Giảng dạy chương trình tú tài quốc tế tại VIệt Nam
Là tổ chức phi lợi nhuận của Thụy Sĩ chuyên cung cấp các chương trình giáo dục có chất lượng cao cho cộng đồng các trường học trên toàn thế giới, Tổ chức tú tài quốc tế (International Baccalaureate – IB) lần đầu tiên tổ chức diễn đàn mở tại Việt Nam để giới thiệu về chương trình giáo dục tú tài quốc tế đến các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.
Về Tổ Chức Tú Tài Quốc Tế
Được thành lập năm 1968, Tổ Chức Tú Tài Quốc Tế (IB) là một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên cung cấp các chương trình giáo dục có tính thử thách và có chất lượng cao cho cộng đồng các trường học. Trong 45 năm qua, các chương trình Tú Tài Quốc Tế đã đạt được danh tiếng về những tiêu chuẩn học thuật cao và chặt chẽ, nhằm chuẩn bị cho học sinh lối sống toàn cầu trong thế kỷ 21, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình và tốt đẹp hơn. Hiện có hơn một triệu học sinh theo học các chương trình Tú Tài Quốc Tế tại gần 3.700 trường học ở 146 quốc gia. Để tìm hiểu thêm, vui lòng truy cập trang web www.ibo.org/ibap.
Tổ Chức Tú Tài Quốc Tế (IB) là một tổ chức phi lợi nhuận
Vào ngày 10.01.2014, Diễn đàn mở đầu tiên tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại Trường Quốc Tế Đức (GIS). Sự kiện nhằm kết nối với quản lý cấp cao của các trường học và trường đại học. Nhân sự kiện này, Tổ Chức Tú Tài Quốc Tế mong muốn được gặp gỡ và trao đổi với đại diện các trường có quan tâm đến giáo dục quốc tế và mong muốn giảng dạy những chương trình nhằm chuẩn bị tốt hơn cho học sinh trong việc học ở đại học và sau đại học.
Gặp gỡ và trao đổi với đại diện các trường có quan tâm
Tổ chức Tú Tài Quốc Tế sẽ chia sẻ với khách tham dự những phát triển và sáng kiến gần đây của chương trình Tú Tài Quốc Tế trong phạm vi khu vực lẫn toàn cầu. Các trường tham dự diễn đàn sẽ hiểu biết thêm về việc giảng dạy các Chương Trình Tú Tài Quốc Tế và sự công nhận Chương Trình Trung Học Tú Tài Quốc Tế và Chương Trình Tú Tài Quốc Tế tại những điểm đến quan trọng của du học sinh quốc tế như Hoa Kỳ, Canada, Anh và Úc.
Video đang HOT
Tổ chức Tú Tài Quốc Tế sẽ chia sẻ với khách tham dự
Trường Quốc Tế Đức, một thành viên của hệ thống các trường học toàn cầu Nobel, hiện giảng dạy tất cả các chương trình Tú Tài Quốc Tế, bao gồm Chương Trình Tiểu học Tú Tài Quốc Tế (PYP), Chương Trình Trung Học Tú Tài Quốc Tế (MYP) và Chương Trình Tú Tài Quốc Tế (DP). Dự kiến vào cuối năm 2014, Trường Quốc Tế Đức sẽ đạt được danh hiệu Trường Quốc Tế IB.
Chương Trình Tú Tài Quốc Tế tại Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam có 8 trường quốc tế IB giảng dạy từ 1 đến 3 Chương Trình Tú Tài Quốc Tế. Có 4 trường giảng dạy Chương trình Tiểu Học Tú Tài Quốc Tế, 2 trường giảng dạy Chương Trình Trung Học Cơ Sở Tú Tài Quốc Tế và 8 trường giảng dạy Chương Trình Tú Tài Quốc Tế. Năm 2013, có 205 học sinh Chương Trình Tú Tài Quốc Tế tham dự kỳ thi lấy bằng Tú Tài Quốc Tế và có 25 học sinh đạt từ 40 đến 45 điểm. Tổ Chức Tú Tài Quốc Tế đã cấp phép giảng dạy Chương Trình Tú Tài Quốc Tế đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1996.
Liên hệ đại diện Tổ Chức Tú Tài Quốc Tế
Sebastien Barnard, Trưởng phòng Truyền thông & Marketing khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
Email: sebastien.barnard@ibo.org | Điện thoại di động: 65 9002 3930
Theo TNO
Giảng dạy đa ngoại ngữ trong trường học: Độc tôn tiếng Anh
Không cơ chế chính sách rõ ràng, thiếu giáo viên, thậm chí cả học sinh "đủ chuẩn"... đang là thách thức không nhỏ trong mục tiêu đẩy mạnh chủ trương dạy đa ngôn ngữ trong trường học của ngành giáo dục hiện nay.
Mới đây, tại hội thảo "Giảng dạy nhiều ngoại ngữ trong nhà trường: Lợi ích và thách thức" do Bộ GD&ĐT, Đề án ngoại ngữ quốc gia (NNQG) 2020 phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng, vấn đề này thêm lần nữa được "cày xới", trước nhiều khó khăn, thách thức.
Thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn đang là thách thức không nhỏ của chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học. Trong ảnh: Lớp tiếng Anh bậc tiểu học tại trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng). (Ảnh: Nguyễn Huy)
Tiếng Anh "độc tôn"
Theo quy định Bộ GD&ĐT, 5 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc) được giảng dạy chính trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tùy điều kiện từng địa phương, 1 trong 5 ngoại ngữ này sẽ được lựa chọn làm môn học bắt buộc trong nhà trường.
