Giao dịch chứng khoán chiều 8/12: Cổ phiếu chứng khoán nổi sóng, VN-Index vẫn giảm điểm
Sức ép gia tăng ở nhóm cổ phiếu bluechips cản bước hồi phục của VN-Index dù nhóm cổ phiếu chứng khoán và nhiều mã đơn lẻ khác nổi sóng.
Thực tế giao dịch cho thấy, sau phiên bật tăng mạnh và vượt mốc 1.030 điểm ngày hôm qua, VN-Index đã gặp sức ép lớn ngay khi bước vào phiên hôm nay (8/12).
Áp lực chốt lời mạnh mẽ khiến VN-Index mở cửa trong sắc đỏ và đà giảm dần nới rộng theo xu hướng xả hàng tăng dần. Chỉ nhờ sức cầu mạnh mẽ với trụ đỡ chính là nhóm cổ phiếu ngân hàng mà chỉ số không giảm sâu.
Trong phiên chiều, một lần nữa cầu đỡ giá nỗ lực hoạt động giúp VN-Index tăng trở lại. Tuy nhiên, vào mỗi nhịp hồi, lực bán ra còn mạnh hơn, đẩy VN-Index lùi trở lại xuống dưới tham chiếu, đồng thời có phần làm chùn tay bên mua.
VN-Index đã gặp thử thách lớn tại mốc 10.030 điểm, song điểm tích cực trong phiên này là dòng tiền vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao hơn 10.000 tỷ đồng trên HOSE, góp phần hỗ trợ VN-Index không lùi sâu.
Đóng cửa, với 240 mã tăng và 203 mã giảm, VN-Index giảm 0,72 điểm (-0,07%) xuống 1.029,26 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 527,66 triệu đơn vị, giá trị 10.517,91 tỷ đồng, nhích nhẹ 1,14% về khối lượng và 4,2% về giá trị so với phiên 7/12. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 26,41 triệu đơn vị, giá trị hơn 711 tỷ đồng.
Trong bối cảnh áp lực chốt lời gia tăng, nhóm cổ phiếu chứng khoán giao dịch cực, trở thành điểm nhấn phiên hôm nay. Cầu mua vào mạnh mẽ giúp nhiều cổ phiếu bật tăng, đặc biệt trong phiên chiều.
Phiên giao dịch tích cực hôm nay của nhóm chứng khoán có lẽ xuất phát từ kỳ vọng sẽ đạt lợi nhuận cao từ hoạt động thu phí môi giới, ký quỹ hay tự doanh trong quý vừa qua khi dòng tiền lớn ồ ạt chảy vào thị trường.
Nổi bật nhất là HCM khi tăng kịch biên độ 6,9% lên 26.500 đồng, thanh khoản tăng đột biến khi khớp lệnh tới 22,15 triệu đơn vị, vượt qua HPG để dẫn đầu san HOSE.
Tương tự, AGR cũng tăng kịch trần lên 6.970 đồng, khớp lệnh gần 2,1 triệu đơn vị và vẫn còn dư mua trần.
Chưa đạt sắc tím, SSI cũng tăng tới 6,6% lên 21.900 đồng, thanh khoản đứng thứ 10 sàn HOSE với 11,53 triệu đơn vị được khớp. VCI 2,1% lên 44.700 đồng, APG đứng giá 9.900 đồng và cùng khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Trong khi đó, trụ đơn ngân hàng đã suy yếu khi nhiều mã quay đầu giảm điểm như TCB, BID, TCG, EIB, cho dù mức giảm không mạnh, đều dưới 1%. VCB thì lùi về tham chiếu. Rổ VN30 sắc đỏ chiếm ưu thế với 17 mã giảm, trong đó giảm mạnh nhất là TCH ở mức -1,5% về 19.450 đồng.
Ở chiều tăng, ngoài SSI, đa phần các mã còn lại tăng không mạnh như HPG, STB, MBB… HPG và STB khớp lệnh sau HCM, lần lượt là 20,33 triệu và 19,84 triệu đơn vị.
Không chỉ nhóm chứng khoán, một cổ phiếu cũng gây chú ý hôm nay là TDP khi đảo chiều tăng 1,59% dù trong phiên có lúc đã xuống dưới tham chiếu. Đây là phiên tăng thứ 8 liên tiếp của TDP với thanh khoản đạt 654.610 đơn vị, cao thứ 2 trong 1 tháng qua.
Tại nhóm cổ phiếu thị trường, nhiều mã kết phiên dưới tham chiếu như HBC, HAG, PVD, GMD, HQC, LDG, HNG, ASM, GVR, SCR… khớp lệnh có từ 2-9,6 triệu đơn vị.
Video đang HOT
Các mã CTD, VOS, FIT, PAN, JVC vẫn giữ vững sắc tím, khớp lệnh từ 1,5-3,1 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, sắc xanh không những vẫn được duy trì, mà còn tăng lên mức cao nhất ngày nhờ sức cầu mạnh mẽ, bất chấp áp lực bán gia tăng về cuối phiên.
Đóng cửa, với 86 mã tăng và 94 mã giảm, HNX-Index tăng 2,41 điểm ( 1,56%) lên 154,6 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 84,4 triệu đơn vị, giá trị gần 1.149,4 tỷ đồng, tăng 46% về khối lượng và 50% về giá trị so với phiên 7/12. Giao dịch thỏa thuận có thêm 11,68 triệu đơn vị, giá trị 163,7 tỷ đồng.
Tương tự trên HOSE, nhóm cổ phiếu chứng khoán trên HNX cũng đồng loạt tăng mạnh, phản ánh kỳ vọng nhà đầu tư. Chẳng hạn, BCS 6,7% lên 12.800 đồng, MBS 5,5% lên 13.400 đồng, SHS và ART cùng 4% lên 15.500 đồng và 2.600 đồng, VIX 1,1% lên 18.500 đồng… Trong đó, ngoại trừ MBS, các mã còn lại đều có thanh khoản cao từ 1-5 triệu đơn vị.
Dẫn đầu thanh khoản HNX là SHB với hơn 18 triệu đơn vị được sang tên, vượt trội so với các mã đứng sau như PVS, SHS… PVS giảm 1,3% về 15.300 đồng, khớp lệnh 6,85 triệu đơn vị. NVB cũng giảm 2,4% về 8.200 đồng, khớp lệnh 4,69 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, sau khi có phần chững lại ở nửa cuối phiên sáng đã giao dịch rất tích cực trong phiên chiều và chỉ số UPCoM-Index cũng đạt mức tăng cao nhất ngày khi kết phiên.
Đóng cửa, với 123 mã tăng và 93 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,24 điểm ( 0,34%) lên 68,94 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 53,31 triệu đơn vị, giá trị 491,96 tỷ đồng, tăng 79% về khối lượng và 8% về giá trị so với phiên 7/12. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,55 triệu đơn vị, giá trị 38,2 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, giao dịch trên UPCoM chủ yếu tập trung tại nhóm cổ phiếu thị giá thấp. Điều này giải thích vì sao mức tăng khối lượng giao dịch vượt trội so với mức tăng giá trị giao dịch.
Mã có thanh khoản mạnh nhất là BSR với 8,87 triệu đơn vị, kết phiên tăng 1,3% lên 7.800 đồng, đây cũng là phiên tăng thứ 5 liên tiếp của mã này.
C4G và DGI là 2 mã tiếp theo trong nhóm 6 mã thanh khoản cao nhất sàn tăng điểm, đạt lần lượt 2,51 triệu và 1,04 triệu đơn vị..
Còn lại AAS, G36 và BVB đều giảm, khớp lệnh lần lượt 4,9 triệu, 1,42 triệu và 1,4 triệu đơn vị.
Trong các mã trên, G36 có thị giá cao nhất là 13.200 đồng, thấp nhất là AAS với 5.800 đồng.
Trên thị trường phái sinh , các hợp đồng tương lai có sự phân hóa khi có 2 mã tăng và 2 mã giảm. Trong đó, VN30F2012 được giao dịch mạnh nhất với khối lượng khớp lệnh đạt 97.422 đơn vị, khối lượng mở đạt 34.361 đơn vị, đóng cửa giảm 0,15% về 993 điểm.
Trên thị trường chứng quyền , sắc xanh chiếm ưu thế, trong đó giao dịch sôi động nhất đều là các chứng quyền của cổ phiếu HPG và cùng tăng điểm, bao gồm CHPG2010 ,CHPG2017 và CHPG2018 với lượng khớp lần lượt đạt 1.751.860 đơn vị, 1.215.040 đơn vị và 896.150 đơn vị. Mã giao dịch tốt nhất là CHPG2010 tăng 2,47% lên 373 đồng/CQ.
Thị trường tài chính 24h: Giá cổ phiếu ngân hàng dự báo chưa chấm dứt chuỗi đi lên
VN-Index leo lên 1.030 điểm; Kinh tế hồi phục, ngân hàng vững vàng trong đại dịch; Quy định mới về tỷ lệ sở hữu nước ngoài; Giao dịch chứng khoán: Dòng tiền tìm kiếm cơ hội mới; Cổ phiếu "vua" và hiệu ứng niêm yết, chuyển sàn; Chứng khoán châu Á đa số giảm; JPMorgan cảnh báo về hiện tượng giao dịch theo đám đông...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 7/12 tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào nhưng giảm 50.000 đồng/lượng chiều bán so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 54,65 - 55,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt cuối tuần tại Mỹ giảm 3,2 USD xuống 1.838,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhanh chóng giảm mạnh và về 1.825 USD/ounce trước khi bật lên 1.830 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,46% lên 91,12 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 7/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.137 đồng, giảm 5 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.040 - 23.220 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,60 USD (-1,30%), xuống 45,66 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,49 USD (-0,99%), xuống 48,76 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index lên sát 1.030 điểm
Trong phiên sáng, dòng bank tiếp tục đóng vai trò lực đỡ chính giúp thị trường duy trì đà tăng điểm.
