Giảng viên Việt ở Oxford
“Tôi có một giấc mơ mang tên Oxford”. Đi theo tiếng gọi ấy bằng tất cả nỗ lực và đam mê học tập nghiên cứu, Nguyễn Hoàng Long đã tốt nghiệp tiến sĩ Đại học Oxford và trở thành giảng viên Việt Nam ở lại trường đại học danh tiếng này.
Giấc mơ mang tên Đại học Oxford trong Long được đắp xây từ những năm học chuyên Toán Trường THPT chuyên Hà Nội – Amterdam. Đánh giá đùng khả năng bản thân để có những bước tiến hợp lý trong hành trình học tập là một trong những yếu tố quan trọng để Hoàng Long biến giấc mơ Oxford của mình thành hiện thực.
Luận án tiến sĩ sau 4 lần thất bại
Tốt nghiệp THPT, Nguyễn Hoàng Long theo học tại khoa công nghệ thông tin Đại học Bristol (Anh). Giai đoạn đầu ở xứ người, Hoàng Long chỉ có nên tảng toán học, chưa biết nhiều về tin học trong khi các bạn học sử dụng máy tính thuần thục, thiết kế web, thành thạo vài ngôn ngữ lập trình…Thực tế ấy khiến cậu sinh viên Việt Nam không khỏi lo lắng bị “chậm nhịp”. Song chỉ sau một thời gian, Long nhận ra lập trình chỉ là kĩ năng, tư duy toán học mới là chìa khóa để mở nhiều cánh cửa của thế giới tin học.
Nguyễn Hoàng Long bắt đầu được các giảng viên biết đến khi Long giải quyết được các bài toán khó trong những bài giảng về bảo mật và mật mã của giáo sư Nigel Smart – vốn chỉ dành cho sinh viên năm 3. Những cánh cửa cơ hội học tập tiếp tục mở ra khi giáo sư David May – trưởng khoa công nghệ thông tin Đại học Bristol – cho phép Long học các môn chuyên sâu khác của khoa ngay từ năm 1, năm 2. Năm 22 tuổi, Hoàng Long ghi tên mình vào danh sách sinh viên tốt nghiệp thủ khoa của trường.
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long (ngoài cùng bên phải) đã trở thành giảng viên Việt Nam đầu tiên tại ĐH Oxford.
Suốt thời gian học Đại học Bristol, Hoàng Long liên tiếp đăng kí vào Đại học Oxford và liên tiếp…thất bại (ba lần đăng kí học đại học, một lần đăng kí học thạc sĩ). “Mỗi lần không thành công là mỗi lần tôi buồn vô hạn nhưng vẫn cố gắng không để ảnh hưởng đến việc học tại Đại học Britol và luôn tự nhủ hãy thử thêm lần nữa. Khi muốn đạt được điều gì, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và biết mình đủ khả năng” – Long chia sẻ. Đến lần thứ năm đăng kí học tiến sĩ, Hoàng Long được giáo sư Bill Roscoe – trưởng khoa công nghệ thông tin Đại học Oxford – phỏng vấn. Kết quả học tập xuất sắc tại Đại học Britol và những ý tưởng nghiên cứu mà Long trao đổi trong cuộc phỏng vấn đã thuyết phục giáo sư Bill Roscoe. Vị giáo sư nổi tiếng này quyết định cho Hoàng Long làm luận án tiến sĩ do ông trực tiếp hướng dẫn mà không cần văn bằng thạc sĩ. Hành trình đến với Oxford đã được lát viên gạch đầu tiên.
Làm giảng viên
Video đang HOT
Những thành quả từ quá trình say mê nghiên cứu song song với quá trình học tập, làm luận án mở ra thêm nhiều cơ hội cho Hoàng Long. Trong thời gian học ở Đại học Britol và làm luận án tiến sĩ ở Đại học Oxford, Long nghiên cứu và phát minh một công nghệ cho giao dịch tiền tệ qua mạng được tiêu chuẩn hóa ISO. Do vậy suốt thời gian đó, Long có dịp đến thăm và trao đổi kĩ thuật này với nhiều ngân hàng và công ty máy tính.
Trước khi tốt nghiệp đại học và hoàn thành luận án tiến sĩ, Hoàng Long được các ngân hàng ở Anh (HSBC, Barclay), Mỹ (IBM,Bank of America, Merrill Lynch), Pháp (Ngân hàng BNP Paribas), Thụy Sĩ (Ngân hàng UBS) săn đón. Song anh từ chối các cơ hội hấp dẫn này với lý do: “Tôi nghĩ với vốn kiến thức đã tích lũy gần 20 năm qua, tôi nên làm công việc nào đó thể hiện hết đam mê và sử dụng tối đa vốn kiến thức ấy để mang lại nhiều giá trị cho xã hội hơn”.
