Chứng khoán ngày 30/11: VN-Index đứt mạch tăng
Thị trường chứng khoán ngày 30/11: Nhiều cổ phiếu trụ cột bị bán mạnh đã khiến VN-Index giảm hơn 7 điểm sau 9 phiên tăng liên tiếp.
Diễn biến của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch ngày 30/11 (Nguồn: TVSI)
Khép lại phiên giao dịch chứng khoán ngày 30/11, chỉ số VN-Index giảm 7,14 điểm (tương đương 0,71%) xuống 1.003,08 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 532,930 triệu đơn vị, giá trị hơn 11.279 tỷ đồng.
Chỉ số HNX-Index giảm 0,46 điểm (tương đương 0,31%) xuống 147,7 điểm. Còn chỉ số UPCoM-Index tăng nhẹ 0,11 điểm (tương đương 0,16%) lên 66,9 điểm.
Hôm nay, chỉ số sàn HOSE mở cửa với sắc xanh nhạt và biến động giằng co quanh tham chiếu ở nửa đầu phiên sáng. Từ khoảng hơn 10h, bên bán có phần chiếm ưu thế đã khiến VN-Index lình xình trong sắc đỏ cho đến khi tạm nghỉ.
Tới phiên chiều, đà giảm của VN-Index tiếp tục được nới rộng ngay từ những phút đầu. Sau đó, mặc dù có thời điểm tưởng chừng chỉ số sẽ hồi phục thành công, nhưng một lần nữa áp lực chốt lời lại xuất hiện kéo VN-Index nhanh chóng đi xuống.
Nhiều cổ phiếu trụ cột bị bán mạnh qua đó tạo gánh nặng không nhỏ lên chỉ số chung như VCB giảm 1,59%, BID giảm 1,77%, CTG giảm 1,62%, VIC giảm 1,24%, VNM giảm 1,46%, HPG giảm 2,07%, MSN giảm 2,03%…
Ở chiều ngược lại, TCB tăng 1,69%, MBB tăng 1,75%, HDB tăng 2,56%, STB tăng 1,03%, VRE tăng 1,62%… Tuy nhiên, sắc xanh này là không đủ để giúp VN-Index xoay chuyển tình thế.
Trên sàn Hà Nội, tác động tiêu cực đến HNX-Index thuộc về VCG giảm 1,18%, PVS giảm 2%, VCS giảm 0,63%, PVI giảm 0,95%, IDC giảm 4,75%…
Trong khi, các mã ngân hàng ACB, SHB, NVB đồng loạt đứng giá tham chiếu.
Theo nhận định của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), VN-Index điều chỉnh sau chuỗi 9 phiên tăng điểm liên tiếp với thanh khoản gia tăng so với phiên cuối tuần trước và cao hơn mức trung bình 20 phiên cho thấy áp lực bán ra là tương đối mạnh.
Trên biểu đồ kỹ thuật, VN-Index vẫn đang giao dịch trong vùng kháng cự 1.000-1.030 điểm (đỉnh tháng 11/2019) và áp lực bán trong khoảng này đã gia tăng trong một vài phiên trở lại đây.
Khả năng tiếp tục điều chỉnh trong thời gian tới là có thể xảy ra với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 1.000 điểm và xa hơn quanh 975 điểm (MA20).
Dự báo, trong phiên giao dịch tiếp theo 1/12, VN-Index có thể sẽ tiếp tục diễn ra những rung lắc khi áp lực chốt lời gia tăng trong vùng kháng cự 1.000-1.030 điểm.
Nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục được khuyến nghị có thể bán ra chốt lời khi thị trường nằm trong vùng kháng cự trong khoảng 1.000-1.030 điểm. Nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt cao trong danh mục có thể canh những nhịp điều chỉnh về quanh ngưỡng 975 điểm (MA20) để giải ngân trở lại.
