Giàn khoan 981 “hết thăm dò” ở Biển Đông
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vừa hoàn tất việc khoan thăm dò ở Biển Đông, Tân Hoa Xã cho biết hôm 24.8.
Giàn khoan Hải Dương 981 thuôc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc.
Tân Hoa Xã không đưa thông tin về vị trí khoan, nhưng Reuters dẫn nguồn trang mạng của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc trước đó nói đây là vị trí nằm cách bờ biển Việt Nam chỉ trên 100 hải lý, và cách thành phố nghỉ dưỡng Tam Á trên đảo Hải Nam 75 hải lý về phía nam.
Giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ USD thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), một công ty quốc doanh và là hãng sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc.
Tân Hoa Xã dẫn nội dung tuyên bố của hãng, nói rằng giàn khoan đã hoàn tất việc khoan thăm dò lần đầu tiên ở vùng có nhiệt độ cao, áp suất lớn và nước sâu, tuy nhiên nội dung của tuyên bố này không được tìm thấy trên trang web của CNOOC.
Hồi cuối tháng Sáu, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc nói giàn khoan Hải Dương 981 tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển có tọa độ 17 độ 3,75 phút vĩ Bắc; 109 độ 59,05 phút kinh Đông, trong thời gian từ 25.6 đến 20.8.
Trung Quốc hồi tháng 5 năm ngoái đưa giàn khoan 981 vào vùng biển Hoàng Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Cũng liên quan tới Biển Đông, ngày 24.8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình lên tiếng phản đối việc Đài Loan cho xây một ngọn hải đăng trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa. “Việc xây dựng hải đăng cao gần 14 mét là phi pháp, là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và gây căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở biển Đông” – Người phát ngôn Lê Hải Bình khẳng định.
Video đang HOT
Theo N.V/Lao Động
Tàu cá Trung Quốc hối hả chuẩn bị đổ ra Biển Đông
Hàng chục nghìn tàu cá Trung Quốc chuẩn bị lương thực, nhiên liệu để đổ ra Biển Đông, khi lệnh cấm đánh bắt nước này đơn phương đưa ra hết hiệu lực vào 12h hôm nay.
Báo điện tử HiNews tỉnh Hải Nam cho hay các tàu cá của ba tỉnh ven biển Trung Quốc là Hải Nam, Quảng Tây và Quảng Đông trong hai ngày 30 và 31/7 tấp nập chuẩn bị lương thực, nhiên liệu để trưa nay đồng loạt "ầm ầm đổ ra" Biển Đông khai thác cá, sau lệnh cấm kéo dài hai tháng rưỡi.
Ngư dân cảng Tam Á, Hải Nam, chất lương thực lên thuyền con, chở ra ngoài tàu lớn. Ảnh: HiNews
Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ 12h 16/5 đến 12h ngày 1/8, với phạm vi bao trùm cả khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough.
Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc ra thông báo quy định phạm vi, thời gian nghỉ đánh bắt cá ở Biển Đông là một hành động vô giá trị và kiên quyết phản đối quyết định này.
Thuyền con chở thực phẩm ra tàu lớn. Ảnh: HiNews
Ngư dân tiếp tế thực phẩm, nhiên liệu lên tàu. Ảnh: HiNews
Một ngư dân đang sửa lại mạn tàu ở cảng Tam Á. Ảnh: HiNews
Nhiều ngư dân khác tranh thủ vá lại lưới đánh bắt. Ảnh: HiNews
Ở cảng Đàm Môn, thành phố Quỳnh Hải, phía đông đảo Hải Nam, ngư dân cũng chuẩn bị ra khơi. Ảnh: China.com
Tàu đánh cá cỡ lớn của ngư dân Đàm Môn đang được tiếp tế. Ảnh: China.com
Hàng chục nghìn tàu cá Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng tiến ra Biển Đông khi lệnh cấm kết thúc 12h trưa nay.
Trước đó nhiều ngày, ngư dân Trung Quốc còn nhận được sự hỗ trợ của quân đội, biên phòng.
Lính biên phòng Trung Quốc cùng ngư dân chuyển ngư cụ lên tàu hôm 28/7, tại cảng cá huyện Lâm Cao, cách thành phố Hải Khẩu, Hải Nam, khoảng 50 km về phía tây. Ảnh: Ifeng
Ifeng dẫn lời giới chức Trung Quốc cho biết, những năm trước, khi lệnh cấm kết thúc, tàu cá nước ngoài ồ ạt tiến vào Vịnh Bắc Bộ, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đánh bắt. Do đó, năm nay, Cục Kiểm Ngư tỉnh Hải Nam sẽ siết chặt tuần tra trên biển vì "lợi ích của ngư dân và vùng biển Trung Quốc."
Hồng Hạnh
Theo VNE
Trung Quốc lộ ý đồ mở tuyến du lịch trái phép mới tới Hoàng Sa Giới chức Trung Quốc có kế hoạch khởi động một tuyến du lịch mới tới quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay đưa tin, trong một động thái phi pháp tiếp theo của Bắc Kinh, vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Tàu du lịch Coconut Princess được Trung Quốc dùng để trái phép đưa...