Giảng đường thế kỷ 19 khó đào tạo nhân lực cho thời 4.0
Chúng ta đang có những người thầy, cán bộ quản lý của thế kỷ 20, sinh viên của thế kỷ 21 nhưng cơ sở vật chất, giảng đường của trường đại học vẫn đang ở thế kỷ 19.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng các trường đại học Việt Nam cần có nhiều thay đổi hơn nữa – Ảnh: TRẦN HUỲNH
Đó là thực trạng của giáo dục đại học Việt Nam được PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – nêu ra tại hội thảo khoa học quốc gia “Nhu cầu nhân lực cho phát triển trong bối cảnh cách mạng 4.0 và những đáp ứng của giáo dục đại học Việt Nam”.
Theo ông Dũng, chính những tồn tại, chậm đổi mới của phần lớn các cơ sở giáo dục đại học hiện nay dẫn đến việc chất lượng đào tạo chưa tốt, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao các trường đại học cung cấp chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
“Nếu chúng ta thấy rõ điều đó thì mới có thể làm tốt được. Tôi nghĩ, trong cách mạng công nghiệp 4.0 này chúng ta không nên nói lý thuyết nhiều mà phải bắt tay vào làm những việc thật cụ thể để sớm khắc phục hạn chế của giáo dục đại học”, ông Dũng nhấn mạnh.
PGS.TS Lưu Bích Ngọc – chánh văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực -cũng cho rằng các trường đại học cần những bước chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa để có thể đảm bảo thực hiện tốt công tác phát triển nguồn nhân lực trong tình hình mới.
GS.TS Nguyễn Đông Phong phát biểu tại hội thảo – Ảnh: TRẦN HUỲNH
Video đang HOT
Theo GS.TS Nguyễn Đông Phong – hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, mỗi cơ sở giáo dục đại học cần nghiên cứu kỹ những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong mỗi ngành nghề đào tạo.
“Đây là việc làm cụ thể có ý nghĩa thiết thực trong việc đổi mới ngành nghề đào tạo, cải tiến chương trình, phương pháp giảng dạy, gắn kết với tổ chức sử dụng lao động, doanh nghiệp và quốc tế hóa giáo dục đại học”, ông Phong kiến nghị.
Các đại biểu, nhà khoa học dự hội thảo đều cho rằng phải đổi mới mạnh mẽ giáo dục đại học. Muốn vậy cần phải có sự nỗ lực tự thân của các cơ sở giáo dục đại học, lãnh đạo các trường và sự định hướng, hỗ trợ của nhà nước, Hội đồng quốc gia giáo dục về những vấn đề như triết lý giáo dục, phát triển đại học định hướng nghiên cứu gắn với đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, dự báo thị trường lao động, đầu tư cho giáo dục đại học…
Hội thảo do Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực phối hợp với ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tổ chức ngày 23-11.
Theo tuoitre
Còn tới 13.000 giảng viên đại học có trình độ đại học
Hiện nay, cả nước còn khoảng 13.000 giảng viên trình độ đại học nhưng vẫn tham gia giảng dạy đại học dẫn đến tình trạng "cơm chấm cơm", chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ảnh minh họa
Đó là thống kê của Bộ GD&ĐT khi khảo sát về chuẩn trình độ giảng viên đại học hiện nay.
Cụ thể, năm học 2016-2017, tổng số giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học là 72.792 người (công lập: 57.634 người; ngoài công lập: 15.158 người).
Trong đó số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 người (chiếm 22,7%); trình độ thạc sĩ là 43.127 người
Toàn ngành giáo dục hiện có 4.687 giáo sư và phó giáo sư (chiếm 6,4% tổng số giảng viên), trong đó 574 giáo sư (chiếm 0,8%) và 4113 phó giáo sư (chiếm 5,6%).
(chiếm 59,2%); trình độ đại học và cao đẳng là 12.519 người (chiếm 17,2%); chuyên khoa I, II là 523 người; trình độ khác là 109 người.
Tổng số giảng viên trong các trường cao đẳng sư phạm là 3.493 người. Trong đó, giảng viên có trình độ tiến sĩ là 120 người (chiếm 3,4%); trình độ thạc sĩ là 2.187 người (chiếm 64,5%); trình độ đại học và cao đẳng là 1.049 người (chiếm 30.9%); trình độ khác là 5 người.
Tổng số giảng viên (bao gồm cả đại học và cao đẳng sư phạm) là 76.285, trong đó số giảng viên chưa đạt trình độ thạc sĩ là 14.205 chiếm 18,6%.
Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: "Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm."
Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam được đánh giá ở mức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các CSGDĐH còn nhiều bất cập.
Đội ngũ giảng viên, nhân tố quyết định thành công trong đào tạo nhân lực chất lượng cao, ở không ít CSGDĐH còn yếu về năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm, nhiều giảng viên mới có trình độ đại học nhưng tham gia giảng dạy đại học dẫn đến tình trạng "cơm chấm cơm", chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo đó, số lượng giảng viên hiện có cần được đạo tạo thạc sĩ để đáp ứng yêu cầu của Luật giáo dục sửa đổi là khoảng: 8.000 người (do loại trừ những ngành nghề đặc thù, về hưu, chuyển công tác và các đối tượng khác).
Bộ GD&ĐT tính toán, mỗi năm có khoảng 2000 giảng viên về hưu cần được bổ sung (76.285 giảng viên/35 độ tuổi).
Trong 5 năm gần nhất từ 2012 đến 2017 mỗi năm số giảng viên tăng (cơ học) bình quân khoảng 5%, do đó số giảng viên tăng thêm trong năm tới sẽ khoảng trên 3.000 người, trong đó số tăng mới này được xác định là hầu hết chưa được đào tạo thạc sĩ.
Như vậy, số giảng viên cần đào tạo để nâng trình độ đạt trình độ chuẩn là thạc sĩ khoảng 13.000 người. Dự kiến từ nay đến năm 2021 đào tạo xong số lượng khoảng 13.000 giảng viên có trình độ thạc sĩ.
Bộ GD&ĐT yêu cầu, các cơ sở giáo dục đại học cần có kế hoạch, chương trình đào tạo phù hợp với với yêu cầu nâng trình độ chuẩn đào tạo của giảng viên.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Thủ tướng: 'Xã hội chưa thấu hiểu vất vả của thầy cô' Lãnh đạo Chính phủ chia sẻ, áp lực đặt lên vai người thầy đang nặng nề hơn, trong khi đời sống, thu nhập chưa được cải thiện đáng kể. Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, chiều 19/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ 200 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Thủ tướng chia sẻ,...