Giao dịch chứng khoán 12/8: VN-Index phục hồi nhờ nhóm cổ phiếu ngân hàng
Phiên giao dịch hôm nay (12/8), thị trường chứng khoán đã có những tín hiệu phục hồi sau phiên giảm nhẹ hôm qua. Nhóm cổ phiếu VN30 vẫn phân hoá, nhưng tăng điểm và thanh khoản tốt lại nhờ nhóm ngân hàng.
Phiên sáng VN-Index vẫn chịu rung lắc
Phiên hôm qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng trụ vững trong sắc xanh, nhưng VN-Index vẫn mất điểm nhẹ.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, VN-Index bất ngờ tăng lên mức 848 điểm ngay đầu phiên. Tuy nhiên, lực cầu không quá mạnh đã khiến chỉ số này hạ độ cao tức thì về sát ngưỡng tham chiếu. Chỉ sau nhịp điều chỉnh này, chỉ số VN-Index tăng nhẹ, dao động quanh ngưỡng 845-846 điểm.
Trong đó, nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn, nhỏ và vừa đều bị phân hoá. Nhóm VN30 có một số bluechip tăng tốt như: VNM tăng gần 0,9% lên 115.500 đồng/CP; SAB tăng 0,76% lên 179.800 đồng/CP; MBB tăng 1,82% lên 16.800 đồng/CP; POW tăng 1,57% lên 9.740 đồng/CP; BID tăng 1,16% lên 38.960 đồng/CP. Các mã tăng nhẹ còn có: CTG, FPT, GAS, PLX, TCB, TCH, VJC, VPB.
Ngược lại, nhóm giảm điểm cũng chỉ trong biên độ hẹp dưới 1%. Nhóm cổ phiếu thị trường cũng phân hoá.
Thanh khoản phiên sáng nay khá tháp. Trong đó, 2 mã khớp lệnh tốt nhất sàn HOSE là STB và HQC cũng chỉ khớp hơn 5 triệu đơn vị mỗi cổ phiếu.
Đóng cửa phiên sáng, với 149 mã tăng và 196 mã giảm, VN-Index tăng 1,25 điểm tương đương tăng 0,15% lên 844,33 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 158,8 triệu đơn vị, giá trị 2.519,7 tỷ đồng, cơ bản ngang bằng cả về khối lượng và gái trị so với phiên sáng qua.
Phiên chiều nhóm ngân hàng hỗ trợ
Nhóm cổ phiếu ngân hàng atwng tốt và khớp cao hỗ trợ thị trường.
Bước vào phiên giao dịch buổi chiều nay, lực cầu đẩy vào thị trường tốt hơn phiên sáng, giúp một số nhóm cổ phiếu bật tăng. Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn VN30 ngoài GAS, FPT, VJC, VNM nới biên độ tăng, còn có nhóm ngân hàng có khá nhiều mã tăng tốt và khớp lệnh cao.
Cụ thể, MBB tăng 2,12% lên 16.850 đồng và 24.050 đồng/CP; BID tăng 1,82% lên 39.200 đồng/CP; TCB tăng 1,03% lên 19.650 đồng/CP; VPB tăng 1,17% lên 21.700 đồng/CP; CTG tăng 0,9% lên 23.400 đồng/CP; STB tăng 0,9% lên 10.750 đồng/CP; HDB tăng 0,6%.
Nhóm VN30 còn có VJC tăng 1,01% lên 100.500 đồng/CP; FPT tăng 1,06% lên 47.500 đồng/Cp; POW tăng 1,46% lên 9.730 đồng/CP; GAS tăng 1,71% lên 71.200 đồng/CP; PLX tăng 1,75% lên 46.500 đồng/CP.
Nhóm này thanh khoản tốt nhất trên HOSE có HPG khớp 8,82 triệu đơn vị, tăng nhẹ 0,2%; cùng với các mã ngân hàng như STB khớp 8,7 triệu đơn vị; MBB khớp 5,59 triệu đơn vị; CTG khớp 4,36 triệu đơn vị; VPB khớp 3,71 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu thị trường cũng có nhiều mã đảo chiều tăng tốt như: ASM, PVD, AAA, IDI, PVT, OQC ... EVG vẫn tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp lên 4.090 đồng, khớp 2,58 triệu đơn vị.
Tuy nhiên, mã thanh khoản tốt nhất sàn lại giảm điểm như: ROS giảm 2,55% xuống 2.290 đồng/CP, khớp 9,67 triệu đơn vị cao nhất sàn; đứng sau HSG giảm 1,32% xuống 11.250 đồng, khớp 9,26 triệu đơn vị; HQC khớp 7,87 khớp 7,86 triệu đơn vị, tăng nhẹ 0,6% lên 1.680 đồng; ITA giảm hơn 2% xuống 4.210 đồng/CP, khớp 7,77 khớp 8,82 triệu đơn vị; các mã ASM, PVD, AAA, IDI khớp từ 4,7 - 6,7 triệu đơn vị.
Còn DAH giảm sàn xuống 5.020 đồng/CP, khớp 3,2 triệu đơn vị; PLP cũng giảm sàn xuống 11.200 đồng/CP và HCD giảm sàn xuống 3.200 đồng/CP.
Đóng cửa phiên chiều , VN-Index tăng 3,84 điểm tương đương tăng 0,46% lên 846,92 điểm với 205 mã tăng và 180 mã giảm. Khối lượng giao dịch đạt 272,5 triệu đơn vị, giá trị 4.513 tỷ đồng, tăng 9,4% về khối lượng và 7,9% về giá trị so với phiên hôm qua.
Sàn HNX , sau phiên tăng mạnh hôm qua, lực bán chốt lời đã gia tăng trong phiên hôm nay. Phiên sáng HNX-Index còn có thời gian giao dịch trong sắc xanh, nhưng phiên chiều chỉ số này chỉ giao dịch dưới tham chiếu.
PVS đảo chiều thành công tăng 1,64% lên 12.400 đồng/CP, khớp 3,8 triệu đơn vị; TAR tăng 2,7% lên 19.100 dồng/CP.
ACB đóng cửa ở tham chiếu 25.400 đồng/CP; khớp cao nhất sàn khớp hơn 6 triệu đơn vị; SHB cũng đứng tham chiếu 12.600 đồng, khớp gần 1,5 triệu đơn vị; VIF lại không giữ được đà tăng mạnh như phiên sáng, lùi về mức tham chiếu 17.100 đồng/CP.
Ngược lại giảm sâu gây áp lực lên chỉ số như: VCG giảm 8,4% xuống 24.000 đồng/CP; VCS giảm 0,49% xuống 60.600 đồng/CP THD giảm 2,82% xuống 69.000 đồng/CP; NVB giảm 1,15% xuống 8.600 đồng, khớp hơn 3 triệu đơn vị.
Mã thị trường có MBG duy trì mức giá trần 5.800 đồng/CP, khớp 4,28 triệu đơn vị. KLF đứng tham chiếu 1.700 đồng, khớp 2,3 triệu đơn vị.
Đóng cửa phiên , với 78 mã tăng và 71 mã giảm, HNX-Index giảm 0,19 điểm tương đương giảm 0,17% xuống 116,1 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 44,1 triệu đơn vị, giá trị 579,5 tỷ đồng, giảm 25,2% về khối lượng và giảm 31,2% về giá trị so với phiên hôm qua.
Sàn UPCoM hôm nay đã nhận được sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu vốn háo lớn, giúp chỉ số này tăng điểm. Đóng cửa phiên, với 94 mã tăng và 81 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,26 điểm tương đương tăng 0,47% lên 56,78 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 26 triệu đơn vị, giá trị 404 tỷ đồng.
Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 13/8: Tránh mua đuổi Trong bối cảnh dư địa để tiến xa hơn ở nhịp tăng lần này không còn nhiều, đồng thời tâm lý dòng tiền cũng trở nên thận trọng hơn thì chỉ số vẫn cần thêm thời gian để tích lũy trước khi tăng giá trở lại. Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công...