Gian nan “cõng chữ” qua cổng trời

Theo dõi VGT trên

Tôi vẫn nghe người ta gọi những thầy cô giáo miền xuôi bước qua cổng trời Mường Lát để mang chữ đến với học trò là những người hùng nhưng có lẽ chỉ đến khi bước chân lên mảnh đất ấy tôi mới hiểu vì sao họ xứng đáng được gọi như thế.

Có những thầy cô đã cắm bản 10 năm, 20 năm, đi khắp những bản khó khăn nhất của Mường Lát, nhiều lần suýt bỏ mạng sống, chôn vùi cả tuổi thanh xuân chỉ để gieo chữ ở những nơi “thâm sơn cùng cốc”…

Nghị lực của “người lính” không mang quân hàm

Có dịp lên bản Suối Tung vào một dịp cuối năm, tôi được gặp hai giáo viên ở miền xuôi lên đây cắm bản. Hai thầy cô giáo, một người đã gắn bó hơn 20 năm và một người có thâm niên hơn 10 năm công tác ở xứ sở đại ngàn này.

Hơn 20 năm qua, thầy Đỗ Văn Nhất (ở huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) là giáo viên Trường Tiểu học Trung Lý 1 (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) vẫn chưa quên được ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ lên Mường Lát để mang chữ đến với học trò.

Gian nan cõng chữ qua cổng trời - Hình 1

Đường vào bản Suối Tung.

Đó là vào năm 2001, thời điểm đó, những vùng khó khăn nhất của Mường Lát như Pa Púa, Tà Cóm, Cá Ráng, Sài Khao, Ón… còn thiếu giáo viên trầm trọng. Những năm đầu, thầy Nhất đã tình nguyện xung phong đi vùng xa nhất, khó khăn nhất. Điểm trường đầu tiên thầy đến là Pa Púa. Ngày đó, Pa Púa vẫn không có đường lên, từ trung tâm của xã Trung Lý, thầy Nhất phải đi bộ một ngày trời mới đến được chân núi Pa Púa.

“Thực ra gọi là đường cho sang nhưng làm gì có đường, là những con suối, là những dốc dựng đứng đá lởm chởm. Chúng tôi đi một đoàn mấy người lên nhận công tác, thầy giáo thì dắt tay cô giáo, có những đoạn suối nước dâng lên ngực, chỉ cần sơ suất trượt chân là cả người lẫn đồ trôi theo dòng suối luôn.

Đi từ trung tâm xã từ lúc trời còn chưa sáng rõ nhưng mãi đến 7h tối chúng tôi mới đến chân núi Pa Púa. Đường từ trung tâm xã vào đến chân núi đã khó đi. Vượt từ chân núi lên đến đỉnh lại là cả một kỳ tích. Chúng tôi phải túm cây theo kiểu leo dây để đu lên. Khoảng nửa đêm thì lên đến nơi, nghĩ lại quãng đường đã vượt qua vẫn không hết rùng mình” – thầy Nhất nhớ lại.

Gian nan cõng chữ qua cổng trời - Hình 2

Do không có phòng học, thầy Nhất cùng lúc phải dạy ghép hai lớp.

Sau này, cứ vài năm thầy Nhất lại được luân chuyển đi bản khó khác, ngay cả bản Tà Cóm, một bản xa nhất của xã, với quãng đường hơn 54km đường rừng, thầy Nhất cũng đã đặt chân tới. Mỗi bản có những khó khăn không giống nhau nhưng nói về cung đường để đến được với học trò thì gian nan, khốn khổ như nhau. Có những lúc tưởng như phải bỏ cả mạng sống…thầy vẫn không quản để mang chữ đến với học trò.

Còn với cô giáo Trần Thị Ánh (ở Nga Sơn, Thanh Hóa), giáo viên trường Mầm non Trung Lý thì hơn 10 năm công tác, cô đã trải qua hết mọi khó khăn gian khổ nơi này. Cô bảo, khổ mãi rồi thành quen. Lần đầu tiên vượt qua cánh cổng trời Mường Lát, cô vừa đi vừa khóc. Tưởng rằng không thể trụ được ở trên này, nhưng rồi, nhìn ánh mắt thơ ngây của bọn trẻ lại níu chân cô ở lại.

