Giảng viên Học viện Tài chính: Tận tâm với nghề giáo, tận hiến với công tác Đoàn
Tâm huyết, nhiệt tình và đầy trách nhiệm đó là những cụm từ mà các sinh viên Học viện Tài chính miêu tả người thầy, người thủ lĩnh Đoàn của Học viện-Tạ Đình Hòa.
Gắn bó với “ngôi nhà của tuổi thanh xuân”
Tốt nghiệp Học viện Tài chính năm 2008, đến năm 2012, cựu sinh viên Tạ Đình Hòa quay trở lại giảng đường với một vai trò mới, đó là trở thành giảng viên của Học viện. Năm 2015, người thầy trẻ học lên Thạc sĩ. Đến năm 2021, thầy giáo Tạ Đình Hòa xuất sắc hoàn thành chương trình Tiến sĩ. Trong tất cả quá trình học tập đó, thầy đều gắn bó với Học viện Tài chính, nơi thầy gọi là “ngôi nhà của tuổi thanh xuân”.
Nhiều năm học tập và công tác với Học viện, tiếp xúc với các thế hệ học trò, thầy luôn lắng nghe và thấu hiểu sinh viên của mình. Ngay từ những ngày đầu đứng trên bục giảng, người thầy trẻ đã cố gắng nhanh chóng hòa mình vào môi trường sư phạm.
“Thầy cô giờ đã trở thành đồng nghiệp, các em khóa dưới trở thành học trò, nên mọi thứ với tôi dù có chút thay đổi nhưng cũng rất đỗi thân quen và gần gũi. Cho đến bây giờ, với tôi mỗi giờ lên lớp, thầy cô không chỉ trao truyền tri thức của môn học mình phụ trách, mà còn cùng học trò chia sẻ, học hỏi nhau cách sống, cách ứng xử, cách làm một người đàng hoàng, chân chính. Tôi đưa cách làm, còn các trò trực tiếp triển khai”, thầy Hòa chia sẻ.
Thầy Tạ Đình Hòa say mê truyền thụ kiến thức cho sinh viên. Ảnh: NVCC
Nhớ về những kỷ niệm khi mới trở thành giảng viên, thầy Hòa tâm sự: “Năm 2012 khi mới công tác tại Học viện, đó là một buổi sáng, giờ kiểm tra môn Tiếng Anh do tôi phụ trách, tôi cho từng bạn sinh viên kiểm tra vấn đáp. Tới bạn cuối cùng cũng là đến gần 12 giờ trưa, một bạn nữ bước vào. Không rõ câu hỏi khó quá, hay áp lực quá mà bạn ấy ôm mặt khóc rồi chạy thẳng ra ngoài. Tôi không biết lúc đó sinh viên nghĩ gì nhưng thực sự cảm thấy khó xử. Đây có lẽ là “tai nạn nghề nghiệp” đầu đời khi ở vai trò giảng viên mà tôi nhớ mãi”.
Nhưng “tai nạn nghề nghiệp” đầu tiên ấy mang đến những kinh nghiệm quý giá trong xử lý các tình huống sư phạm của thầy Hòa hôm nay. Để đến bây giờ, thầy có thể tự tin nói “mình hiểu các bạn sinh viên muốn và cần gì để cố gắng vừa truyền thụ kiến thức, vừa trao đổi, đối thoại, hiểu rõ hơn quan điểm học tập và hoàn cảnh riêng của mỗi học trò”. Những thế hệ sinh viên của Học viện Tài chính luôn nhớ đến hình ảnh một thầy giáo trẻ luôn sẵn sàng lắng nghe từng phản hồi của sinh viên, luôn cố gắng tạo ra bầu không khí sôi nổi trong lớp và luôn quan tâm tới học trò.
Người thủ lĩnh Đoàn năng động và sáng tạo
Không chỉ được nhớ đến với vai trò là người thầy giỏi chuyên môn, giảng viên Tạ Đình Hòa còn ghi dấu ấn với vai trò Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Học viện Tài chính – rất nhiệt huyết, luôn đổi mới tư duy.
Thầy thường xuyên tổ chức các chiến dịch tình nguyện, các hoạt động từ thiện, hiến máu cũng như thúc đẩy các chương trình phát triển năng lực cho sinh viên như: sinh viên sáng tạo khởi nghiệp; liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên môn, các hoạt động kết nối việc làm.
Nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao hấp dẫn do thầy Hòa triển khai thực hiện thu hút đông đảo sự tham gia của đoàn viên thanh niên trong và ngoài Học viện. Đặc biệt kể đến như: Cuộc thi Tìm kiếm tài năng Anh ngữ cấp thành phố Hà Nội (Học viện Tài chính vô địch 3 năm liên tiếp từ năm 2018 đến năm 2020); Sinh viên thanh lịch; AOF’s Got Talent; Khởi nghiệp trẻ; You Can; AOF Case Competition; các giải thể thao sinh viên,… Ngoài ra, thầy còn trực tiếp chỉ đạo ban phát thanh tiếp tục duy trì và phát triển Bản tin sinh viên Tài chính AOF NEWS dưới dạng video ra thường kỳ 1 tuần/số, với format và nội dung ngày một thay đổi. Bản tin này đã được Thành Đoàn Hà Nội công nhận là mô hình thanh niên tiêu biểu của thành phố.
Từ tháng 4/2022, được giao nhiệm vụ là Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện, nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của mình trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên, thầy Tạ Đình Hòa luôn mạnh dạn đổi mới sáng tạo với các ý tưởng nâng cao chất lượng đoàn viên, phát huy các hoạt động Đoàn trong Học viện và thành phố.
Video đang HOT
Người thủ lĩnh Đoàn gần gũi với sinh viên. Ảnh: NVCC
Không những là một Bí thư Đoàn gương mẫu, thầy còn là Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Hỗ trợ khởi nghiệp của Học viện Tài chính. Tại đây, thầy đã tích cực tham mưu, tổ chức thực hiện các chương trình, sự kiện thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong sinh viên của Học viện nói riêng và sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung. Đó là tạo lập “Không gian sáng tạo” trong khuôn viên nhà trường; mở các lớp học về Tài chính – Thuế hỗ trợ khởi nghiệp; bảo trợ chuyên môn cho các cuộc thi và ý tưởng khởi nghiệp.
Vừa là giảng viên, vừa là Bí thư Đoàn, thầy Hòa luôn chú trọng công tác phát triển đảng viên trẻ trong Học viện. Luôn trau dồi kiến thức từng ngày, bên cạnh công tác Đoàn, thầy còn là chủ nhân của các bài nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu khoa học cũng như các sáng kiến cấp Bộ trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
10 năm và những dấu ấn khó phai
Với những đóng góp đáng tự hào cho Học viện Tài chính, thầy Tạ Đình Hòa đã nhiều lần được tuyên dương, khen thưởng, nhận bằng khen cấp Bộ, ngành. Và đặc biệt là danh hiệu “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương năm 2022.
“Những giải thưởng này là niềm tự hào, vinh dự lớn với tôi. Đó là sự ghi nhận các tổ chức với những nhà giáo trẻ, cũng là động lực để chúng tôi tiếp tục cố gắng trau dồi, mài giũa, phát huy năng lực, chuyên môn của một nhà giáo, kết hợp cùng bản lĩnh, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của của một người cán bộ Đoàn.
Với tôi, giải thưởng có được không chỉ nhờ nỗ lực của cá nhân mà còn nhờ sự ủng hộ giúp đỡ của Học viện Tài chính, của Thành đoàn Hà Nội, đồng nghiệp, gia đình và đặc biệt là những thế hệ học trò mà tôi đã được đồng hành. Nhận những giải thưởng cao quý này không phải để tự huyễn hoặc bản thân, làm thành tích báo cáo mà là để tôi nỗ lực và cố gắng hơn, hoàn thiện mình hơn nữa”, thầy Hòa chia sẻ.
Thầy Tạ Đình Hòa là 1 trong 100 nhà giáo trẻ tiêu biểu được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tuyên dương. Ảnh: NVCC
Trong tương lai, thầy Tạ Đình Hòa sẽ tiếp tục sống hết mình với công tác Đoàn, đồng thời trau chuốt bài giảng, giáo án, tích cực hướng dẫn các nhóm sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. 10 năm gắn bó với Học viện Tài chính với tư cách giảng viên là quãng thời gian không hề ngắn nhưng người thầy tận tụy sẽ không bao giờ tắt lửa đam mê, vẫn sẽ luôn không ngừng học hỏi, lắng nghe và tự đặt ra cho những mục tiêu mới cho riêng mình.
Để hoàn thiện bản thân, thầy đã đề ra và luôn nỗ lực thực hiện ba nguyên tắc, đó là luôn cố gắng khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; luôn giữ vững tư tưởng, lập trường quyết định nhất quán, quyết tâm, không ngừng trau dồi, mở mang kiến thức, học tập mọi người xung quanh; Và đặc biệt là sống hòa nhã, yêu thương, giúp đỡ mọi người, giữ vững tâm – đức của người giáo viên.
Thầy Tạ Đình Hòa với các thành tích được khen tặng:
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính các năm 2018, 2021;
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2020;
Bằng khen của Ban Chấp hành Trung Ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các năm 2013, 2018, 2019, 2021;
Bằng khen của Ban Chấp hành Thành đoàn Hà Nội các năm 2014, 2015, 2016, 2019, 2022.
Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương năm 2022.
Giảng viên trẻ và bí quyết truyền cảm hứng học tập cho sinh viên
Với quan điểm cảm hứng là điều quan trọng cốt lõi, giảng viên trẻ đã khơi nguồn đam mê học tập và nghiên cứu cho nhiều học viên, sinh viên.
Giảng viên trẻ và bí quyết truyền cảm hứng học tập cho sinh viên.
Đổi mới phương pháp giảng dạy
Sau khi tốt nghiệp Đại học nghiên cứu tổng hợp kỹ thuật quốc gia Irkutsk - một trong những trường đại học tổng hợp kỹ thuật lớn nhất của Liên bang Nga, thầy giáo trẻ Trần Quang Quý (SN: 1988) tiếp tục theo học chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Nghiên cứu Quốc gia Kazan và trở về quê hương Thái Nguyên nhận nhiệm vụ giảng dạy tại trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ĐH Thái Nguyên) vào năm 2020.
Với vai trò là giảng viên bộ môn Khoa học máy tính, Khoa Công nghệ thông tin, giảng viên trẻ Trần Quang Quý mang trong mình nhiều hoài bão, lý tưởng, luôn tìm tòi nghiên cứu và không ngừng đổi mới nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để truyền cảm hứng và niềm đam mê học tập, nghiên cứu cho học viên và sinh viên.
Ngoài việc biên soạn các bài giảng, giáo án điện tử, TS. Trần Quang Quý còn là một trong những người đi đầu trong áp dụng phương pháp dạy học mới, hiệu quả như: Mô hình lớp học đảo ngược, hay phương pháp dạy học nhóm, phương pháp dạy học theo dự án, cùng sinh viên xây dựng và lưu trữ kho học liệu dùng chung...
TS, Trần Quang Quý không ngừng đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy truyền cảm hứng học tập và đam mê nghiên cứu khoa học cho học viên, sinh viên.
TS. Trần Quang Quý chia sẻ: Giáo dục và đào tạo là một trong các lĩnh vực được Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các cấp ưu tiên triển khai thực hiện. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông cũng không nằm ngoài dòng chảy đó, với vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, thời gian qua thầy và trò nhà trường đã và đang đẩy mạnh, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng các phần mềm số trong quản lý, giảng dạy, trong đó việc xây dựng kho học liệu dùng chung là nhiệm vụ cấp thiết.
Từ đó giúp sinh viên phát huy tính chủ động, rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin, giúp người học cá nhân hóa và có thể quyết định việc học tập theo nhu cầu của bản thân. Như vậy, với cách làm này bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.
Song song với việc hoàn thành tốt công tác giảng dạy, giảng viên trẻ Trần Quang Quý còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, trong đó nhiều đề tài, sáng kiến cấp tỉnh, cấp Bộ. Các đề tài đều được đánh giá cao, mang lại giá trị thiết thực, có ý nghĩa lớn nhằm số hóa các dữ liệu, góp phần xây dựng và đưa các đơn vị gắn với quá trình chuyển đổi số.
Ngoài ra anh còn tích cực tham gia viết nhiều bài báo khoa học, các bài tham luận chuyên sâu đăng tải trên các tạp chí khoa học, giáo dục có uy tín và kỷ yếu hội thảo, tọa đàm trong nước và quốc tế.
Sinh viên cần ưu tiên học ngoại ngữ
Thông thạo ba ngoại ngữ là Tiếng Anh, tiếng Pháp và Tiếng Nga, TS. Trần Quang Quý cho rằng, để hiện thực hóa ước mơ, sẵn sàng hội nhập, phát triển bản thân ở môi trường quốc tế bên cạnh các kiến thức, kỹ năng về công nghệ thì sinh viên cần quan tâm và ưu tiên học ngoại ngữ.
TS Trần Quang Quý (đứng thứ 3 từ trái sang) đưa đoàn sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông tham dự Olympic Tin học.
Lợi ích đầu tiên và sáng giá nhất từ việc học tốt ngoại ngữ đó là cá nhân người học có thể đọc hiểu và nghe hiểu rất nhiều thứ, như phim ảnh, sách vở, tra cứu thông tin, dữ liệu từ bản gốc. Nên việc biết nhiều ngoại ngữ cũng đem lại lợi thế có thể đọc, nghe, hiểu sâu và kỹ hơn những tinh túy trong bản gốc mà đôi khi bản dịch đã "rơi rụng" phần nào. Do đó, vượt qua rào cản ngôn ngữ chính là cơ hội để các bạn chinh phục ước mơ của bản thân.
Hiện nay, Tiếng Anh là một trong những môn học mũi nhọn được đầu tư bài bản, từ giáo trình, chương trình học cho đến đội ngũ giáo viên. Đây là thời điểm và môi trường rất thuận lợi để sinh viên trang bị và tích lũy vốn Tiếng Anh thành thạo ở tất cả các kỹ năng.
Chính vì vậy, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông nói riêng, sinh viên các trường học trên địa bàn Thái Nguyên nói chung ngay từ trên giảng đường bên cạnh việc chủ động tích lũy tri thức về công nghệ thông tin, chủ động cập nhật kịp thời những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới, các em hãy trau dồi vốn ngoại ngữ để có cơ hội cạnh tranh việc làm, mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa.
Luôn tích cực tham gia các hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên.
Bằng sự nhiệt huyết, trách nhiệm, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng viên trẻ Trần Quang Quý đã lan tỏa những năng lượng tích cực, tạo nên cảm hứng, truyền động lực, niềm đam mê học tập cho học viên, sinh viên.
Học làm thầy Song song với quá trình đào tạo, việc đẩy mạnh tự học, tự nghiên cứu là một trong những giải pháp quan trọng được Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Chính trị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Quán triệt tinh thần đó, học viên Hệ đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn (Hệ 2) không ngừng tìm...