Tháng 9/2009, Hoàng Long hoàn thành xuất sắc luận án tiến sĩ và được giữ lại giảng dạy tại Trường đại học Oxford. Hành trình đi qua các trường đại học nổi tiếng thế giới của Long được nối dài theo những lời mời. Kế hoạch năm 2011 của Long cũng được đánh dấu bằng tên các trường đại học: đi thăm Trường đại học EPFT danh tiếng của Thụy Sĩ vào tháng 2, tháng 3; đến Đại học Stanford và Viện Nghiên cứu Xerox PARC của thung lũng Silicon tại bang California, Mỹ vào tháng 7, tháng 8. Long chia sẻ: “Những kinh nghiệm, mối quan hệ và khoảng thời gian quý giá đi thăm các trường đại học nổi tiếng sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự nghiệp sau này của tôi. Và mong rằng những kinh nghiệm của tôi sẽ giúp các bạn trẻ thổi lên ngọn lửa nhiệt tình đam mê theo đuổi những ước mơ đẹp”.
Theo Tuổi Trẻ
Tuyển sinh Học bổng và Trợ giúp tài chính Cử nhân NUS 2011-2012.
Đại học Quốc gia Singapore (NUS) - một đại học danh tiếng châu Á và quốc tế, nhiều năm liền được xếp trong top 50 viện đại học hàng đầu trên toàn thế giới do Báo The Times (Anh) bình chọn.
Tháng Bảy vừa rồi, đã có hơn 130 bạn trẻ Việt Nam trúng tuyển vào NUS. Trong đó có nhiều bạn giành được thành tích cao trong kỳ thi quốc tế như Nguyễn Thành An (Huy chương Bạc) Olympic Tin học Quốc tế 2010... Khoảng 20 bạn được cấp học bổng bao gồm toàn bộ học phí và sinh hoạt phí. Tất cả các bạn còn lại đều được Chính phủ Singapore hỗ trợ cho vay và trả dài hạn trong vòng 20 năm sau khi ra trường với lãi suất nhẹ.
Từ trái qua: Cô Pauline Tan - cán bộ tuyển sinh NUS phụ trách Việt Nam; Ông Gan Eng Khoon - Phó Giám đốc Ban tuyển sinh NUS và Bà Nguyễn Thị Anh Khuê - Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo Việt Nam Hợp Điểm tại buối báo cáo chương trình học bổng NUS tại Hà Nội, 9/2010
Hiện tại, NUS đã và đang tuyển sinh tại Việt Nam với hơn 300 ngành học: Quản trị kinh doanh, Kiến trúc, Khoa học xã hội & Nhân văn, Khoa học tự nhiên, Kỹ nghệ sinh học, Khoa học máy tính, Luật và Kinh tế học, Công nghệ thông tin, Y - Nha - Dược... Từ năm 1999, NUS bắt đầu tuyển sinh Cử nhân tại Việt Nam. Mỗi năm có hơn 100 bạn trúng tuyển chương trình này. Nhiều bạn trúng tuyển đến từ nhiều tỉnh thành trên khắp đất nước, ngoài ra có nhiều bạn từng học tập ở Mỹ, Úc, New Zealand...
Đông đảo phụ huynh và các bạn trẻ Hà Nội và các tình lân cận tham dự buổi báo cáo học bổng NUS, 9/2010
Nhà trường NUS có ba chương trình học bổng (ASEAN, Singapore và Dr. Goh Keng Swee). Với ba loại học bổng này, ngoài toàn bộ học phí, sinh viên còn nhận sinh hoạt phí khoảng 3.866 đô Mỹ/năm. Trong khi ấy, đối với những ứng viên đạt yêu cầu trúng tuyển nhưng chưa đạt yêu cầu học bổng thì vẫn nhận được trợ giúp tài chính, bao gồm vay du học (học phí và sinh hoạt phí). Người vay du học không phải thế chấp tài sản và chỉ phải trả sau khi tốt nghiệp, trong vòng 20 năm. Mỗi tháng sinh viên chỉ phải trả tối thiểu 100 đô Sin. Nhà trường còn có chế độ trợ cấp (bursary) cho những sinh viên gặp khó khăn. Trong thời gian học, sinh viên được phép đi làm thêm sau học kỳ một (một giờ đi làm thêm theo giá thị thường từ 10 đô Sin trở lên). Từ năm thứ hai trở đi, sinh viên giỏi được gửi đi học ở 200 trường Âu Mỹ danh tiếng.