Dù là phụ nữ thế nhưng cô cũng không khác gì những thầy giáo, cũng trèo đèo, lội suối, cũng đi gần hết các bản khó của xã Trung Lý. Ngặt nỗi, cấp mầm non không có giáo viên nam nên những người như cô Ánh dù đường có khó đến mấy, có xa đến bao nhiêu cũng vẫn phải đi.

Gian nan cõng chữ qua cổng trời - Hình 3

Cô Ánh cùng học trò trong bản Suối Tung.

Video đang HOT

“Lần đầu tiên khi lên nhận công tác, được phân nơi ở của mình, tôi đã không dám tin đó là nơi ở. Không phải là nhà, cũng không được gọi là phòng, nó là một túp lều bằng nứa, xung quanh quây những miếng bạt rách che những lỗ thủng, cửa không có then cài, chỉ có thể khép hờ rồi dùng thanh nứa chống.

Rồi những năm sau đó, lại chuyển đến một bản khác, có những nơi mình dạy phải đi bộ cả ngày trời mới ra được trung tâm xã. Mỗi lần đến bản mới là ngã trầy chẹo chân không biết bao nhiêu lần vì không quen đường… Đã lường trước những khó khăn thế nhưng khi tận mắt đi và chứng kiến mới thấy nghị lực bị lung lay” – cô giáo Ánh tâm sự.

Hầu hết các thầy cô cắm bản đều phải tự xoay xở đồ ăn thức uống. Gạo thì có thể mua nhiều ở trung tâm xã rồi ăn cả năm còn thức ăn thì lại phải vào rừng bắt sâu măng hay xuống suối bắt cá.

Và cũng hầu hết các bản cũng đều có hàng loạt không như không điện, không nước sạch, không sóng điện thoại, không đường… Cứ tối đến, cả bản tối bưng như mực. Bởi thế, làm sao để níu giữ giáo viên miền xuôi lên công tác mà còn níu cả hàng chục năm thì quả là phải có tình yêu biết bao với nghề mới có thể khiến họ quên đi khó khăn, gian khổ mà ở lại.

Điều đáng nói là cả với thầy Nhất và cô Ánh, mấy năm đầu lên đây công tác đều chỉ là giáo viên dạy hợp đồng, một tháng chỉ được mấy trăm nghìn tiền lương. Thế nhưng, vì tình yêu thương học trò mà thầy cô tình nguyện ở lại cho đến giờ.

Hơn 10 năm cắm bản gieo chữ, cô Ánh may mắn kết duyên với người chồng miền xuôi lên đây làm bộ đội, còn với thầy Nhất thì người vợ vẫn ở quê nhà. Hơn hai chục năm thầy công tác, chỉ mới duy nhất 1 lần được vợ lên thăm. Còn bình thường, cứ mỗi năm thầy được về với vợ con 2 lần đó là vào dịp hè và Tết.

“Mấy chục năm công tác, vợ vẫn đều đặn viết thư lên cho mình. Những năm trước, thư vợ gửi 2 tháng mới đến được tay, khi đến tay mình thì lá thư cũng nhàu mất rồi vì cứ gửi qua tay người này, người kia mới đến được. Có anh đồng nghiệp mà bố mất hai tháng mới nhận được tin vì trên này không có sóng, không có mạng internet” – thầy Nhất bùi ngùi.

Rồi thầy chỉ lên dãy núi cao ngút ngàn xa xa kia bảo bây giờ không còn viết thư nữa, nhưng mỗi lần nhớ vợ thì lại trèo lên trên đó, hứng sóng gọi về.

Gian nan chồng chất gian nan!

Có lẽ chỉ khi đi trên con đường mà bao năm qua các thầy cô giáo phải gồng mình đi qua mới hiểu được nỗi gian nan của các thầy cô cắm bản.

Để vào được Suối Tung, chúng tôi phải đi trên quãng đường rừng chừng hơn 10 km. Dù chỉ hơn 10 km nhưng cũng mất mấy tiếng mới có thể vào được tới nơi. Trước đây đường đã khó đi, trận lũ lụt lịch sử vừa qua lại khiến đường khó đi hơn vì nhiều đoạn sạt lở vô cùng nguy hiểm.

Con đường vắt quanh sườn núi chỉ rộng mấy gang tay nhưng lúc thì leo dốc dựng đứng lúc thì xuống dốc như rơi tõm vào một hố sâu . Chiếc xe máy liên tục phải cài cắm số 1, đồng chí công an huyện chở tôi phải gồng lên để không lỡ tay. Có những đoạn đường xe cài số 1 cũng không leo nổi, chúng tôi đành phải xuống đẩy xe lên con dốc lởm chởm đá. Đá có lúc phải nín thở, nhắm mắt, cảm giác như chỉ cần lạc tay lái là có thể rơi xuống vực sâu hun hút. Lên đến bản cảm giác như với tay là chạm đến trời.

Gian nan cõng chữ qua cổng trời - Hình 4

Ánh mắt thơ ngây của học trò nơi vùng cao này đã níu giữ chân các thầy cô ở lại.

Thế mà bao năm qua, dù mưa hay nắng, cô Ánh vẫn mỗi ngày đều đặn sáng đi chiều về từ bản Táo vào Suối Tung với quãng đường gần 20 km. Cô Ánh còn bảo đó là cô con nhỏ nên ưu ái lắm mới được chuyển về đây chứ như trước là cắm bản ở Tà Cóm, ở Suối Hộc… đường xa, nhớ nhà đến chảy nước mắt cũng lâu lâu mới dám về vì đường khó đi.

Đáng nói là đồng bào ở đây vẫn xem chuyện học là thừa vì nó không mang lại cái ăn. Thế nên, lũ trẻ cũng ít đứa thiết tha với con chữ. Mỗi lần đến đầu năm học, các thầy cô lại lặn lội vào từng nhà vận động cho các con được đến trường.

Đường đi đã khó, “đường” đến với học trò còn khó hơn. Học trò nơi đây không rành tiếng Kinh nên những năm đầu lên đây, cô Ánh phải vừa học tiếng Mông vừa học phương pháp dạy. Ngày nào cô trò cũng phải “đánh vật” với từng “cái chữ”, từng “con số”, cứ tiếng H’Mông và tiếng Kinh đan xen nhau.

Giáo án soạn cũng chỉ là những bài giảng thông thường và đơn giản nhất. Cô bảo làm sao để các con nghe lời đã là khó chứ đừng nói dạy thế nào để chúng có thể hiểu.

Dần dần, cô cũng quen và chấp nhận những thiếu sót của học trò mình, rồi lại nỗ lực nhiều hơn để tìm cách dạy sao cho phù hợp.

Không những vậy, cơ sở vật chất thiếu thốn khiến các thầy cô đều phải dạy lớp ghép. Lớp học của cô Ánh có đủ độ tuổi từ 2 tuổi đến 5 tuổi, một buổi dạy cô phải xoay xở sao cho dạy chương trình phù hợp với các độ tuổi. Còn thầy giáo Nhất cũng phải kiêm 2 lớp (3 và 4) trong cùng một thời gian. Thầy cứ quay sang lớp này hướng dẫn bài cho học sinh lại tất bật sang lớp kia…

Gian nan cõng chữ qua cổng trời - Hình 5

Nơi soạn giáo án của thầy chỉ là một góc nhỏ đơn giản trong căn phòng tạm.

“Cũng có nhiều giáo viên khó khăn quá mà bỏ cuộc nhưng mình nghĩ nếu mình cũng như bao thầy cô giáo khác nữa cũng bỏ cuộc thì lũ học trò kia biết phải làm sao? Cứ nhìn thấy mặt mũi lấm lem của chúng, nhìn thấy trời lạnh căm căm mà chỉ một manh áo mỏng đến trường hay những hôm nhịn đói để đi học thì tình thương sẽ lấn át đi tất cả” – thầy Nhất chia sẻ.

Trải lòng về cuộc đời và sự nhọc nhằn “cõng chữ lên non” của mình, tôi như thấy bao nhiêu con chữ mà các thầy cô mang đến với học trò là bấy nhiêu sự hy sinh. Viết về các thầy cô vẫn cảm thấy như ngôn từ không thể đủ. Nếu không có trái tim yêu thương và tràn đầy nhiệt huyết có lẽ các thầy cô hay những giáo viên miền xuôi đang cắm bản ngày đêm mang con chữ đến học trò vùng cao có lẽ không làm được…

Nguyễn Thùy

Theo Dân trí

Những cái Tết xa nhà của giáo viên vùng quê nghèo Tây Nguyên

Mùa nắng thì bụi mù trời, mưa xuống thì con đường trở nên lầy lội, trơn trượt nhưng không vì thế mà ngăn được ý chí, nghị lực của các thầy cô giáo trường Tiểu học Kim Đồng trên con đường gieo chữ đối với các em học sinh nơi xã nghèo.

Những cái Tết xa nhà của giáo viên vùng quê nghèo Tây Nguyên - Hình 1

Mặc dù điều kiện khó khăn thiếu thốn nhưng các thầy cô vẫn hết lòng vì học sinh.

Nhọc nhằn 'cõng' chữ

Vào một chiều cuối năm, sau vài tiếng đồng hồ di chuyển qua những cung đường uốn lượn, lởm chởm đá, có khi là dốc cao vời vợi từ thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) vào xã Đắk Ngo (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) chúng tôi mới tới được điểm trường Tiểu học Kim Đồng.

Nằm lẩn khuất giữa bản Đoàn Kết, ngôi trường hiện ra trước mắt chúng tôi là sự sập sệ, thiếu thốn. Tuy nhiên, bước đến cổng trường chúng tôi đã nghe thấy những tiếng ê a đọc bài văng vẳng vang lên ở các lớp học. Do có hẹn từ trước, nhưng các thầy cô chưa hết giờ dạy nên chúng tôi ngồi bên ngoài ngắm bản làng trong lúc chờ đợi.

Sau khi tiếng trống trường giục giã vang lên, những đứa trẻ đầu trần, chân đất, quần áo lấm lem chạy ùa ra khỏi phòng học như đàn kiến vỡ tổ. Còn các thầy cô sau khi thu gom đồ đạc, giáo án thì trở về khu nhà nội trú của giáo viên để chuẩn bị cho bữa cơm chiều đạm bạc.

Trò chuyện với chúng tôi, cô Tạ Thị Lành (SN 1992, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk - lớp 1B) cho biết, sau khi tốt nghiệp ra trường cô nộp hồ sơ thi tuyển và "bén duyên" với ngôi trường này. Từ đó đến nay cô đã gắn bó được 6 năm với ngôi trường này với biết bao nước mắt và nụ cười.

Do nhà cách trường hơn 200km nên vài tháng hoặc cả năm cô mới về nhà được một lần. Tuy nhiên trước đây do đường sá xa xôi nên việc đi lại vô cùng khó khăn, vất vả bởi nắng thì bụi mù trời, mưa xuống thì con đường trở nên lầy lội, trơn trượt.

"Lúc ban đầu khi mới về trường tôi cảm thấy buồn và tủi thân lắm. Xa nhà, đường sá lại khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn nên khiến giáo viên trẻ như tôi thấy áp lực vô cùng.

Tuy nhiên, sau một thời gian bám trụ, tôi thấy các thầy cô khác cũng như mình, cũng làm được thì tại sao mình lại nản lòng. Bên cạnh đó, nhìn thấy các em học sinh nơi đây nghèo đói, thất học nên càng khiến tôi muốn bám trụ nơi đây để giúp các em có con chữ, sau này thay đổi cuộc sống. Cứ thế, mỗi ngày tôi và các giáo viên khác lại động viên nhau, đến nay tôi cũng đã có 6 năm gắn bó với căn nhà thứ 2 này", cô Lành bộc bạch.

Những cái Tết xa quê

Những cái Tết xa nhà của giáo viên vùng quê nghèo Tây Nguyên - Hình 2

Sau giờ dạy trên lớp, các thầy cũng phụ vào bếp chuẩn bị bữa cơm muộn.

