Gian nan sự nghiệp “trồng người” nơi cực Bắc Tổ quốc
Với địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, nhiều điểm trường vùng sâu, vùng xa, biên giới; cơ sở vật chất còn tạm bợ… khiến con đường đến trường của thầy, trò nơi miền cực Bắc Tổ quốc lắm gian nan.
Tiết học ngoại khóa của học sinh Trường Mầm non Thanh Vân (Quản Bạ).
Với mong muốn mang con chữ đến với các em học sinh vùng cao, sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm, cô Trần Thị Nga lên nhận nhiệm vụ tại xã biên giới Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, nơi cực Bắc của Tổ quốc. Từ những ngày đầu được phân công về Trường Tiểu học Thượng Phùng (nay là Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Thượng Phùng), sự bỡ ngỡ của một nữ giáo viên trẻ cũng như những khó khăn về điều kiện ăn ở, đi lại khi đó đôi lúc đã khiến cô xao lòng. Thế nhưng, chính niềm đam mê, yêu nghề và tình thương dành cho các em học sinh vùng cao đã giúp cô Nga vượt qua khó khăn, gắn bó với nghề, bám bản, bám lớp.
Sau 25 năm gắn bó với nghề, nhớ lại những ngày tháng khó khăn cực nhọc, cô giáo Trần Thị Nga cho biết, từ điểm trường chính đến các điểm trường cách nhau vài tiếng đi bộ, các cô phải ở lại trường cả tháng với điều kiện thiếu nước, không điện. Năm 1994, khi đó, cả trường chỉ có 8 giáo viên, trong đó có 3 nữ giáo viên đều là giáo viên mới, mọi cái đều vất vả khó khăn, các điểm trường đều là nhà tạm, những bức tường được dựng lên từ các thân cây ngô, mái nhà bằng cỏ tranh. Khi khó khăn tưởng như không vượt qua, đôi lúc, các cô cũng cảm thấy nản lòng.
“Ngoài khó khăn về điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất, chúng tôi còn gặp khó khăn về ngôn ngữ giữa cô và trò, đặc biệt các phụ huynh khi đó chưa ý thức được việc học của con em mình. Chúng tôi phải đi từng nhà vận động để phụ huynh cho con em mình đến lớp. Sau một thời gian ở, sinh hoạt cùng người dân và các em học sinh, dần dần chúng tôi đã thu hẹp khoảng cách về ngôn ngữ, giữa thầy cô và trò đã nghe, hiểu được tiếng nói của nhau, các bậc phụ huynh dần ý thức được việc học tập của con em mình, từ đó họ cho con đi học đều, công việc giảng dạy và chất lượng dạy, học được nâng lên” – cô Nga cho biết.
20 năm tuổi nghề nhưng có đến 18 năm công tác tại điểm trường, cô Đỗ Thị Liên, giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Sủng Trái (Đồng Văn) thấu hiểu những nhọc nhằn mà giáo viên vùng cao đã, đang trải qua để bám trường, bám lớp, mang “con chữ” đến với trẻ em miền biên viễn. Chia sẻ về cuộc hành trình đang đi, cô Liên nghẹn ngào: Khó khăn không thể nói hết bằng dăm ba câu chuyện, đó là cả những tháng ngày dài chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nghỉ. Chẳng nhớ con đường “cõng chữ” lên với các điểm trường tôi đã bao lần ngã xe; những hôm mưa gió, trời Đông mây mù khắp lối, lạnh thấu xương, cũng có lúc chạnh lòng, nhưng nhìn những ánh mắt ngây thơ, trong sáng, khát khao đến lớp của các con, tôi lại có thêm quyết tâm.
