ trên dưới 0,5%. Đáng kể có HPG sau 2 phiên giảm sâu đã hồi phục tích cực và sau khoảng hơn 1 giờ giao dịch, đang giữ mức tăng 2,8% lên 36.100 đồng/CP.
Bên cạnh đó, hôm nay HDB thực hiện điều chỉnh giá tham chiếu cho chốt danh sách cổ đông trả cổ tức đợt 2/2019 với tỷ lệ hơn 26,92% bằng cổ phiếu. Hiện HDB đang tăng 2,3%, tạm đứng tại mức 20.550 đồng/CP (giá đã điều chỉnh).
Không chỉ dừng lại ở HPG, hầu hết các cổ phiếu nhóm thép cũng đua nhau khởi sắc cùng thanh khoản tích cực như POM tăng trần, NKG tăng 4,1% lên 12.600 đồng/CP và khớp hơn 3,2 triệu đơn vị, , HSG tăng 1,1% lên 18.700 đồng/CP và khớp hơn 3 triệu đơn vị, VIS tăng 2,7% lên 19.000 đồng/CP, TLH tăng 1,3% lên 6.200 đồng/CP…
Một trong những điểm sáng khác của thị trường là POW. Cổ phiếu này bất ngờ tăng vọt cả về giá và thanh khoản. Hiện POW tăng 3,7%, tạm đứng tại mức giá 10.250 đồng/CP và dẫn đầu thanh khoản thị trường với hơn 10,6 triệu đơn vị được khớp lệnh.
Tuy nhiên, sau hơn 1 giờ giao dịch, thị trường có dấu hiệu đuối sức khi sắc đỏ đang dần mở rộng hơn trên bảng điện tử. Chỉ số VN-Index trở nên rung lắc nhẹ quanh mốc tham chiếu.
Diễn biến thị trường không có nhiều biến chuyển khi trạng thái phân hóa mạnh vẫn tiếp diễn, chỉ số VN-Index lình xình và may mắn giữ được sắc xanh khi tạm dừng phiên sáng.
Video đang HOT
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 206 mã tăng và 186 mã giảm, VN-Index tăng nhẹ 0,68 điểm ( 0,07%), lên 1.006,65 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 247,7 triệu đơn vị, giá trị 5.240,41 tỷ đồng, giảm 11,28% về khối lượng và 9,6% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 31,76 triệu đơn vị, giá trị 833,62 tỷ đồng.
Nhóm VN30 phân hóa với 13 mã tăng và 14 mã giảm. Trong đó, nhiều mã lớn như VHM, VIC, VCB, VNM, SAB, GAS, BID đều để mất điểm nhưng với biên độ khá hẹp đều chưa tới 1%.
Trái lại, một số mã có được mức tăng hơn 1% như MWG, PNJ, REE, SSI, đáng kể có POW tăng 4,3% lên 10.300 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh vẫn duy trì vị trí dẫn đầu, đạt 14,72 triệu đơn vị; HPG tăng 2,8% lên 36.100 đồng/CP và khớp 9,37 triệu đơn vị.
Đặc biệt, HDB tăng 4,8% so với giá tham chiếu đã điều chỉnh (20.080 đồng/CP), tạm đứng tại mức 21.050 đồng/CP, giúp VN-Index trụ trên 1.000 điểm bất chấp áp lực chốt lời. Ngoài ra, thị trường còn chứng kiến giao dịch HDB tăng đột biến về khối lượng với hơn 7,5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.
Ở nhóm cổ phiếu đáng chú ý, CVT tiếp tục giữ nhiệt khi xác lập phiên tăng trần thứ 9 liên tiếp. Chỉ tính trong 10 phiên gần đây, cổ phiếu CVT đã tăng tới gần 88%, tạm chốt phiên sáng nay tại mức giá 51.500 đồng/CP. Bên cạnh đó, CVT vẫn giữ trạng thái dư mua trần khá lớn với hơn 1,7 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu thép vẫn tăng tốt với POM tăng trần, ngoài HPG còn có NKG tăng 2,5% lên 12.400 đồng/CP, VGS tăng 6,1% lên sát trần 10.500 đồng/CP, các mã TLH và HSG còn tăng nhẹ.
Trên sàn HNX, dù mở cửa thuận lợi nhưng áp lực nhanh chóng gia tăng đã đẩy HNX-Index về dưới vùng giá tham chiếu
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 54 mã tăng và 49 mã giảm, HNX-Index giảm 0,4 điểm (-0,09%), xuống 148,26 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 32,76 triệu đơn vị, giá trị 475,39 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,83 triệu đơn vị, giá trị 46,42 tỷ đồng.
Nhóm HNX30 chỉ còn một số mã xanh nhạt như BVS, CAP, NTP, NRC, DDG, MBS, SHS, VCS với mức tăng dưới 1%, chỉ có DP3 nhỉnh hơn 1%.
Trong khi đó, nhiều mã lớn như ACB, SHB, PVS, VCG đang giao dịch dưới mốc tham chiếu.
Đáng chú ý, trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HNX, cổ phiếu IDC giao dịch khá khởi sắc sau thông báo Bộ Xây dựng đăng ký thoái vốn qua đấu giá, đã đóng vai trò tích cực giúp thị trường không giảm quá sâu. Tạm chốt phiên sáng, IDC tăng 8,2% lên mức 29.100 đồng/CP, thậm chí có thời điểm được kéo lên kịch trần.
Về thanh khoản, cổ phiếu nhỏ ART dẫn đầu với khối lượng khớp lệnh xấp xỉ 5,5 triệu đơn vị và chốt phiên đứng tại mức giá trầm 2.600 đồng/CP. Tiếp theo đó là ACB khớp 3,22 triệu đơn vị và PVS khớp 2,56 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, thị trường diễn biến càng tích cực hơn về cuối phiên.
Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 0,24 điểm ( 0,37%), lên 66,74 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 17,72 triệu đơn vị, giá trị 184,28 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,7 triệu đơn vị, giá trị 15,2 tỷ đồng.
Các cổ phiếu lớn giao dịch khởi sắc, hỗ trợ giúp thị trường hồi phục thành công gồm có BSR, VGI, MSR, ACV, VEA, MCH…
Trong đó, BSR tăng % lên 7.400 đồng/CP và là mã giao dịch sôi động nhất thị trường UPCoM với 2,96 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công.
Giao dịch chứng khoán chiều 4/11: Xuất hiện sóng mới
Tưởng chừng thị trường sẽ có phiên giao dịch bùng nổ, nhưng đà hưng phấn của nhà đầu tư đầu phiên chiều không thể duy trì đến khi thị trường đóng cửa. Tuy nhiên, thị trường cũng xuất hiện những con sóng đơn lẻ mới.
Trong phiên sáng, sau nửa phiên đầu giằng co nhẹ trong biên độ hẹp với sự thận trọng của nhà đầu tư đang theo dõi diễn biến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, dòng tiền đã bất ngờ chảy mạnh trở lại, kéo VN-Index bật thẳng lên chinh phục mốc 940 điểm.
Thị trường ghi nhận sự chuyển hướng của dòng tiền khi nhóm bất động sản và vật liệu xây dựng thay thế nhóm ngân hàng trở thành địa chỉ mới của dòng tiền.
Bước vào phiên giao dịch chiều, nhà đầu tư bất ngờ hưng phấn đẩy VN-Index bật tăng mạnh, hướng tới ngưỡng 945 điểm.
Tưởng chừng thị trường sẽ có phiên giao dịch bùng nổ trong ngày bầu cử Tổng thống Mỹ thì bất ngờ sự hưng phấn của nhà đầu bất ngờ hạ nhiệt khiến thị trường quay lại mức điểm của phiên sáng.
Chốt phiên, VN-Index tăng 4,35 điểm ( 0,47%), lên 939,76 điểm với 297 mã tăng và 119 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 350,9 triệu đơn vị, giá trị 7.042 tỷ đồng, tăng 10% về khối lượng và 11,7% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 23 triệu đơn vị, giá trị 908 tỷ đồng.
Trong các mã lớn, có thêm một số mã hồi phục hoặc nới rộng nhẹ đà tăng, còn lại VIC, HPG, MWG, EIB giảm nhẹ.
Trong đó, HDB vẫn là mã tăng tốt nhất với 3,49% lên 25.200 đồng, khớp hơn 5 triệu đơn vị. GAS nới rộng đà tăng lên 71.900 đồng ( 2,42%), khớp hơn nửa triệu đơn vị.
Các mã tăng hơn 1% có CTG, PLX, VPB, VRE, MBB, BVH, HVN, POW, TPB. Các mã còn lại tăng dưới 1%.
Đáng chú ý, dù xuất phát chậm trong phiên sáng, nhưng nhóm ngân hàng đã lấy lại vị thế là tâm điểm của dòng tiền trong phiên giao dịch chiều. Trong đó, TCB là mã có thanh khoản tốt nhất với 21,9 triệu đơn vị, vượt qua HPG (18,3 triệu đơn vị). STB khớp hơn 9,7 triệu đơn vị, CTG khớp hơn 7 triệu đơn vị, MBB gần 4,7 triệu đơn vị, VPB hơn 4 triệu đơn vị...
Tuy nhiên, điểm nhấn trong phiên chiều nay đến từ nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong đó FLC có lúc đã được kéo lên mức trần 4.820 đồng trước khi đóng cửa ở mức 4.810 đồng, khớp 20,3 triệu đơn vị, chỉ đứng sau TCB.
