Giảng viên và giáo viên phổ thông tạo “vòng tròn chia sẻ, kết nối”
Quá trình tập huấn các modul do các Trường ĐH Sư phạm trọng điểm đảm nhiệm bồi dưỡng cho GV cốt cán các trường phổ thông, đã hình thành nên “vòng tròn chia sẻ và kết nối” để cùng phát triển năng lực nghề nghiệp.
Bồi dưỡng giáo viên cốt cán Tiểu học của TP Đà Nẵng và 5 tỉnh Tây Nguyên do Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng đảm nhiệm
Trực tiếp bổ trợ cho trực tuyến
Cô giáo H’Sương Niê – giáo viên cốt cán môn KHTN (Vật lí), Đắk Lắk chia sẻ: “Khi học trực tuyến thì thấy tài liệu đã đầy đủ nên chưa cần tới sự hỗ trợ từ các giảng viên sư phạm cốt cán. Tuy nhiên, khi tham gia tập huấn trực tiếp thì mình mới “vỡ” ra được nhiều điều và cũng nhận được nhiều kiến thức hơn.
Các giảng viên sư phạm sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động người học như phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp làm việc nhóm, trò chơi, đàm thoại…
Chúng tôi được giải thích cặn kẽ nhưng gì còn vướng mắc trong khi tự học trực tuyến. Đặc biệt, bản thôi tôi học được các phương pháp dạy học tích cực như tổ chức trò chơi, hoạt động nhóm, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng tình huống giải quyết vấn đề”.
Chỉ trong tháng 12/2020, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng đã tổ chức 3 đợt tập huấn cho gần 1.000 giáo viên cốt cán bậc Tiểu học trên địa bàn TP Đà Nẵng và 5 tỉnh Tây Nguyên. Các thầy cô giáo đã có 5 ngày tìm hiểu trước tài liệu học tập trực tuyến, sau đó bồi dưỡng trực tiếp 3 ngày với hình thức chủ yếu là thảo luận nhóm, thực hành, trao đổi, tư vấn.
Kết thúc khóa tập huấn – bồi dưỡng tập trung, giáo viên có 7 ngày để tự tìm hiểu sâu hơn các nội dung, phương pháp giáo dục mới và hoàn thành các bài tập để đánh giá kết quả khóa tập huấn. Chỉ những giáo viên vượt qua bài tập này và được đánh giá tích cực trong quá trình bồi dưỡng mới được Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng cấp chứng nhận hoàn thành khoá học.
Theo nhận xét của nhiều giáo viên cốt cán, quá trình tập huấn trực tiếp đã giúp bổ trợ rất tốt cho hình thức tập huấn trực tuyến
Video đang HOT
Cô giáo Đinh Thị Mây Ngàn – môn KHTN (Sinh học), GV cốt cán tỉnh Đắk Lắc so sánh: “Sau khi tự học trực tuyến, khi tham gia bồi dưỡng trực tuyến, được tiếp xúc với các giảng viên, đồng nghiệp, chúng tôi có cơ hội trao đổi, nghiên cứu để thấm hơn nội dung của mô đun, cùng khóa tập huấn rất tốt. Được học hỏi nhiều hơn là sự khác biệt rõ nhất so với những lần tập huấn trước thay sách trước đây.
Thầy Trần Vũ Định – môn KHTN (Hóa học): trường THCS Đắk Bu’k So – huyện Tuy Đức – Đắk Nông cho biết: “Trong quá trình tập huấn trực tiếp, giảng viên sư pham cốt cán có nhiều phương pháp kĩ thuật dạy học: học nhóm, trò chơi quan sát thay đổi…
Đồng hành trong hành trình đổi mới
PGS.TS Lưu Trang – Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng thông tin: “Nhà trường đã bổ sung đội ngũ giảng viên sư phạm chủ chốt để phụ trách các môn ở bậc Tiểu học theo tiêu chí của Bộ GD&ĐT, tổ chức tập huấn cho đội ngũ giảng viên sư phạm cốt cán về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (mô đun 2 và mô đun 3).