Đối tượng tuyển sinh tại Việt Nam là các bạn đang học lớp 12 (sẽ phải qua thi tuyển của NUS vào tháng 03/2011) và các bạn đã có bằng Tú Tài (chỉ xét tuyển).
Ông Gan Eng Khoon giao lưu với các bạn trẻ Trường THPT Kim Liên, Hà Nội
Đối với học sinh đang học lớp 12, hồ sơ dự tuyển bao gồm: 1/ Học bạ hoặc phiếu điểm lớp 11, qua đó nhà trường sẽ xét điểm các môn Anh văn, Toán, Lý, Hóa (hoặc Sinh), Sử (hoặc Địa) tùy ngành chọn thi (có thể gửi kèm học bạ lớp 10). 2/ Các giấy tờ về giải thưởng, thành tích học tập, thành tích văn thể mỹ, các hoạt động xã hội từ cấp hai đến cấp ba (nếu có). 3/ Giấy khai sinh. 4/ Lệ phí nộp đơn là 20 đô Sin mua bằng bankdraft (hối phiếu mua tại ngân hàng) hoặc trả bằng thẻ tín dụng thì ghi số thẻ tín dụng vào đơn gửi đi.
Bên cạnh đó, người đã có bằng Tú Tài (hoặc đang theo học đại học, hoặc đã tốt nghiệp đại học) phải nộp vào: 1/ Học bạ lớp 12, văn bằng Tú Tài, giấy chứng nhận thi Tú Tài có ghi điểm, điểm thi đại học (nếu có). 2/ Các giấy tờ về thành tích học tập, thành tích văn thể mỹ, hoạt động xã hội từ trung học đến đại học (nếu có). 3/ Khai sinh. 4/ Giấy xác nhận điểm IELTS (6.5 trở lên) hoặc TOEFL iBT (92-93 trở lên). 4/ Lệ phí nộp đơn là 20 đô Sin mua bằng bankdraft (hối phiếu mua tại ngân hàng) hoặc trả bằng thẻ tín dụng thì ghi số thẻ tín dụng vào đơn gửi đi.
Ông Trần Hữu Phúc Tiến - Trưởng đại diện Ban Tuyển sinh NUS tại Việt Nam trong buổi giao lưu học bổng NUS tại Trường chuyên Lý Tự Trọng (Cần Thơ), 10/2010
Phụ huynh và các bạn trẻ quan tâm chương trình này có thể vào website: http://vietnamcentrepoint.edu.vn/nus để có được thông tin, giải đáp cập nhật, đặc biệt là giao lưu online với Ban Tuyển sinh NUS.
Học sinh Trường Quốc Học (Huế) thích thú với học bổng NUS
Hạn chót nộp đơn và hồ sơ cho nhà trường là ngày 31/12/2010 (căn cứ vào dấu bưu điện). Các ứng viên điền đơn online tại:
http://www.nus.edu.sg/oam/apply/international/applications/WYA-applicationform.html
Đặc biệt, sắp tới đại diện tuyển sinh của NUS tại Việt Nam sẽ tổ chức buổi Báo cáo & Hướng dẫn điền đơn cho chương trình "Học bổng & Trợ giúp tài chính" bậc Cử nhân
- Thời gian: 5:00 - 8:00 chiều Thứ Bảy, ngày 04/12/2010
- Địa điểm: Nhà Hữu Nghị - 31 Lê Duẩn, Q.1, TPHCM
Muốn biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với Trung tâm Đào tạo Việt Nam Hợp Điểm - Đại diện tuyển sinh của NUS tại Việt Nam, số 8E Lương Hữu Khánh, Q.1, TPHCM - ĐT: (08) 3925 3183 hoặc 3925 2602, email: thacmacnus@vietnamhopdiem.edu.vn.
(24H.COM.VN)
Để trở thành sinh viên Đại học danh tiếng Melbourne Thành lập vào năm 1853, Đại học Melbourne có lịch sử hơn 150 năm và nổi tiếng thế giới về chất lượng đào tạo, thu hút nhiều sinh viên suất sắc từ khắp nơi trên thế giới đến học tập. Thành lập vào năm 1853, Đại học Melbourne có lịch sử hơn 150 năm và nổi tiếng thế giới về chất lượng đào...