Một số thầy, cô giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng vẫn luôn nỗ lực vươn lên trong công tác như: Cô Vũ Kim Hoa, Trường Mần non Thanh Đức (Vị Xuyên), chồng mất 17 năm, một mình nuôi con và đi dạy cách nhà 60 km; thầy giáo Lê Mạnh Hùng, Trường THCS Lý Tự trọng (Vị Xuyên) có con bị bệnh hiểm nghèo, phải điều trị dài ngày tại Bệnh viện Huyết học T.Ư; cô giáo Nguyễn Thị Chuyền, Trường Mầm non Sủng Là, chồng mất từ năm 2007, bản thân bị bệnh hiểm nghèo, một mình nuôi con…
Video đang HOT
Nhiều giáo viên, không chỉ phải xa gia đình, chồng, vợ mà còn phải nén nỗi nhớ thương khi những đứa con thơ dại đang tuổi ẵm bồng đã phải gửi về nhờ ông bà ở quê trông giúp; nhiều nữ giáo viên vì bám lớp, bám trường mà lỡ cả tình duyên. Khó khăn bộn bề, nhưng các thầy, cô luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp trường, huyện, tỉnh; chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; lao động tiên tiến, được nhận Giấy khen, Bằng khen của các cấp và ngành Giáo dục.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thượng Phùng, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) được sửa chữa khang trang. Ảnh: Nguyễn Chiến – TTXVN
Cô Trần Thị Tuyển, quê ở huyện Bắc Quang (Hà Giang), công tác tại Trường Tiểu học Thượng Phùng được 10 năm. Cô cho biết, những ngày đầu tiên lên công tác vùng cao, lúc đó cô Tuyển 24 tuổi, giảng dạy ở một điểm trường khó khăn, nhà tạm, không điện, không nước, giao thông đi lại khó khăn.
“Ngày mới nhận nhiệm vụ, tôi phải đi bộ vài giờ đồng hồ mới đến điểm trường. Sống trong cảnh không điện, không nước, chúng tôi phải đi bộ hàng chục km lấy từng can nước về sinh hoạt. Đến nay, chúng tôi rất mừng khi được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ban ngành, cuộc sống đã thay đổi rất nhiều, đường giao thông thuận tiện, cơ sở vật chất khang trang hơn” – cô Tuyển chia sẻ.
Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đồng Văn Mua Thị Hồng Minh, cho biết: “Những năm qua, huyện đã quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục; Phòng cũng tham mưu thực hiện luân chuyển cán bộ, giáo viên giữa các địa phương phù hợp với điều kiện thực tế. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng các thầy, cô giáo luôn giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiên định con đường đã chọn với hành trang mang theo không chỉ là kiến thức, trình độ chuyên môn mà còn là tình yêu nghề, yêu trẻ và khát khao cống hiến”.
Trong câu chuyện giữa những ngày tháng 11, Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Thế Bình trầm tư: “Thương và trân trọng các thầy, cô giáo; đặc biệt là những người đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới với điều kiện sống khó khăn, vất vả, thời tiết khắc nghiệt, xa gia đình. Khó khăn thật khó diễn tả thành lời, nhưng vì tình yêu nghề, yêu trẻ, mong muốn một tương lai tươi sáng hơn cho trẻ em vùng cao, mà họ cố gắng vượt qua, kiên trì bám trường, bám lớp, dành trọn thanh xuân cho trẻ em miền biên ải…”.
Đổi mới quản trị nhà trường - đâu là yếu tố quan trọng nhất?
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đề cao tính chủ động, sáng tạo của cán bộ quản lý, giáo viên; nhất là với hiệu trưởng, hiệu phó các cơ sở giáo dục phổ thông.
Cô Cao Thị Thúy Hồng và học trò của mình. Ảnh: NVCC
Theo đó, cần đổi mới tư duy về quản trị nhà trường, đặc biệt là quản trị nhân sự.
Thay đổi từ nhận thức đến hành động
Từ kinh nghiệm thực tế, cô Cao Thị Thúy Hồng - Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Lào Cai, Lào Cai) nhấn mạnh: Công tác quản trị nhà trường, đặc biệt là quản trị nhân sự có vai trò quan trọng, là điều kiện quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Song để quản trị tốt lại không dễ, đó là cả nghệ thuật, đòi hỏi phải có kiến thức, sự tinh tế và khéo léo của người quản lý.
"Hiệu trưởng chính là thuyền trưởng, là người "cầm cân nảy mực" giữa các mối quan hệ trong nhà trường. Bản thân tôi luôn cố gắng học tập nâng cao trình độ, tự rút bài học kinh nghiệm từ đồng nghiệp và từ thực tiễn. Tôi cũng được bồi dưỡng, tập huấn về quản trị nhân sự. Qua đó, tôi có nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm quý. Tôi sẽ vận dụng vào thực tiễn của nhà trường" - cô Hồng cho biết, đồng thời tâm niệm: Làm quản lý cần biết lắng nghe, chia sẻ cùng giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Từ thực tiễn của bản thân, cô Hồng chia sẻ kinh nghiệm: Hiệu trưởng cần xác định đúng vai trò của cán bộ quản lý, nhất là với việc phát triển đội ngũ giáo viên. Theo đó, hiệu trưởng cần thay đổi từ tư duy cho đến hành động; đồng thời cần có nhìn nhận, phân tích đánh giá đúng thực trạng giáo viên, nhân viên của trường mình; từ đó xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo. Đặc biệt cần tạo môi trường để giáo viên có động lực phát triển nghề nghiệp và tự bồi dưỡng thường xuyên.
PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền - chuyên gia của Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) cho hay: Học viện Quản lý Giáo dục đang tiến hành tập huấn, bồi dưỡng hơn 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông mô-đun 2: Quản trị nhân sự trong trường các trường phổ thông của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Đây là những cán bộ cốt cán, để sau này họ sẽ hỗ trợ các đồng nghiệp khác tại địa phương mình. Mục đích là tạo ra cộng đồng học tập, làm sao để tất cả hiệu trưởng đều thay đổi nhằm thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông mới. Nói cách khác, hiệu trưởng phải thay đổi tư duy, nhận thức để hành động hiệu quả, chất lượng.
Các hiệu trưởng, hiệu phó trường tiểu học các tỉnh miền Bắc được bồi dưỡng, tập huấn về quản trị nhân sự. Ảnh: TG
Phát huy vai trò "thuyền trưởng"
Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng, tập huấn, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông phải phân tích được yêu cầu về đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường tiểu học; vai trò nhiệm vụ của hiệu trưởng đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong trường tiểu học.
Mặt khác, đánh giá tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong trường về cơ cấu, chất lượng, vấn đề cần ưu tiên giải quyết. Đồng thời, đánh giá phân tích được kế hoạch phát triển đội ngũ của trường mình, lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên. Cùng với đó, đánh giá được công tác chỉ đạo trong việc tạo động lực, hướng dẫn, giải quyết xung đột trong trường. Nói cách khác, chúng ta quản trị nhân sự như thế nào để triển khai chương trình mới hiệu quả và thành công.
Theo đại biểu Quốc hội Tăng Thị Ngọc Mai - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nhà giáo, trước hết cán bộ quản lý phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, được bồi dưỡng cập nhật kiến thức liên tục. Phải dùng thực tiễn để làm thước đo năng lực hiệu quả. Họ phải luôn là lực lượng tiên phong gương mẫu, được đặt đúng chỗ, đúng tầm theo "đơn hàng" của xã hội. Hiệu trưởng phải hiểu rõ việc mình làm, có tầm nhìn. Là đầu tàu trong tư duy, tích cực đổi mới và hành động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm từ học tập nghiên cứu, cho đến giảng dạy, quản lý... đáp ứng được thời đại công nghệ số.
Cho rằng, cần có giải pháp căn cơ và giải quyết các "nút thắt", đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai nhấn mạnh: Cần có cơ chế chính sách đồng bộ, sát thực tiễn và phải có chiến lược, tầm nhìn phát triển đối với các trường sư phạm. Đồng thời đặt giáo dục vào đúng vị trí để đầu tư và có chính sách khả thi. Tránh hình thức khẩu hiệu, thành tích.
Cũng theo đại biểu, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của hiệu trưởng ngày càng thay đổi và được coi như thuyền trưởng. Vì thế, hiệu trưởng phải là người huy động và sử dụng nguồn lực, hiểu rõ thế mạnh mà đội ngũ của mình đang có. Do đó, hiệu trưởng vừa là nhà quản lý, lãnh đạo, chuyên môn, sư phạm, nhà tổ chức, tư vấn giáo dục, điều phối các hoạt động xã hội liên quan đến giáo dục học sinh, giúp các em phát triển toàn diện.
Quan trọng nhất là phải thực hiện "ba công khai" trong nhà trường, tạo mối quan hệ đoàn kết nội bộ. Đồng thời mạnh dạn giao quyền tự chủ cho giáo viên của mình. Khi thực hiện đổi mới quản trị nhà trường, nhất là quản trị nhân sự, yếu tố quan trọng nhất vẫn là nhận thức, vai trò và năng lực của hiệu trưởng các nhà trường. - Cô Cao Thị Thúy Hồng
Tuyển sinh đầu cấp tại miền núi: Hóa giải điểm khó Công tác tuyển sinh đầu cấp tại nhiều địa phương đã và đang gấp rút hoàn tất. Ở nhiều nơi dù điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn, song nhà trường, thầy cô nỗ lực vận động để duy trì tỉ lệ 100% học sinh (HS) vào lớp 1. Tỉ lệ HS vào lớp 1 hàng năm tại huyện Quản Bạ...