TS. Vũ Thị Tú Anh, Phó vụ Giáo dục Trung học, Phó ban thường trực Ban quản lý Đề án NNQG 2020, cho hay: Tiếng Anh vẫn là lựa chọn độc tôn, chiếm đến 98% tổng số học sinh học ngoại ngữ, còn lại là ngoại ngữ khác.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, chương trình tiếng Anh khối tiểu học, triển khai từ lớp 3 với gần 500.000 học sinh theo học. Cấp THCS và THPT, có đến hơn 7 triệu học sinh đăng ký.
Thống kê từ vụ này, năm học 2012-2013, số học sinh học chương trình tiếng Pháp (kể cả tiểu học) chỉ trên 80.000 học sinh; tiếng Nhật được triển khai tại 32 trường trên toàn quốc với hơn 5.200 em; ngoài ra số lượng học sinh học tiếng Đức, Trung Quốc chỉ ở con số vài nghìn. "Bộ đang gặp khó khăn trong việc duy trì dạy tiếng Nga ở phổ thông. Hiện trên toàn quốc chỉ có khoảng 14 trường THPT chuyên dạy tiếng Nga với gần 1.300 học sinh theo học", TS. Anh nói.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh ông Nguyễn Hoài Chương nhận định: hơn chục năm nay, TP Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh ngoại ngữ trong trường học. Trong đó, có một nhánh học theo chương trình tiếng Anh đề án của Bộ, còn lại theo chương trình tăng cường, tự chọn...
TS Anh cho hay: điểm mới theo chủ trương của Bộ, các địa phương được giao quyền tự chủ lựa chọn chương trình dạy ngoại ngữ 2. Thay vì quy định học từ lớp 6 đến 12, với số tiết 2-4 tiết/tuần (đạt bậc 2 hoặc bậc 3), các địa phương căn cứ trên điều kiện thực tế, linh hoạt lựa chọn các môn ngoại ngữ 2 phù hợp.
Ngổn ngang
Theo Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, ông Nguyễn Hoàng, giải pháp dạy đa ngôn ngữ trong trường học thiếu ổn định, bền vững và không nhất quán.
Có thời kỳ, ngành giáo dục rầm rộ dạy học tiếng Nga, sau đó lại ngắt quãng. Đội ngũ giáo viên này hoặc chuyển nghề, hoặc chuyển sang dạy ngoại ngữ khác. Giờ, tuyển sinh tiếng Nga khó khăn, thiếu giáo viên...
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Bến Tre nhận định rất khó duy trì các lớp ngoại ngữ 2 do thiếu cơ sở vật chất; nhiều ban giám hiệu các trường ngại mở lớp do thiếu định biên (khoán biên chế quỹ lương) thiếu SGK và các bộ tiêu chí đánh giá. Bà Đoàn Thị Minh Công, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương trăn trở: lo nhất là thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, học sinh "đạt chuẩn". Tiếng Anh là ngoại ngữ chính, tuy nhiên số giáo viên này đạt chuẩn chỉ chiếm dưới 30%.
Thống kê 42 tỉnh thành, tỉ lệ giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn theo quy định rất cao, gần 75% giáo viên tiểu học và 90% THPT chưa đạt chuẩn. Ông Nguyễn Hoàng Chương cho rằng: chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học được Chính phủ ban hành từ năm 1968, tuy nhiên, đến nay, ngoài đề án NNQG 2020, chúng ta chưa có nhiều chính sách rõ ràng, cụ thể.
Cái thiếu trước hết là cơ chế, chính sách, cần xác định đưa ngoại ngữ vào lớp nào, hình thức nào bắt buộc hay tự chọn rồi mới tính đến chất lượng dạy học ngoại ngữ. PGS.TS Thành đồng tình: phải có chính sách dạy đa ngoại ngữ cụ thể, gắn liền với chiến lược đổi mới toàn diện giáo dục, các chương trình giáo dục tổng thể, cần tính tới việc tăng thời lượng dạy hơn 1 ngoại ngữ.
Tiếng Pháp được xem như ngoại ngữ chính thứ 2, sau tiếng Anh. Chỉ riêng tiếng Pháp ngoại ngữ 2 có khoảng 40.000 học sinh theo học. Nhưng đến nay, Bộ chưa có bộ SGK chính thức. TS. Hồ Ngọc Trung (Viện ĐH Mở Hà Nội) kiến nghị: cần có chương trình tổng thể cho các bậc học, tránh tình trạng manh mún, thiếu nhất quán dạy học ngoại ngữ như hiện nay. Thực trạng sinh viên dù học 7 năm ngoại ngữ ở THPT nhưng vẫn phải đào tạo lại ở bậc ĐH.
Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc về trình độ tiếng Anh. Kết quả điều tra, khảo sát của tổ chức The English First tại 60 nước tham gia, năm 2013 Việt Nam vươn lên đứng vị trí số 28 về trình độ tiếng Anh vượt cả Trung Quốc, Nga, Y, Thái Lan... Năm 2011-2013, vị trí này của Việt Nam ở bậc 39 và 31. TS Anh cho hay.
Theo Tienphong
Phương pháp giảng dạy Pascal hiện đại với robot Dự án nhằm mục đích hướng nghiệp ngành công nghệ thông tin, giúp học sinh THPT thoải mái tiếp thu kiến thức tin học. Phần mềm SRobot do trường SaigonTech, phân hiệu tại Việt Nam của Đại học Cộng đồng Houston, Texas, Mỹ phát triển. Chương trình được áp dụng vào môn lập trình Pascal trong giờ tin học, giúp các em học...