Bước sang phiên chiều, dòng tiền mạnh giúp sắc xanh lan tỏa. VN-Index theo đó thử thách thành công mốc 1.030 điểm. Tuy nhiên, thị trường có chút hạ nhiệt trong những phút cuối khiến chỉ số không giữ được mốc điểm này.
Nhóm cổ phiếu tài chính hỗ trợ tốt cho thị trường như VCB 2,2%, BID 3,2%, SSI 2,5%, VND 2,7%, BVS 6,2%, APS 6,7%...
Đáng chú ý là nhóm cổ phiếu thép với 2 mã đầu ngành là HPG 3,4% và HSG tăng kịch trần, còn NKG cũng tăng hết biên độ, cùng TLH và VGS tăng 5,4-5,5%...
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 7,6 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 249,39 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 7/12: VN-Index tăng 8,49 điểm ( 0,83%), lên 1.029,98 điểm; HNX-Index tăng 0,5 điểm ( 0,33%), lên 152,48 điểm; UpCoM-Index tăng 0,09 điểm ( 0,13%), lên 68,7 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tăng lên mức cao kỷ lục mới trong phiên ngày thứ Sáu (4/12), bất chấp báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, nền kinh tế chỉ tạo ra thêm 245.000 việc làm trong tháng 11, thấp hơn nhiều so với dự báo 469.000 việc làm mới và là mức thấp nhất trong 6 tháng qua.
Mặc dù vậy, các dữ liệu kinh tế khác cho thấy tình hình khả quan hơn đôi chút. Đơn đặt hàng hàng tại các nhà máy ở Mỹ đã tăng 1% trong tháng 10 và ghi nhận tăng tháng thứ sáu liên tiếp.
Tính chung cả tuần, S&P 500 tăng 1,67%, Nasdaq Composite tăng 2,53% và Dow Jones tăng 1,03%.
Kết thúc phiên 4/12, chỉ số Dow Jones tăng 248,74 điểm ( 0,83%), lên 30.218,26 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 32,40 điểm ( 0,88%), lên 3.638,35 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 87,05 điểm ( 0,70%), lên 12.464,23 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi 5 tuần tăng liên tiếp gần đây làm dấy lên một số lo ngại về thị trường quá nóng và thúc đẩy các nhà đầu tư chốt lời.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,76% xuống 26.547,44 điểm. Chỉ số Topix mất 0,86% xuống 1.760,75 điểm.
Thông tin đáng chú ý nhất hôm nay là việc Thủ tướng Yoshihide Suga cho biết, ông sẽ quyết định về một gói kích thích kinh tế mới trong tuần này, và các sáng kiến xanh, kỹ thuật số sẽ là các chương trình cốt lõi để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Chứng khoán Trung Quốc giảm do đà đi xuống của nhóm cổ phiếu tài chính, bởi lo ngại về căng thẳng Trung-Mỹ gia tăng.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,81% xuống 3.416,60 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,86% xuống 5.022,24 điểm.
Thị trường bị ảnh hưởng bởi thông tin Mỹ đang chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng 14 quan chức Trung Quốc, với cáo buộc có vai trò nhất định trong việc Trung Quốc bãi bỏ tư cách của một số nhà lập pháp đối lập được bầu ở Hồng Kông.
Mặc dù vậy, các chỉ số chính được hãm bớt đà giảm nhờ dữ liệu tháng 11 cho thấy, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 11,4% trong tháng 10, trong khi nhập khẩu tăng 4,5% từ mức tăng 4,7% trong tháng 10.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi nhóm cổ phiếu tài chính chịu sức ép bởi căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung gia tăng.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,23% xuống 26.506,85 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,42% xuống 10.473,32 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi nhóm cổ phiếu bán lẻ tiếp tục được săn đón và những gã khổng lồ công nghệ như Samsung Electronics và SK Hynix ổn định.
Kết thúc phiên 7/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 20,380 điểm (-0,76%), xuống 26.547,44 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 27,98 điểm (-0,81%), xuống 3.416,60 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 329,07 điểm (-1,23%), xuống 26.506,85 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 13,99 điểm ( 51%), lên 2.745,44 điểm.
Giao dịch chứng khoán chiều 7/12: Các nhóm cổ phiếu đua nhau nổi sóng, VN-Index lên sát mốc 1.030 điểm Dòng tiền chảy mạnh giúp các nhóm cổ phiếu đua nhau nổi sóng, đặc biệt là nhóm cổ phiếu thép, đã kéo VN-Index lên vùng đỉnh mới của hơn 3 năm qua. Mặc dù có chút thận trọng khiến thanh khoản sụt giảm nhưng nhóm cổ phiếu bluechip với tâm điểm là dòng bank tiếp tục đóng vai trò lực đỡ chính giúp...