Mặc dù điều kiện sống khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn nhưng các thầy cô nơi đây vẫn dốc hết sức mình để "cõng" con chữ đến gần hơn với các em học sinh. Những quãng đường vài chục hay vài trăm km cũng là gần so với những giáo viên sống xa gia đình hàng nghìn km với nỗi nhớ nhà da diết, cồn cào.

Với gương mặt gầy rộc, nước da hơi rám nắng, cô Nguyễn Thị Hà (SN 1985, quê Bắc Kạn) cho biết, nhà cô có 8 anh chị em, cô là con thứ 3 trong một gia đình ở vùng quê nghèo. Do đó, một số anh chị cô không được học hành đến nơi đến chốn mà người đi làm thuê, người ở nhà làm ruộng.

Tuy nhiên, bản thân cô đã vượt lên số phận, quyết tâm học lấy con chữ để thay đổi cuộc sống của mình. Do đó, từ ngày đi học cô đã ước mơ được làm cô giáo đứng trên bục giảng nên khi đậu đại học cô vừa học, vừa làm để tự nuôi sống mình mà không phụ thuộc vào bố mẹ, anh chị.

"Ban đầu khi biết tôi sẽ vào đây dạy thì bố mẹ có ý ngăn cản, nhưng khi thấy tôi yêu nghề và quyết tâm thì bố mẹ cũng đã động viên, ủng hộ con đường tôi đã chọn. Do nhà cách đây hơn 1.000km, tết lại được nghỉ ít nên suốt 4 năm giảng dạy tại trường tôi không về nhà.

Tết năm nay cũng như những năm trước tôi qua nhà người thân ăn Tết chứ không về quê được vì vé máy bay đắt đỏ, còn đi xe thì mấy ngày với đến nơi. Tết đến cận kề, nhà nhà, người người quây quần bên nhau tôi cũng nhớ nhà tủi thân lắm, nhưng cũng biết dặn lòng cố gắng đợi hè về thăm nhà 1 lần vì hoàn cảnh không cho phép", cô Hà nghẹn ngào nói.

Thầy Hoàng Văn Quyết - Phó hiệu trường phụ trách trường Tiểu học Vừ A Dính (điểm trường Kim Đồng) cho biết, toàn trường có tổng cộng 20 thầy cô giáo và cán bộ. Trong đó, điểm trường Kim Đồng có 6 thầy cô giáo và cán bộ giảng dạy và hơn 250 học sinh.

Theo thầy Quyết, 6 thầy cô giáo tại điểm trường chủ yếu nhà ở xa, có giáo viên nhà cách trường hơn 1.000km nên cả năm mới về nhà một lần. Bên cạnh đó, đường đi lại của các thầy cô và học sinh vô cùng khó khăn, gian khổ đặc biệt là vào mùa mưa.

Ông Nguyễn Huy Công, chủ tịch UBND xã Đắk Ngo cho biết, do các giáo viên ở xa nên trường có nhà công vụ để giáo viên ở lại. Bên cạnh đó, tại đây cũng có hệ thống lọc nước riêng để các thầy cô sử dụng.

Mặc dù cơ sở vật chất còn khó khăn, thiếu thốn và qua những lần khảo sát thấy cơ sở vật chất hư hỏng, xuống cấp Phòng giáo dục đã có phương án sữa chữa để tạo điều kiện cho các giáo viên giảng dạy và học sinh học tập.

Khó khăn nhất hiện nay ở trường Kim Đồng là cơ sở vật chất và các công trình phụ trợ đã hư hỏng xuống cấp. Bên cạnh đó, các em học sinh trong địa bàn xã cũng có hoàn cảnh khó khăn. Không những thế các bậc phụ huynh bận đi làm nên không có thời gian quan tâm, chăm sóc con em mình.

Trúc Hân

Theo giaoducthoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk
16:22:22 08/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
Xác minh clip người phụ nữ đạp, đánh tới tấp bé gái giữa đường
15:03:44 08/11/2024
100 triệu người xem bài bóc phốt đáng sợ về bạn gái Huỳnh Hiểu Minh, tài tử hạng A là nạn nhân thê thảm nhất
16:49:21 08/11/2024
Clip Kỳ Duyên được truyền thông quốc tế săn đón, nhận thêm tin vui sau chuỗi ngày trồi sụt ở Miss Universe
15:42:44 08/11/2024
Nóng: Bắt giữ 3 nghi phạm trong vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ
13:56:54 08/11/2024
Hiền Hồ bỏ về gấp sau khi bị hỏi chuyện cặp kè với đại gia tại sự kiện?
16:52:24 08/11/2024
Xác minh clip "Mẹ ơi, đừng đánh con!" gây phẫn nộ trên mạng xã hội
16:47:57 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nga đề nghị châu Âu đàm phán với Ukraine về thỏa thuận vận chuyển khí đốt

Thế giới

19:41:19 08/11/2024
Tuy nhiên, theo Aura Sabadus, nhà phân tích cấp cao tại công ty thông tin thị trường ICIS, Áo, Hungary và Slovakia có khả năng sẽ là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu nguồn cung khí đốt quá cảnh qua Ukraine bị gián đoạn.

Thót tim khoảnh khắc nam sinh lớp 10 chạy xe máy tông vào cụ ông đi xe đạp ở Thanh Hoá: Camera an ninh ghi lại gì?

Netizen

19:30:46 08/11/2024
Trong quá trình điều khiển xe máy chở theo bạn trên đường, nam sinh đã không may va trúng cụ ông đang đạp xe cùng chiều khiến cả 2 bị thương phải đi cấp cứu tại bệnh viện.

Công bố địa điểm tổ chức concert 2NE1 tại TP.HCM, liệu có lặp lại lịch sử như BLACKPINK?

Nhạc quốc tế

19:24:13 08/11/2024
2 đêm concert của 2NE1 tại TP.HCM sẽ được tổ chức ở địa điểm quen thuộc - Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).

Chủ bản hit "Tình sầu thiên thu muôn lối" Doãn Hiếu lộ diện

Nhạc việt

19:19:58 08/11/2024
Ca sĩ Doãn Hiếu thoát hình tượng thanh xuân vườn trường , hóa bad boy đầy chất chơi ngay sau sinh nhật tuổi 22.

Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!

Sao việt

19:12:24 08/11/2024
Tính đến hiện tại, những lần Vĩnh Thụy chia sẻ về vợ trên mạng xã hội chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, anh cũng quyết giữ kín bưng những khoảnh khắc nét căng trong ngày trọng đại của 2 vợ chồng.

Lưu ý khi làm mới không gian bằng giấy dán tường

Sáng tạo

18:47:56 08/11/2024
Giấy dán tường được xem là giải pháp nhanh chóng cho những người muốn làm mới không gian sống. Tuy nhiên, giấy dán tường cũng có ưu và nhược điểm riêng.

4 ô tô va chạm liên hoàn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Tin nổi bật

18:00:22 08/11/2024
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ tai nạn xảy ra giữa 4 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai sáng 8/11. Một người bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu.

Bất ngờ về bà chủ chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu bị khởi tố cùng ca sĩ Quốc Kháng

Pháp luật

17:53:04 08/11/2024
Bà Lê Thị Mỹ Châu là cổ đông lớn nhất của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Mỹ Châu Pharmacy Group và Công ty cổ phần Đầu tư Mỹ Châu. Tuy nhiên Công ty cổ phần Đầu tư Mỹ Châu đã không còn hoạt động.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 15: Hai nữ sinh cùng phòng ký túc xá bị cả trường đồn yêu nhau

Phim việt

17:25:52 08/11/2024
Nga khẳng định luôn mình và Linh đúng là một cặp. Có phải cô nàng Nga lắm chiêu đang cố tình thử thách sự tinh tế và tình cảm của hai anh chàng dành cho Linh?

Demi Moore chia sẻ về cảnh 'nóng' với Margaret Qualley trong 'The Substance'

Hậu trường phim

17:01:35 08/11/2024
Bộ phim kinh dị The Substance theo chủ nghĩa nữ quyền, để lộ toàn bộ cơ thể của Demi Moore và Margaret Qualley.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món truyền thống mà cực ngon

Ẩm thực

16:45:32 08/11/2024
Bữa tối toàn món truyền thống mà cực ngon. Đều là các món ăn quen thuộc nhưng hương vị thơm ngon khiến bữa cơm hấp dẫn hơn rất nhiều.