Gián đoạn bão lũ, dạy học ra sao?
Những ngày qua, có những địa phương phải cho học sinh nghỉ học hơn 3 tuần và có thể còn nghỉ dài hơn nữa. Các trường học sẽ phải xoay xở thế nào để đảm bảo yêu cầu của chương trình giáo dục khi năm học đã bắt đầu được 2 tháng?
Học sinh trở lại trường trên con đường ngập nước tại huyện Núi Thành, Quảng Nam sáng 31-10 – Ảnh: ĐỨC TÀI
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết:
- Đầu năm học mới, Bộ GD-ĐT đã có công văn 3280 hướng dẫn các nhà trường điều chỉnh nội dung dạy học. Nhưng ở văn bản này, Bộ GD-ĐT mới chỉ đặt ra việc tinh giản nội dung kiến thức.
Cụ thể là những nội dung trùng lặp giữa các môn học, lớp học, nội dung hàn lâm, không cần thiết, hướng dẫn xây dựng các chủ đề dạy học để tích hợp các nội dung kiến thức trọng tâm…
Theo hướng dẫn, nội dung chương trình đã được tinh giản nhưng thời gian thực học giữ nguyên để các trường có điều kiện linh hoạt áp dụng các hình thức dạy học, phương pháp dạy học.
Nhưng trong tình thế nhiều tỉnh miền Trung bị thiệt hại do bão lụt khiến học sinh phải nghỉ học kéo dài, có những nơi đã nghỉ hơn 3 tuần sẽ phải linh hoạt thực hiện kế hoạch giáo dục.
Video đang HOT
Hiện tại sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đã báo cáo Bộ GD-ĐT về kế hoạch điều chỉnh thời gian thực hiện chương trình giáo dục phù hợp với tình huống ảnh hưởng do bão lụt.
Ông Nguyễn Xuân Thành – vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT)
* Nếu mưa bão còn kéo dài, Bộ GD-ĐT có hướng xử lý thế nào để đảm bảo yêu cầu chương trình năm học?
- Kinh nghiệm của đợt dịch bệnh COVID-19 khiến trường học cả nước phải nghỉ dài vẫn có giá trị để địa phương, trường chủ động ứng phó. Trong điều lệ trường tiểu học, trường THCS và THPT ban hành đầu năm học đã quy định trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục.
Các sở GD-ĐT cần chỉ đạo trường có nhiều phương án tổ chức dạy học: trực tiếp, trực tuyến, dạy học qua truyền hình. Trường hợp học sinh phải nghỉ học dài hơn có thể phải tiếp tục triển khai dạy học qua truyền hình, dạy học trực tuyến tương tự như trong dịch COVID-19.
* Bộ quy định chỉ dạy học sau ngày khai giảng 5-9 nhưng một số vùng ảnh hưởng từ thiên tai như miền Trung cần được chủ động thực hiện thời gian năm học, vậy có nên điều chỉnh?
- Quy định này để đảm bảo học sinh có thời gian nghỉ hè, có điều kiện trải nghiệm ngoài cuộc sống. Nếu tính thời gian thực học từ ngày 5-9 đến 31-5, các trường đều đã có 2 tuần dự phòng cho những việc phát sinh.
Tuy nhiên, thực tế ở các tỉnh miền Trung cho thấy những vùng đặc thù cần được linh hoạt hơn trong thực hiện thời gian năm học để có nhiều hơn 2 tuần dự phòng, giúp các trường chủ động kế hoạch giáo dục cả khi bị ảnh hưởng bởi bão lũ khiến trường phải ngừng hoạt động kéo dài.
Chỉ tập trung vào nội dung giáo dục trọng tâm
Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn chung về việc giảm bớt thời gian thực hiện chương trình. Theo đó, các địa phương có thể chủ động thời gian dạy học, thời điểm kiểm tra học kỳ 1, thực hiện học kỳ 2, chỉ tập trung vào nội dung giáo dục trọng tâm để đảm bảo yêu cầu tối thiểu của chương trình.