TTF thậm chí còn dư mua giá trần (6.040 đồng) và khớp hơn 7,4 triệu đơn vị. Cũng có sắc tím khi đóng cửa phiên hôm nay là GEX với mức giá trần 20.500 đồng, khớp 15,4 triệu đơn vị.
Các mã nhỏ khác cũng đồng loạt đóng cửa trong sắc xanh với thanh khoản khá tốt, như ITA, ASM, PVT, HQC, HAG, LDG, HAI, LCG...
Trong đó, TCH sau phiên sáng khá trầm lắng, đã bất ngờ nhận được sự quan tâm của dòng tiền trong phiên chiều nên giao dịch rất sôi động và có phiên đảo chiều thành công. Chốt phiên, TCH tăng 1,08% lên 18.800 đồng, khớp 3,6 triệu đơn vị.
Trong khi đó, trên HNX, với sự hỗ trợ chắc chắn của ACB, HNX-Index dù hạ nhiệt vào cuối phiên, nhưng vẫn có mức tăng tốt hơn VN-Index.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 1,45 điểm ( 1,05%), lên 140,03 điểm với 89 mã tăng và 54 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 48,2 triệu đơn vị, giá trị 729,4 tỷ đồng, tăng 14,8% về khối lượng và 16,4% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 4 triệu đơn vị, giá trị 78,3 tỷ đồng.
ACB chính là lực đỡ chính của sàn HNX khi đóng cửa tăng 2%, lên 25.500 đồng, khớp 12,6 triệu đơn vị, cao nhất sàn.
SHB và VCS nới đà tăng với mức tăng 1,27% lên 16.000 đồng và 2,21% lên 73.900 đồng, trong khi VCG đảo chiều giảm nhẹ 0,48% xuống 41.200 đồng. PVS cũng duy trì đà tăng 1,49% lên 13.600 đồng, khớp hơn 4 triệu đơn vị.
Các mã lớn khác đóng cửa trong sắc xanh có IDC, PVI, PHP, THD, SHS... Trong khi đó, VIF và NVB lại giảm khá mạnh.
Trong 2 mã nhỏ đáng chú ý của phiên sáng là KLF và MST, thì KLF không giữ được phong độ khi đóng cửa ở mức tham chiếu 1.800 đồng, khớp 2,3 triệu đơn vị, còn MST vẫn duy trì đà tăng 7,5% lên 4.300 đồng, khớp 2,23 triệu đơn vị.
Trên thị trường UPCoM, chỉ số chính của thị trường này nới rộng đà tăng ngay khi bước vào phiên chiều và từ từ lên mức đỉnh khi chốt phiên.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,36 điểm ( 0,57%), lên 63,5 điểm với 126 mã tăng và 64 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 16,8 triệu đơn vị, giá trị 272 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 3,7 triệu đơn vị, giá trị 56 tỷ đồng.
Khác với phiên sáng, chốt phiên chiều thị trường này có 4 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị, trong đó có 3 mã thị giá nhỏ là G36, DRI và PFL. Trong các mã này, PFL vẫn giữ được sắc tím của phiên sáng, G36 tăng 3,26% lên 9.500 đồng, còn DRI lại giảm 7,89% xuống 7.000 đồng.
Trong nhóm cổ phiếu lớn, chỉ có BSR là mã duy nhất có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,47% lên 6.900 đồng.
Mã nổi bật trong phiên sáng là CTR tiếp tục duy trì phong độ về giá, nhưng giao dịch không sôi động như phiên sáng khi đóng cửa tăng 2,33% lên 48.400 đồng, thanh khoản đạt 903.700 đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, ngoại trừ hợp đồng có thời gian đáo hạn dài nhất, 3 hợp đồng còn lại đều có mức tăng tốt hơn VN30. Cụ thể, VN30-Index tăng 0,37% lên 905,48 điểm, còn VN30F2011 tăng 0,44% lên 912,3 điểm với 125.832 hợp đồng được chuyển nhượng. Khối lượng mở đạt 41.120 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, sắc xanh cũng chiếm áp đảo với 76 mã tăng và 30 mã giảm, trong đó CVJC2006 với 1,06 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 8,97% lên 850 đồng. Tiếp đến là CMWG2010 là mã có thanh khoản tốt nhất với hơn 1,03 triệu đơn vị được chuyển nhượng, đóng cửa giảm 5,52% xuống 2.740 đồng.
Giao dịch chứng khoán chiều 28/8: Dòng tiền chảy mạnh, VN-Index vẫn lỗi hẹn mốc 880 điểm Bên cạnh áp lực bán trong nước có dấu hiệu gia tăng, khối ngoại tiếp tục đóng vai trò lực cản khiến VN-Index lỗi hẹn với mốc 880 điểm trong phiên cuối tuần ngày 28/8. Dòng tiền sôi động nhập cuộc ngay từ đầu phiên giúp sắc xanh lan rộng từ các mã bluechip sang toàn thị trường, kéo các chỉ số đi...