Để đảm bảo chất lượng cho các đợt tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp, nhà trường đã phân công các nhóm giảng viên sư phạm chủ chốt phụ trách các môn học; Tổ chức seminar giữa các nhóm môn học để thống nhất nội dung, phương pháp tổ chức và đánh giá bồi dưỡng; Tổ chức quay video bài học minh họa ở các trường phổ thông phục vụ cho các lớp bồi dưỡng”.
Thảo luận nhóm trong tập huấn, bồi dưỡng giáo viên cốt cán
TS Trương Thị Thanh Mai – Giảng viên sư phạm Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng chia sẻ: “Từ những buổi tập huấn trực tiếp cho giáo viên cốt cán và quá trình hỗ trợ cho đồng nghiệp trong triển khai bồi dưỡng giáo viên phổ thông đại trà qua mạng, giảng viên sư phạm cùng với việc hỗ trợ giáo viên cốt cán trong triển giúp giảng viênlàm đầy thêm vốn kinh nghiệm từ thực tiễn giáo dục phổ thông.
PGS.TS Lê Anh Phương – Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế đánh giá: “Qua các thiết kế kế hoạch dạy học thử nghiệm mang tính ứng dụng của GVCC, giảng viên chủ chốt học hỏi được rất nhiều về: cách chuyển hoá yêu cầu cần đạt thành những hoạt động sinh động phù hợp lứa tuổi; cách mềm hoá các nguyên tắc sư phạm bằng nhiệm vụ học tập hấp dẫn; cách vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực ở từng giai đoạn của bài học…”.
Quá trình tập huấn, bồi dưỡng giáo viên cốt cán, nói như PGS.TS Lê Anh Phương, đã khắc hoạ rõ nét hơn cam kết đồng hànhcủa các trường ĐH Sư phạm trọng điểm với nhà trường phổ thông trong hành trình đổi mới mà giảng viên chủ chốt chính là cầu nối đóng vai trò quan trọng và quyết định. Khi ý thức được điều này, giảng viên đã và sẽ trở nên có trách nhiệm nghề nghiệp hơn, vận hành các hoạt động đổi mới giáo dục một cách chuyên nghiệp hơn, thường xuyên hơn và với những chiến lược sư phạm rõ nét hơn.
Hà Tĩnh: 20 hội đồng lựa chọn SGK đề xuất sách phù hợp nhất với trường
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa thành lập 20 hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 cho năm học 2021-2022.
Các trường tiểu học tại Hà Tĩnh đã gửi đăng ký lựa chọn sách giáo khoa lên các phòng GD&ĐT.
Thành lập 20 hội đồng lựa chọn SGK
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định về việc thành lập hội đồng lựa chọn sách giáo khoa năm 2021.
Theo đó, đối với lớp 2, Hà Tĩnh lập 9 Hội đồng chọn SGK ở 8 môn học và 1 hoạt động trải nghiệm. Riêng lớp 6 có 11 Hội đồng chọn SGK ở 10 môn học và 1 hoạt động trải nghiệm.
Mỗi hội đồng có 15 thành viên. Trong đó Q. Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng. Phó Chủ tịch hội đồng là Phó Giám đốc Sở GD&ĐT. Thư ký là trưởng phòng, chuyên viên Phòng GD&ĐT của Sở. 12 ủy viên là chuyên viên các Phòng giáo dục và giáo viên các trường học trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, thành lập hội đồng quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về hoạt động của hội đồng, xây dựng và tổ chức thưc hiện kế hoạch hoạt động. Chủ tịch phải phân công nhiệm vụ cho Phó Chủ tịch hội đồng, thư ký hội đồng và các ủy viên hội đồng. Chủ tịch còn có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị UBND TP xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình lựa chọn SGK.
Các trường tập huấn cho giáo viên về chương trình sách giáo khoa.
Hội đồng lựa chọn SGK tổ chức họp, thảo luận, đánh giá trên cơ sở danh mục các trường đã lựa chọn, bỏ phiếu kín chọn một hoặc một số SGK cho mỗi môn học. Trong đó, sách được chọn phải đảm bảo đạt 1/2 số phiếu đồng ý lựa chọn. Trường hợp môn học không có SGK nào đạt trên 1/2 số phiếu đồng ý lựa chọn, hội đồng thảo luận và bỏ phiếu lựa chọn lại cho đến khi có ít nhất 1 SGK cho mỗi môn học đạt trên 1/2 số phiếu đồng ý lựa chọn.
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, minh bạch. Cuộc họp phải đảm bảo đủ các thành viên theo quy định, kết quả của mỗi cuộc họp được lập biên bản trong đó bao gồm đầy đủ ý kiến của các thành viên, có chữ ký và công khai tại hội đồng.
Hội đồng tổng hợp đề xuất danh mục SGK để sử dụng trong các trường học thành biên bản, có chữ ký của các thành viên và chuyển giao cho Sở GD&ĐT. Ngoài ra, hội đồng còn xem xét và quyết định việc điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK lớp 1 dựa trên báo cáo tổng hợp các kiến nghị điều chỉnh, bổ sung của các nhà trường...
Dự kiến, đầu tháng 5, UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ công bố danh mục SGK sử dụng cho năm học 2021-2022. Đồng thời, công bố công khai trên các trang thông tin điện tử
Đề xuất sách phù hợp nhất với trường
Bà Trần Thị Dung Huế - Hiệu trưởng Trường tiểu học Thạch Đài (huyện Thạch Hà) cho biết: "Trường chúng tôi đã tiến hành cho các giáo viên đọc, nghiên cứu rồi thảo luận, nhận xét về các bộ SGK lớp 2, đồng thời đã có văn bản báo cáo gửi về phòng GD&ĐT".
"Nhìn chung, mỗi bộ SGK đều có ưu và khuyết điểm khác nhau. Chúng tôi đề xuất chọn bộ Cánh Diều vì thấy nội dung SGK này có những hình ảnh, câu, từ, ngữ cảnh... gần gũi với học sinh và phù hợp với giáo viên giảng dạy" - bà Huế cho hay.
Một số trường tổ chức dạy thí nghiệm, học sách rất hào hứng.
Cô Nguyễn Thu Th. - giáo viên môn ngữ Văn, Trường THCS Nam Hà (TP Hà Tĩnh) nhận định: "Cả ba đầu sách môn ngữ văn lớp 6 thuộc bộ Chân trời sáng tạo, Cánh diều và Kết nối tri thức với cuộc sống đều có những điểm nổi trội khác nhau. Sách ngữ văn Chân trời sáng tạo có điểm nổi bật là viết theo chủ điểm, thể hiện tính "mở" khá rõ ràng và kết nối văn chương với cuộc sống.
"Tôi nghĩ nếu Hà Tĩnh chọn sách này thì giáo viên bắt buộc phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy năng lực - phẩm chất của học sinh" - cô Th. nhấn mạnh.
Còn cô Nguyễn Thanh B. - giáo viên ngữ Văn, Trường THCS Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) có nhận định riêng: "Bản thân tôi khi nghiên cứu 3 bộ sách thì thấy bộ Cánh Diều rất đặc thù, dễ soạn giáo án, hình ảnh minh họa rõ nét, phù hợp cho giáo viên khi đứng lớp và truyền đạt bài giảng".
Giáo viên này nói thêm: "Sách ngữ văn 6 thuộc bộ Cánh diều có ưu điểm là biên soạn theo thể loại văn kể - miêu tả, văn nghị luận, văn thuyết minh... Nội dung sách có vẻ như kế thừa khá nhiều nội dung bộ SGK ngữ văn hiện hành. Vì vậy, nó có cảm giác quen thuộc và dễ chịu. Tôi cho rằng điều quan trọng khi chọn sách là hội đồng đưa tiêu chí nào lên đầu tiên mà thôi" .
"Hội đồng chọn sách sẽ làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, minh bạch, nghiêm túc và trách nhiệm. Tất cả thành viên trong hội đồng bộ môn không bị chi phối bởi một điều gì. Kết quả của mỗi cuộc họp hội đồng đều được lập thành biên bản và được công khai tại hội đồng" - ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết.
Học bổng tiến sĩ cho 7.300 giảng viên: Tuyển chọn ra sao? Từ nay đến năm 2030, sẽ có khoảng 7.300 giảng viên được cấp học bổng đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài hoặc phối hợp giữa các trường đại học Việt Nam và trường đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới Theo Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục...