Gian nan con đường đi tìm con chữ của học trò vùng cao
Để đến được những điểm trường chính, học trò và giáo viên phải mất nửa ngày vượt qua quãng đường rừng núi, đèo dốc.
Trường mầm non Sùng Đô (Xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) cách trung tâm huyện 12km nhưng phải đi xe hơn 2,5 tiếng đồng hồ mới tới được điểm chính của trường.
Trường có 7 nhóm lớp, 6 điểm học tạm, điểm xa nhất cách điểm chính 24km, 188 học sinh từ 1-5 tuổi. Giáo viên nhà xa nhất ở xã Thượng Bằng La cách trường 70km, các cô phải đi bộ hơn 10 km để tới trường.
Con đường đi gian nan là thế nhưng vẫn chưa phải là tất cả đối với cô trò ở dây. Cô Lò Thị Thiệp(Hiệu trưởng trường mầm non Sùng Đô) cho biết: “Khó khăn lớn nhất là ngôn ngữ, giữa giáo viên và học sinh là hai ngôn ngữ khác nhau, khó khăn sau việc bất đồng ngôn ngữ là cơ sở vật chất của trường, việc học của các em hầu như phải học nhờ hội trường thôn, khi thôn có việc cần, các em học sinh buộc phải nghỉ học, cuối cùng là khó khăn về trang thiết bị dạy và học của cô trò”.
Các em vẫn luôn cười thật tươi mỗi khi được đến trường
Vượt những con đường dốc cao thẳng đứng, quanh co để tới lớp cũng đã khiến nhiều giáo viên của trường gặp những tai nạn đáng tiếc, gãy chân, gãy tay, nhẹ hơn là xây xước, hết đi xe, các cô lại chuyển qua đi bộ, leo đồi tới với các em, sự hy sinh thầm lặng để “chèo đò” đưa những thế hệ tương lai con em dân tộc H’Mông thoát đói nghèo.
Ước mơ của tất cả giáo viên trong trường chỉ mong sao có một ngôi trường vững chãi hơn và có con đường đi từ dưới quốc lộ lên trường dễ đi, “chỉ cần ngôi trường bán kiên cố, không cần khang trang đâu” cô Thiệp tâm sự.
Khi được hỏi về mong ước của mình trong năm mới, hầu như các em nhỏ nơi đây chỉ trả lời là muốn có áo quần mới, đối với các em, khái niệm quần áo mới thật sự quá xa vời khi mà cái nghèo, cái đói vẫn bám theo gia đình mình.
Không chỉ làm nhiệm vụ đứng lớp mà các cô giáo ở đây còn vất vả vận động các em học sinh tới lớp. Những ngày đầu năm, các cô phải đi tới từng nhà xin phụ huynh cho con em họ đi học, tiền ăn ở lớp hàng ngày phụ huynh đưa củi tới để cho các cô kiêm luôn việc “bán buôn”, mang những bó củi xuống chợ bán lấy tiền cho các em ăn hàng ngày. Vất vả là thế nhưng cả cô và trò đều chưa hề muốn bỏ cuộc và vẫn tiếp tục gieo chữ trên những cao nguyên đá khắc nghiệt này.
Video đang HOT
Con đường đi tới các điểm trường của cô, trò Sùng Đô.
Điểm lẻ trường mầm non Sùng Đô – Văn Chấn – Yên Bái.
Em My (15 tuổi) bế đứa em trên tay với ước muốn có thể được đi học sau tết.
Còn ước muốn của em Vàng Thị Chư đơn giản chỉ là có đôi dép mới
Cô Lê Thị Thiệp (Hiệu trưởng trường mầm non Sùng Đô – áo đen) và cô Nguyễn Thị Huyền Trang (Hiệu phó trường mầm non Sùng Đô – áo hồng) bên các học trò nhỏ
Theo TTVN
Nhọc nhằn con đường đến lớp
Nhà ở sâu trong đồng, mỗi ngày đến lớp Trà My phải đi bộ hơn 5 cây số. Mùa này, sáng nào đến trường, hai ống quần của em cũng ướt đẫm sương. Đường đến lớp dẫu dài, băng qua nhiều đồng ruộng, nhưng dường như cũng ngắn lại trước quyết tâm theo đuổi con chữ của em và gia đình.
My luôn mơ ước có một chiếc xe đạp đến trường nhanh hơn để kịp giờ học
Nhịn đói, đi bộ đến lớp
Cảnh đi bộ của Trà My cũng như nhiều trẻ em ở huyện U Minh Hạ (Cà Mau) có nhà nằm sâu trong những cánh đồng, đã quá quen thuộc với mọi người.
Nhà có mỗi chiếc xe đạp nhưng phải ưu tiên cho ba mẹ đi làm thuê ngoài thị trấn nên chị em Trà My phải đi bộ đến trường. Hôm nào không ai thuê, nghỉ làm, ba sẽ đèo hai chị em đến lớp. Được ba chở đi học nhưng Trà My không thấy mừng vì "ngày nào ba chở đi học là ngày đó nhà không có tiền mua gạo". Mới học lớp 4, cái tuổi còn "ăn chưa no lo chưa tới" nhưng cô bé đã suy tư nhiều về cảnh nhà.
"Em đi bộ đi học mỗi ngày cũng được, chỉ mong ba mẹ có việc làm để mỗi sáng đi học bụng em không phải đói", Trà My hồn nhiên cho biết.
Bỏ học vì không có tiền đi đò
Hoàn cảnh của Trà My chúng ta cũng bắt gặp đâu đó ở nhiều vùng sâu khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là miệt thứ An Giang, Kiên Giang, các huyện vùng xa của Trà Vinh, Sóc Trăng... Ở những vùng này, đi đò theo hệ thống kênh rạch là chủ yếu, nếu men theo đường ruộng, phải đi bộ rất xa mới đến được lớp học. Ước tính bình quân từ nhà các em đến lớp khoảng 4 - 10 cây số, tiền đò mỗi tháng ít nhất cũng 200 - 300 ngàn đồng, xa hơn phải 400 - 500 ngàn đồng. Thu nhập bấp bênh từ việc làm thuê làm mướn của ba mẹ còn không đủ chi tiêu trong nhà lấy đâu ra trả tiền đò cho các em. Vì thế, nhiều em phải đành nghỉ học vì đi bộ quá xa. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 200.000 trẻ em bỏ học, trong đó thiếu phương tiện đến lớp như trường hợp của Trà My cũng là một trong nhiều nguyên nhân.
Ước mơ "hai bánh"
Những ngày cuối năm, thời tiết lạnh, sương rơi nhiều trên cỏ hai bên đường, Trà My và các bạn phải dùng bịch nylon bọc vào hai bàn chân cho đỡ lạnh và khỏi ướt.
"Em quen rồi", Trà My cười tươi khi có ai hỏi em lạnh không. "Tết này em không mơ có nhiều quà bánh đâu, chỉ cần 2 bánh là đủ rồi...", cô bé dí dỏm trả lời câu hỏi về ước mơ ngày Tết. Dẫu không nói ra nhưng ai cũng hiểu, "hai bánh" mà Trà My cũng như bao trẻ em vùng sâu khó khăn đang phải đi bộ mỗi ngày đến trường ao ước là chiếc xe đạp.
Trong thời buổi hiện nay, đối với nhiều người, khi xe máy, xe hơi và các thiết bị di động tăng đến chóng mặt về số lượng lẫn giá cả thì giá trị của những chiếc xe đạp chẳng là bao. Thế nhưng, đó lại là mong ước cháy bỏng của những trẻ em nghèo ham học, đang đối mặt với nguy cơ bỏ trường vì quãng đường quá dài đến lớp. Dẫu có bền gan vững chí nhưng đến khi những đôi chân dần kiệt sức, các em cũng khó lòng đi tiếp hành trình đến với con chữ... ( Nguyễn Minh)
Cùng chia sẻ và thực hiện ước mơ có chiếc xe đạp đến trường cho những trẻ em nghèo tại website www.tet.aiav.com.vn của AIA. Mỗi lượt xem, yêu thích, chia sẻ video, gửi thiệp điện tử, tải hình nền của bạn, AIA sẽ đóng góp 10.000 đồng vào Quỹ Yêu Thương để cùng nhau mang thật nhiều xe đạp cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa trên khắp cả nước. Chương trình sẽ không dừng lại mà sẽ được phát triển hơn nữa trong suốt năm 2014 tại chương trình "Hành trình cuộc sống" của AIA Việt Nam.
Theo TNO
Những con đường đến trường gian nan của học trò Tự mình chèo đò qua sông dữ, vượt con đường lầy lội bùn đất, hay nước dâng ngập ngang người, ngày tuyết rơi dày đặc các em vẫn kiên trì đến lớp. Dù khó khăn, vất vả là thế nhưng các em vẫn không từ bỏ ước mơ đến trường và xa hơn là vào đại học. Học trò đất Quảng vượt bùn...