Theo thiết kế khung thời gian năm học, các nhà trường đều có khoảng 2 tuần dự phòng. Nếu học sinh nghỉ học nằm trong khoảng thời gian này thì sẽ không phải điều chỉnh. Nhưng vượt quá 2 tuần sẽ phải có kế hoạch bố trí việc dạy học theo tình huống mới.
Ông Nguyễn Xuân Thành
Học sinh ở Quảng Ngãi rất khó đi học đúng lịch vì trường hư hỏng nặng
Bão số 9 đi qua đã làm hơn 150 điểm trường ở tỉnh Quảng Ngãi bị thiệt hại nặng nề, nhiều trường gần như bị tàn phá hoàn toàn.
Hiện nay, các trường học đang nỗ lực sửa chữa, dọn dẹp trường lớp để đón học sinh trở lại trường.
Tịnh Kỳ là một trong những xã ven biển của thành phố Quảng Ngãi chịu thiệt hại rất nặng nề của cơn bão số 9. Bão đi qua, ngôi trường THCS Tịnh Kỳ, 2 dãy phòng học bị tốc mái, một số cây xanh trong sân trường đổ ngã. Thầy giáo Trương Tất, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, ngay sau khi bão tan, nhà trường đã huy động toàn bộ giáo viên cùng sự giúp sức của lực lượng bộ đội biên phòng, đoàn thanh niên ra quân tổng dọn vệ sinh.
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề ở Quảng Ngãi.
Thầy giáo Trương Tất cho biết: "Vừa rồi dãy khu B đã sửa. Chúng tôi đang bố trí cho các em học theo khu vực này. Còn bên kia là khu phục hồi học tập thì phải chờ khắc phục xong mới bố trí đủ phòng học cho học sinh được. "
Còn tại huyện Tư Nghĩa, 100% trường học đều bị thiệt hại, trong đó hơn 50% số trường bị thiệt hại nặng. Huyện Tư Nghĩa tập trung giúp các trường khắc phục thiệt hại sau bão.
Thiếu tá Nguyễn Nhất Quang, Chính trị viên Phó Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tư Nghĩa cho biết: "Chúng tôi nỗ lực tổ chức, giúp đỡ nhân dân trên địa bàn với tinh thần trách nhiệm cao để thực hiện nhiệm vụ của mình. Để làm sao các địa phương này trong thời gian ngắn nhất khắc phục được cơn bão số 9 vừa qua."
Tại huyện Nghĩa Hành, bão số 9 đã làm 37 trường học bị tốc mái. Ông Đinh Xuân Sâm, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành cho biết, hiện nay một số trường bị ảnh hưởng nhẹ đã khắc phục xong: "Hậu quả hư hỏng nặng nề, cây xanh ngã đổ nhiều, bùn non lớn. Những trường khắc phục được thì chủ động, còn những trường hư hại nặng thì ưu tiên lực lượng đến hỗ trợ. Cùng với đó thanh niên và vũ trang tăng cường các điểm trường khắc phục. Đối với các điểm trường nặng hơn thì chúng tôi sẽ có phương án riêng để hỗ trợ học sinh đến trường."
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết, dự kiến ngày 2/11 các cơ sở giáo dục sẽ đón học sinh trở lại trường. Thế nhưng, với những thiệt hại hiện nay, thời gian đón học sinh đến lớp ở nhiều cơ sở trường học chắc chắn phải dời lại thêm một thời gian nữa./.
Hàng chục ngàn học sinh vùng lũ Hà Tĩnh lại nghỉ học vì mưa lớn Sau ba ngày trở lại trường sau đợt mưa lũ lịch sử, hàng chục ngàn học sinh ở các vùng lũ Hà Tĩnh lại tiếp tục nghỉ học vì đợt mưa lớn do ảnh hưởng từ cơn bão số 9. Hiện trường vụ sạt lở núi tại thôn Tân Phong, xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh trong đợt mưa lũ vừa...