Giảng viên không chỉ dạy mà phải nghiên cứu
Đó là một trong những kiến nghị được nêu ra tại hội nghị chất lượng giáo dục ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2018 diễn ra ngày 21-11.
TS Nguyễn Quốc Chính phát biểu tại hội nghị ngày 21-11 – Ảnh: TRẦN HUỲNH
Hiện nay, ĐH Quốc gia TP.HCM đang dẫn đầu cả nước về số lượng chương trình được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA với 45 chương trình, chiếm 40% tổng số chương trình được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn này của cả nước.
ĐH này còn có ba chương trình đào tạo thạc sĩ được đánh giá ngoài chính thức theo AUN-QA.
Tính đến cuối năm 2018, ĐH Quốc gia TP.HCM có 13 chương trình đạt chuẩn bởi các tổ chức kiểm định quốc tế uy tín khác (ABET, CTI, FIBAA…)
Chủ yếu tập trung vào hoạt động đào tạo
Video đang HOT
Tuy nhiên, đánh giá về công tác đảm bảo chất lượng tại ĐH Quốc gia TP.HCM giai đoạn 2016-2018, TS Nguyễn Quốc Chính – giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết vẫn còn nhiều hạn chế.
Hệ thống đảm bảo chất lượng chủ yếu tập trung vào hoạt động đào tạo, chưa triển khai tương xứng tới các mảng khác như nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng. Đồng thời, đại học này vẫn chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu về đảm bảo chất lượng để hỗ trợ giám sát, đánh giá, cải tiến chất lượng liên tục tại các đơn vị.
Phần lớn đội ngũ nhân sự đảm bảo chất lượng tại đại học này là cán bộ kiêm nhiệm tại các khoa/ phòng ban. Do đó, đội ngũ này liên tục có sự thay đổi trong quá trình triển khai. Điều này gây khó khăn cho các đơn vị trong mục tiêu phát triển liên tục.
Ngoài ra, ông Chính còn cho rằng: “Chính sách cho chương trình đạt chuẩn kiểm định còn thiếu và chưa đồng bộ ở cấp ĐH Quốc gia TP.HCM và tại đơn vị. Công tác quản lý, giám sát việc cải tiến chất lượng đối với các chương trình sau đánh giá, kiểm định vẫn còn hạn chế”.
Cần quy rõ trách nhiệm giảng viên phải nghiên cứu
PGS.TS Lâm Quang Vinh – trưởng ban khoa học và công nghệ ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng cần xây dựng và hoàn thiện quy chế quy định quyền và nghĩa vụ của giảng viên, quy rõ trách nhiệm trong thực hiện các công việc, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu khoa học.
“Nếu sau 3 năm cán bộ, giảng viên không công bố bài báo trong và ngoài nước cần có biện pháp xử lý rõ ràng”, ông Vinh kiến nghị.
Ở góc độ đơn vị thành viên, TS Nguyễn Vũ Phương – trưởng phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng Trường ĐH Kinh tế – luật kiến nghị cần có những giá trị và hành động nhất quán, hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong cần có cơ chế, công cụ kiểm soát/giám sát.
Một khía cạnh quan trọng của cơ chế hệ thống kiểm soát quản lý nằm trong văn hóa kiểm soát được thiết kế để khuyến khích sự giám sát chung, giám sát lẫn nhau.
Theo tuoitre
Đào tạo thạc sĩ: Con gà đẻ trứng vàng!
Những khoản học phí chính thức, những khoản đóng góp không chính thức, những món quà... giúp nhà trường và giảng viên tham gia đào tạo thạc sĩ khoản thu nhập đáng kể.
ảnh minh họa
Liên kết đào tạo thạc sĩ thường là các cơ sở như ĐH, CĐ, trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên... Ở địa phương tôi, trung tâm bồi dưỡng văn hóa cũng liên kết với trường ĐH khác đào tạo thạc sĩ.
Lợi nhuận khủng
Có thể thấy lợi nhuận thu được từ việc đào tạo thạc sĩ đã chi phối mọi chuyện. Những khoản học phí chính thức, những khoản đóng góp không chính thức, những món quà... giúp nhà trường và giảng viên tham gia đào tạo thạc sĩ khoản thu nhập đáng kể.
Đó là chưa nói đến trong và sau đào tạo là những mối quan hệ cũng... đáng kể. Rồi các cơ sở vệ tinh ăn theo đào tạo thạc sĩ như tổ chức thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ, dịch vụ in ấn - photo tài liệu, bán tài liệu, nhận đăng bài viết cho học viên trên tạp chí khoa học.
Đó là chưa kể đến sự tham gia của "cò" những dịch vụ trên. Có thể ví đào tạo thạc sĩ là con gà đẻ trứng vàng.
Người theo học thạc sĩ cũng đa dạng. Đó là sinh viên vừa tốt nghiệp do chưa tìm được việc làm; công chức - viên chức theo học để được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Số này ngày càng đông vì có trường hợp theo học thạc sĩ để qua được rào cản do bằng ĐH của họ không chính quy.
Công bằng mà nói, có người học để nâng cao trình độ, phát triển kiến thức, thỏa mãn đam mê nghiên cứu, tìm tòi nhưng tỉ lệ đó không cao.
Theo TTO
Giáo dục Quảng Trị với cuộc Cách mạng 4.0 đã diễn ra như thế nào? Năm 2018, ngành giáo dục Quảng Trị đã có sự thay đổi lớn về công tác quản lý với kết quả đặc biệt, nhờ có chiến lược đúng trong việc triển khai và áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành. Quản trị CSDL kiểu 4.0 Quảng Trị là tỉnh không lớn, chỉ có 32 trường THPT, 10 trung...