Gian nan đường hòa nhập
Chỉ 10% – 15% trẻ tự kỷ bị bệnh nặng có thể chuyển sang khuyết tật trí tuệ, số còn lại đều có thể trở thành người bình thường nếu được giáo dục trong môi trường hòa nhập từ nhỏ.
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết năm học 2011 -2012, TP Hà Nội có hơn 1.000 trẻ tự kỷ đang học cấp tiểu học. Thực tế, con số này còn phải lớn hơn nhiều và tốc độ tăng nhanh đang khiến việc giáo dục hòa nhập trong các trường học trở nên khó khăn.
Giáo viên năn nỉ chuyển trường
Khi con chưa đầy 1 tuổi, chị Hải Vân (ngụ quận Hai Bà Trưng) phát hiện đứa con gái mắc chứng tự kỷ. Hiểu việc con mình có thể trở thành bình thường nếu được hòa nhập từ nhỏ, chị tìm đến nhiều trường xin học cho con nhưng việc hòa nhập với các bạn ở trường không hề đơn giản.
Có những trường từ chối với lý do cơ sở vật chất và hiểu biết của giáo viên đối với hội chứng này còn hạn chế, không thể chăm sóc tốt cho cháu. Có trường nhận rồi nhưng vì đi học vài hôm, thấy cháu quậy phá các bạn không học được, phụ huynh đồng loạt yêu cầu nhà trường phải có biện pháp nên cô giáo lại đành thưa chuyện với chị, năn nỉ chuyển trường khác cho con.
Bà Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục trẻ đặc biệt Trường CĐ Sư phạm Trung ương 3, cho rằng trẻ tự kỷ có nhiều cấp độ. Chỉ có 10%-15% bị bệnh nặng có thể chuyển sang khuyết tật trí tuệ, còn lại đa số đều có thể trở thành người bình thường nếu được giáo dục trong môi trường hòa nhập từ nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, đường đến trường của trẻ tự kỷ không hề dễ dàng.
Chính ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD-ĐT TP Hà Nội, cũng thừa nhận việc dạy trẻ tự kỷ ở Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn. Công việc này đòi hỏi giáo viên phải vừa có chuyên môn cao vừa có tinh thần trách nhiệm và tình thương con trẻ. Thêm vào đó, phải có sự phối hợp của nhiều bên, giữa phụ huynh với giáo viên và các nhà chuyên môn hiểu biết về hội chứng này.
Đặc biệt, việc nhận trẻ khuyết tật vào lớp sẽ khiến giáo viên gặp rất nhiều áp lực. Việc đánh giá chất lượng hiện nay dựa trên tỉ lệ bao nhiêu học sinh khá, giỏi trong lớp, các giáo viên luôn nhìn vào nhau để cố gắng không thua kém đồng nghiệp nên có thêm một học sinh trung bình là điều không ai muốn.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Tạc, Giám đốc Trung tâm Giáo dục đặc biệt Viện Khoa học Giáo dục, cho rằng phải thay đổi cách đánh giá thì giáo viên mới có thể bớt áp lực trong việc nhận học sinh tự kỷ vào lớp mình.
Trường Tiểu học Yên Hòa (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) là một trong những cơ sở phối hợp tốt với phụ huynh trong giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ.
Cùng con đến lớp
Tại cuộc hội thảo đầu tiên về giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cấp tiểu học vừa được Sở GD-ĐT TP Hà Nội tổ chức, ông Phạm Xuân Tiến cho biết đã đề nghị tất cả các trường phải tạo điều kiện tiếp nhận trẻ tự kỷ.
Bà Đỗ Thị Kim Loan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Hòa, quận Cầu Giấy, chia sẻ rằng 3 năm nay trường đã tiếp nhận học sinh tự kỷ. Với những trường hợp này, các cô giáo phải phối hợp rất chặt chẽ với phụ huynh để giáo dục trẻ. Thậm chí, những lúc cần thiết, phụ huynh phải đến trường cùng con vì trẻ không kiểm soát được mình, quậy phá không cho các bạn học hoặc thích ngủ thì ngủ, muốn chơi là chơi.
Anh Lê, phụ huynh có con đang học lớp 1 tại Trường Tiểu học Dịch Vọng B, quận Cầu Giấy, cho biết để giúp con hòa nhập tốt hơn với các bạn, gia đình phải nhờ thêm một cô giáo am hiểu về tự kỷ đến trường cùng con để hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong giờ lên lớp.
Kèm cặp học sinh tự kỷ
Bà Nguyễn Thị Minh Xuyến, Phó trưởng Phòng Giáo dục quận Cầu Giấy, cho biết quận này có 105 học sinh mắc chứng tự kỷ đang theo học tại các trường tiểu học.
Hiện quận đã áp dụng hình thức đưa giáo viên chuyên biệt hỗ trợ kèm cặp học sinh tự kỷ học tại các trường tiểu học cùng giáo viên chủ nhiệm.
Phòng GD-ĐT quận đã kết hợp với Trường Mầm non Ngôi Sao Sáng (trường chuyên nhận trẻ đặc biệt) để các cô giáo mầm non theo các em vào học lớp 1, giúp các em thích nghi với điều kiện học tập mới cũng như hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm có phương pháp giáo dục thích hợp.
Phương pháp này đã được khẳng định là rất hiệu quả khi có tới 7/8 học sinh lớp 1 của Trường Tiểu học Mai Dịch được lên lớp 2 năm học 2011-2012.
Cũng trong năm học này, Trường Tiểu học Mai Dịch tiếp nhận thêm 7 trường hợp nữa vào lớp 1.
Theo NLĐ
Giáo viên 'cột' trẻ tự kỷ vào túi vải
Một cậu bé tự kỷ ở bang Kentucky, Mỹ bị giáo viên nhốt vào túi vải chỉ vì cư xử không đúng.
Sandra Baker tìm thấy con trai mình bị nhét vào một chiếc túi vải đặt ngoài lớp học sau khi nhận được điện thoại của cậu bé cầu cứu hôm 14.12. "Thằng bé bị xem như đồ bỏ đi và bị ném ra ngoài hành lang", cô nói.
Bà Sandra và con trai Christoper cùng chồng Scottie ở nhà. Ảnh: Nydailytimes
Chiếc túi bị cột chặt đến nỗi phải loay hoay một lúc mới tháo ra được. "Lúc tôi bế thằng bé ra khỏi chiếc túi, trông nó thật đáng thương, mồ hôi ướt đẫm. Tôi cố gắng hỏi lý do tại sao họ lại làm vây, thì nó bảo vì không chịu làm bài".
Bà kể lại với kênh truyền hình Lex18, tối hôm ấy, Christopher đã rất buồn, chỉ ở lì trong phòng và không chịu giao tiếp với ai.
Nydailynews cho biết Christopher là học sinh lớp ba,đang trong chương trình cần chăm sóc đặc biệt tại trường Trung cấp y tế Mercer County thuộc quận Harrodsburg. Các nhân viên trong trường có kể với mẹ cậu bé rằng đây không phải là lần đầu họ đặt cậu bé vào chiếc túi mà họ miêu tả là "chiếc túi trị liệu". Tuy vậy bà Sandra vẫn thấy rất lo lắng vì không biết liệu con trai mình phải trải qua những phương pháp kỳ lạ nào kiểu như vậy nữa.
Trong khi đó, các nhà chức trách không bày tỏ ý kiến gì về vấn đề này. Sự việc đã khiến rất nhiều người bất bình. Một luận sư kiến nghị "chấm dứt các hành động sỉ nhục trẻ em tự kỷ trong quận Mercer, bang Kentucky".
Chỉ sau hai ngày đăng trên trang Change.org, đã có tới 4.000 chữ ký ủng hộ. "Là người bị bệnh tự kỷ, tôi biết cảm giác bị bắt nạt là như thế nào. Tôi cho rằng việc ức hiếp là không đúng, đặc biệt là khi bị chính giáo viên của mình làm thế. Giáo viên phải là những người làm việc vì học sinh chứ không phải là dằn vặt và ức hiếp chúng", một độc giả của trang viết.
Theo Ngôi sao
7 tuổi con biết... nhai cơm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội xúc động tâm sự về những câu chuyện một trường công lập đã mạnh dạn nhận trẻ tự kỷ vào học. "Có em dù lên lớp 1 vẫn chưa biết nhai, chỉ ăn cháo. Cô, trò phải nhai mẫu để cháu ăn theo. Bố mẹ em đã khóc khi thấy con...