Giảng viên trẻ truyền lửa cho sinh viên học nghề
Từ nhỏ đã ước mơ làm cô giáo, nhưng trở thành giáo viên dạy nghề điện công nghiệp như hiện tại thì đúng là một điều khác biệt với số đông của thạc sĩ Lâm Hoàng Cát Tiên.
Thạc sĩ Lâm Hoàng Cát Tiên hạnh phúc trong ngày sinh viên nhận bằng tốt nghiệp – HỮU NGHĨA
Thạc sĩ Lâm Hoàng Cát Tiên (27 tuổi), giảng viên ở bộ môn điện công nghiệp, khoa Điện-Điện tử Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, được nhiều sinh viên học nghề yêu quý.
Nữ giảng viên giữa lớp học toàn nam sinh – HỮU NGHĨA
Cát Tiên kể: “Từ khi còn nhỏ bản thân tôi đã có ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành một cô giáo. Thêm nữa khi đi học trung học, môn học mà tôi thích nhất là vật lý và các giờ học thực hành ở trường. Việc nhìn thấy các thí nghiệm về điện như mắc mạch điện làm cho đèn sáng, động cơ quay… thực sự làm tôi thích thú”.
Trước khi đặt bút viết hồ sơ xét tuyển vào ĐH, Cát Tiên đã tìm hiểu các ngành học về điện và quyết định chọn ngành sư phạm kỹ thuật Điện – Điện tử của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM là nguyện vọng 1, đúng với ngành học mà cô yêu thích từ nhỏ.
Là nữ sinh duy nhất trong lớp có gần 50 sinh viên, học một ngành học tưởng chừng chỉ dành cho nam giới, nhưng Cát Tiên có kết quả học tập rất cao và được tuyển thẳng lên cao học. Sau khi có bằng thạc sĩ, Cát Tiên nộp hồ sơ vào Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng và trở thành giảng viên chuyên ngành điện tại trường này.
Truyền cảm hứng giữa những thiết bị khô khan
Video đang HOT
Cát Tiên chia sẻ là giảng viên nữ của một ngành học được cho khô khan, khó khăn. Khó khăn là khi giảng dạy các tiết thực hành, việc làm cho sinh viên lắng nghe như tin tưởng vào mình là một vấn đề không đơn giản. Vì thế ngoài giờ dạy, Cát tiên tự rèn luyện tay nghề ở các môn học thực hành đến khi nhuần nhuyễn, sẵn sàng hỗ trợ khi sinh viên gặp sự cố trong thao tác.
Hình ảnh một giảng viên nữ đầy tâm huyết và sức trẻ giữa xưởng thực hành với những thiết bị nghề, chắc chắn sẽ khiến cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn và giúp sinh viên có thêm cảm hứng học tập.
Cô Cát Tiên bên một nữ sinh hiếm hoi – HỮU NGHĨA
Cát Tiên kể: “Năm đầu tiên làm giáo viên chủ nhiệm, tôi gặp một bạn sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bạn phải làm thêm kiếm tiền gửi về nuôi mẹ ở quê. Trong lúc cần tiền, bạn đã tham gia cá độ đá banh, bị nợ rất nhiều phải bỏ nhà và không tham gia học tiếp nữa. Sau đó thì gia đình cũng tìm được bạn và cố gắng trả số tiền nợ đó. Sinh viên này đã liên hệ với tôi sau khi biết bạn có ý muốn được trở lại trường. Tôi đã tư vấn và động viên bạn nhập học lại từ đầu và mới đây bạn khoe được nhận học bổng cho sinh viên giỏi nhất lớp. Điều đó làm tôi cảm thấy rất vui và có thêm động lực làm để tiếp tục với nghề”.
Thạc sĩ Cát Tiên cho tằng hiện nay việc học nghề đã trở thành lựa chọn hàng đầu của không ít học sinh lớp 12. “Các em chủ động liên hệ với trường để được tư vấn về các ngành học từ rất sớm. Tôi mong đào tạo nghề sẽ được xã hội quan tâm nhiều hơn, vì công nhân kỹ thuật là nền tảng của các nhà máy cũng như các phân xưởng sản xuất. Cần phải chú trọng và phát triển hơn nữa đội ngũ công nhân kỹ thuật vững tay nghề”, Cát Tiên bày tỏ.
Ngoài ra, Cát Tiên cũng hy vọng khối ngành kỹ thuật có thêm nhiều nữ sinh quan tâm lựa chọn, vì thời nay con người làm chủ máy móc, máy móc hỗ trợ con người nên công việc không còn cực nhọc, vất vả như đa số người học nghề vẫn suy nghĩ lâu nay.
Tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp năm 2020: Khởi sắc, về đích sớm
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dù các trường đại học (ĐH) công lập áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh, nhất là xét tuyển học bạ THPT, nhưng tuyển sinh của hệ thống giáo dục nghề nghiệp lại khởi sắc hơn so với năm 2019.
Đặc biệt, nhiều trường cao đẳng (CĐ) đã về đích rất sớm ngay từ khi các trường ĐH công bố điểm chuẩn đợt 1. Nhiều trường ĐH hiện nay vẫn tiếp tục xét tuyển bổ sung nhưng thu hút ít thí sinh.
Đủ chỉ tiêu từ sớm
Chỉ tiêu tuyển sinh năm nay của Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TPHCM là 2.225, nhưng trường đã có 2.500 thí sinh nhập học và khai giảng từ giữa tháng 10. PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Dù tuyển sinh năm nay dự báo rất khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các trường ĐH xét tuyển học bạ quá nhiều, nhưng kết quả tuyển sinh của trường lại tốt hơn năm ngoái. So với năm 2019, năm nay trường đủ chỉ tiêu sớm hơn khoảng 2 tuần và tổ chức khai giảng sớm cho sinh viên nhập học.
Thầy và trò bên trang thiết bị hiện đại chuyên ngành tự động hóa tại Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Trong khi đó, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng cũng tuyển đủ 2.800 chỉ tiêu từ rất sớm. Đại diện nhà trường cho biết, năm nay trường áp dụng thêm phương thức xét học bạ với xét kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT, kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM. Thống kê kết quả cho thấy, ở cả 3 phương thức điểm trúng tuyển của thí sinh rất cao so với năm 2019.
Điểm chuẩn vào trường tăng so với năm 2019 từ 5-7 điểm. TS Lê Đình Kha, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, năm nay trường dành 60% chỉ tiêu để xét tuyển học bạ, nên số chỉ tiêu dành cho điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ còn 40%. Trong khi đó, số lượng hồ sơ nộp vào rất cao và phổ điểm thí sinh cũng tăng 1-2 điểm.
Năm 2019 ngành công nghệ ô tô có điểm chuẩn là 25,25 thì nay là 31, ngành kế toán từ 16 tăng lên 22, ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí từ 22,5 tăng lên 29 điểm... Các trường CĐ công lập của TPHCM như Trường CĐ Lý Tự Trọng, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng, Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TPHCM, Trường CĐ TPHCM... cũng tuyển đủ chỉ tiêu từ đầu tháng 10.
Các trường CĐ ngoài công lập kết quả tuyển sinh cũng khởi sắc. Th.S Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TPHCM cho biết: Kết quả tuyển sinh năm nay khá hơn năm 2019, gần 700 thí sinh nhập học, đáng mừng là kết quả đầu vào cao hơn. Thủ khoa của trường lên đến 24,3 điểm. Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn cũng có hơn 1.100 thí sinh đã đóng học phí và xác nhận nhập học.
Trường CĐ Viễn Đông chỉ tiêu là 1.500 nhưng đã tuyển được 1.800 sinh viên. Ngay từ đầu tháng 9, khi các trường ĐH chưa công bố điểm chuẩn đợt 1, trường đã tuyển được 80% chỉ tiêu và tổ chức khai giảng. Tuy nhiên, có một số trường CĐ ở các địa phương tuyển sinh khó khăn. Nhiều trường đến thời điểm này mới tuyển được khoảng 40%-50% chỉ tiêu.
Đầu ra quyết định tất cả
TS Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông cho biết: Sức hút của phần đông các trường CĐ tại TPHCM có nhiều nguyên nhân, bên cạnh uy tín vốn có của các trường thì chất lượng đào tạo là yếu tố quan trọng nhất.
Những năm gần đây, các trường CĐ đã đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành thực tập để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhờ vậy, người học ra trường nhanh chóng kiếm được việc làm.
TS Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn cho rằng, chương trình đào tạo của các trường CĐ giờ đã thay đổi nhiều, gắn chặt với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Các trường mạnh dạn ký kết với doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra, giúp người học an tâm. Điều này đã giúp cho các trường CĐ thoát khỏi sức ì, năng động hơn, giúp cho phụ huynh và thí sinh tin tưởng lựa chọn.
Đối với Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng TPHCM, kết quả tuyển sinh năm nào cũng dẫn đầu về điểm tuyển so với cả nước. Nhiều ngành điểm chuẩn còn cao hơn cả đại học. TS Lê Đình Kha cho biết: "Nhiều năm nay, kết quả tuyển sinh của trường luôn tốt về số lượng cũng như chất lượng. Ngoài thương hiệu, chất lượng đào tạo của trường thì đầu ra không đủ đáp ứng như cầu tuyển dụng của doanh nghiệp chính là sức hút lớn nhất đối với thí sinh". Đây cũng là trường CĐ duy nhất của cả nước có 2 ngành công nghệ kỹ thuật điện - điện tử và công nghệ kỹ thuật cơ khí đạt chuẩn kiểm định ABET từ năm 2018.
Nguyên nhân nhiều trường CĐ năm 2020 tuyển sinh thành công được Th.S Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TPHCM nhận định: Thứ nhất, các chính sách vĩ mô đã tác động đến việc phân luồng sau THPT và sắp tới là sau THCS. Thứ hai, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đặc biệt quan tâm đến vấn đề chất lượng, đến nay đã có 3 trung tâm kiểm định của giáo dục nghề nghiệp. Điều này giúp thay đổi về chất lượng đào tạo, thay đổi quan điểm của xã hội về học nghề. Chính những yếu tố này giúp người học yên tâm khi theo học nghề, bởi chi phí thấp hơn so với ĐH, nhanh ra trường và dễ kiếm việc làm.
TS TRƯƠNG ANH DŨNG, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB-XH: Tỷ lệ lao động tham gia học nghề ngày một tăng
Năm 2020, mục tiêu tuyển sinh của hệ thống giáo dục nghề nghiệp cả nước là 2.260.000 người, trong đó trung cấp và CĐ đạt 580.000 người, còn lại là sơ cấp và các chương trình khác. Mặc dù chịu tác động bởi dịch Covid-19 nhưng cuối tháng 9-2020 hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã tuyển được hơn 90% so với cùng kỳ. Dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ hoàn thành các chỉ tiêu tuyển sinh. Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã gần như tuyển đủ, thậm chí vượt chỉ tiêu.
Có được kết quả trên là nhờ làm tốt công tác truyền thông, nhận thức người dân đã có những thay đổi. Từ đó, tỷ lệ lao động tham gia học nghề ngày một tăng. Thêm vào đó, các cơ sở đào tạo cũng nâng cao chất lượng đào tạo, cam kết giải quyết việc làm cho lao động sau học nghề... Tất cả những điều này đã góp phần cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng tay nghề cao hơn cho thị trường lao động trong nước và quốc tế.
* Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức (TDC - TPHCM) năm 2020 tuyển trên 3.000 học sinh, sinh viên ở 24 ngành hệ CĐ và 7 ngành hệ trung cấp thuộc các lĩnh vực: công nghệ - kỹ thuật, kinh tế - dịch vụ và ngôn ngữ. Từ tháng 7-2020, TDC đã tạm ngưng nhận đăng ký trực tuyến 3 ngành học gồm tiếng Nhật, tiếng Hàn, công nghệ kỹ thuật ô tô cho khóa đào tạo của năm học 2020-2021. Mới đây, trường tiếp tục thông báo tạm ngưng tuyển sinh trực tuyến thêm với 4 ngành khác gồm quản trị nhà hàng, quản trị khách sạn, quản trị kinh doanh và thiết kế đồ họa. Nguyên nhân là số lượng thí sinh đăng ký đã vượt quá chỉ tiêu.
* Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng (TPHCM) tuyển 4.750 chỉ tiêu hệ CĐ. Trong đó, các ngành đào tạo CĐ chất lượng cao thuộc Khoa Cơ khí, Điện - điện tử, Khoa Động lực, May - thời trang, Nhiệt - lạnh, Công nghệ thông tin và Kinh tế, mỗi ngành tuyển 30 chỉ tiêu. Riêng các ngành đào tạo CĐ chính quy có chỉ tiêu cao hơn. Các ngành thuộc Khoa Công nghệ thông tin cũng có chỉ tiêu tuyển cao, như ngành lập trình máy tính, quản trị mạng máy tính, thiết kế đồ họa, công nghệ kỹ thuật máy tính - mỗi ngành tuyển từ 110-150 chỉ tiêu. Hay như các ngành lắp đặt thiết bị lạnh, công nghệ kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, vận hành và sửa chữa thiết bị lạnh (thuộc Khoa Nhiệt - lạnh)... số chỉ tiêu khá cao, cao nhất là 150 chỉ tiêu/ngành. Điều này cho thấy khối ngành công nghệ kỹ thuật vẫn dẫn đầu trong chỉ tiêu tuyển sinh của các trường nghề.
* Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TPHCM tuyển 1.260 chỉ tiêu cho 20 ngành nghề. Sau đợt 1 xét tuyển đã có 1.119 thí sinh nhập học. Đến cuối tháng 10 trường đã tuyển đủ chỉ tiêu.
* Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng năm 2020 có thêm 10 ngành học mới, nâng tổng số ngành đào tạo tại trường lên 50 ngành với chỉ tiêu 5.000 - 5.400 thí sinh. Một số ngành như công nghệ ô tô, công nghệ thông tin, đồ họa, nhà hàng, khách sạn... trường tuyển vượt 10% - 15% chỉ tiêu để bù trừ.
Có nên giáo dục hướng nghiệp cho học sinh từ tiểu học? Mặc dù ủng hộ quan điểm hướng nghiệp cho học sinh cần thực hiện sớm nhưng nhiều ý kiến cho rằng, ở cấp tiểu học chỉ cần giúp các em làm quen với các loại nghề nghiệp chứ chưa thể đặt mục tiêu to tát là hướng nghiệp. Theo dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm...