Gián điệp công nghệ quân sự thời Chiến tranh lạnh

Theo dõi VGT trên

Vào những thập niên 1950 – 1970 là thời điểm cao trào của cuộc Chiến tranh lạnh, giới quân sự Mỹ và Liên Xô đã tìm mọi cách để đánh cắp bí mật công nghệ quốc phòng của nhau.

Gián điệp công nghệ quân sự thời Chiến tranh lạnh - Hình 1

Năm 1958, trong cuộc không chiến giữa MiG-17 của Trung Quốc và F-86 của Đài Loan, một quả tên lửa không-đối-không AIM-9 đã găm vào chiếc MiG-17 mà không nổ, giúp cho Liên Xô có bản mẫu để sao chép và sản xuất tên lửa R-3 có tính năng tương tự

Chuyện gián điệp công nghệ quân sự không phải là chỉ mới đây. Vào những thập niên 1950 – 1970 là thời điểm cao trào của cuộc Chiến tranh lạnh giữa khối XHCN và khối Tư bản, trình độ công nghệ quốc phòng của Mỹ và Liên Xô là so kè nhau, bên nào cũng có một vài lĩnh vực nhỉnh hơn bên kia và ngược lại. Do đó, giới quân sự Mỹ và Liên Xô đã tìm mọi cách để đánh cắp bí mật quốc phòng của nhau.

Vào thời chưa có internet thì ngành tình báo chỉ có thể thu thập thông tin bằng nghe trộm điện thoại, liên lạc vô tuyến, phân tích không ảnh. Công tác gián điệp chủ yếu sử dụng tình báo con người HUMINT (Human Intelligence) như cài cắm nhân sự vào các căn cứ quân sự, viện nghiên cứu để thu thập thông tin, chụp trộm tài liệu bằng máy ảnh mini, thư từ liên lạc và chuyển giao hồ sơ bằng đường bưu điện hoặc các “hòm thư chết” rất thô sơ. Công tác phản gián thời đó cũng chẳng hơn gì: theo dõi đối tượng bằng cách dùng người “bám đuôi”, nghe trộm điện thoại chỉ có cách duy nhất là câu móc vào đường dây liên lạc hoặc lén gắn “bọ” vào nơi đối phương đang cư ngụ. Nói chung là để thu thập thông tin trung thực và có độ chính xác cao thì phải đến tận nơi tận chỗ, phải chụp hình từng trang tài liệu, chứ không thể ngồi nhà mà “hack” vào máy chủ của đối phương ở xa nửa vòng Trái đất như hiện nay.

Gián điệp công nghệ quân sự thời Chiến tranh lạnh - Hình 2

Giới quân sự Mỹ đã vô tinh có món quà từ trên trời rơi xuống khi phi công Liên Xô Viktor Belenko lái một siêu chiến cơ MiG-25 (ảnh trên) trốn sang Nhật vào tháng 9.1976. Loại siêu chiến cơ đánh chặn này là mối đe dọa nghiêm trọng cho việc do thám lãnh thổ Liên Xô bằng máy bay do thám SR-71 của Mỹ.

Tuy thô sơ như thế, nhưng đã có những vụ gián điệp công nghệ quân sự có tầm quan trọng chiến lược. Sau Thế chiến hai, Mỹ là nước duy nhất làm chủ được công nghệ chế tạo bom hạch nhân. Liên Xô cũng quyết tâm sở hữu bằng được loại vũ khí khủng khiếp này nên ngầm tổ chức nhiều mạng lưới gián điệp ở Mỹ, tìm mọi cách để lấy được những thông tin tuyệt mật của chương trình hạch nhân Mahattan của Mỹ. Và, họ đã thành công, đến chừng người Mỹ phát hiện ra thì đã muộn. Chỉ 4 năm sau, vào tháng 8.1949, Liên Xô cho nổ thành công quả bom hạch nhân đầu tiên của họ. Nước Mỹ đã đánh mất vị thế độc tôn về vũ khí nguyên tử.

Gián điệp công nghệ quân sự thời Chiến tranh lạnh - Hình 3

Tháng 6.1987, giới quân sự Mỹ đã thương lượng với chính phủ CH Chad để “chuyển nhượng” một trực thăng tấn công Mi-24 của Nga do quân đội Chad tịch thu được của Libya. Trong ảnh là trực thăng CH-47 của Mỹ đang cẩu chiếc Mi-24 về một căn cứ quân sự trước khi chuyển về Mỹ

Đôi khi việc thất thoát công nghệ lại đến từ những chuyện hết sức ngẫu nhiên và có phần may mắn. Mùa hè năm 1958 xảy ra cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Đài Loan. Phía Trung Quốc pháo kích vào các đảo Kim Môn và Mã Tổ của Đài Loan, và nhiều lần cử máy bay chiến đấu MiG-15 và Mig-17 (do Liên Xô viện trợ) tấn công các đảo này. Phía Đài Loan cũng cho chiến cơ F-86F Saber (do Mỹ viện trợ) lên nghênh cản. Đã xảy ra những trận không chiến giữa đôi bên, dù hai loại chiến đấu cơ này tương đương nhau về tính năng kỹ thuật, nhưng MiG-17 chiếm ưu thế vì có trần bay cao hơn F-86F đến những 1,5 km. Để khắc phục, người Mỹ trang bị cho 20 chiếc F-86F loại tên lửa không-đối-không tuyệt mật của Mỹ vừa đưa vào sản xuất là AIM-9 Sidewinder. Ngày 24.9.1958, Trung Quốc lại đưa MiG-15 và MiG-17 đến vùng tranh chấp. Với tầm bắn xa đến 3 km của tên lửa Siderwinder, F-86F có thể từ cao độ thấp hơn bắn lên các chiếc MiG bay phía trên, hạ được 9 chiếc MiG, phía Trung Quốc phải rút lui.

Video đang HOT

Dù phía Đài Loan thắng trận nhưng người Mỹ bị mất bí mật quân sự về loại vũ khí mới này. Nguyên do là một quả Siderwinder đã bắn trúng một chiếc MiG-17, tên lửa găm vào thân máy bay nhưng không nổ, nên chiếc MiG vẫn bay được về đến phi trường nhà. Đây là món quà “trời cho” vì quả tên lửa còn nguyên vẹn, phía Trung Quốc lập tức cho tháo gỡ ra và chuyển ngay cho Liên Xô. Thời điểm này công nghệ tên lửa không-đối-không của Liên Xô đi sau người Mỹ khá xa nên phía Liên Xô dùng kỹ thuật “đảo ngược công nghệ” (reverse engineering) để sao chép và đưa vào sản xuất loại tên lửa “copy” này với ký hiệu R-3 (khối NATO gọi là AA-2 Atoll).

Gián điệp công nghệ quân sự thời Chiến tranh lạnh - Hình 4

Năm 1968, tàu ngầm tấn công K-129 (ảnh trên) của Liên Xô bị đắm tại Thái Bình Dương, Cơ quan Tình báo Mỹ đã cho đóng chiếc tàu chuyên dụng Glomar Explorer (ảnh giữa) và bí mật trục vớt xác tàu ngầm để nghiên cứu công nghệ tên lửa đạn đạo của đối thủ.

Nhờ vậy, trong thập niên 1960, Liên Xô đã thu lợi rất lớn nhờ xuất khẩu tên lửa R-3 cho 20 nước trên thế giới. Nhưng sự tiến bộ công nghệ đã làm cho AIM-9 Sidewinder sớm trở nên lỗi thời, người Mỹ lại nghiên cứu chế tạo thế hệ AIM-9 mới hơn. Dĩ nhiên người Nga cũng rất muốn “tham khảo” sản phẩm mới này. Ngày 22.10.1967, một người Đức tên Manfred Ramminger, vốn là gián điệp của cơ quan tình báo KGB (Liên Xô) phối hợp cùng một phi công lái phản lực chiến đấu của không quân Đức tên Wolf-Diethard Knoppe để đánh cắp một quả AIM-9 ngay tại căn cứ Không quân Neuburg ở bang Bavaria, Tây Đức.

Cuộc đánh cắp thành công, Ramminger dùng ô tô chở quả tên lửa về nhà riêng, tháo rời ra và đóng thùng gởi bằng đường bưu kiện hàng không đến một địa chỉ ở Moscow, thủ đô Liên Xô. Sự việc đổ bể vào cuối năm 1968, Ramminger và đồng bọn bị bắt và kết án 4 năm tù. Nhưng lúc đó thì Liên Xô đã chuẩn bị đưa vào sản xuất bản copy mới của AIM-9 là R-13M.

Người Mỹ cũng chẳng hiền lành gì. Trong cuộc đua đánh cắp công nghệ thì người Mỹ ghi được nhiều “bàn thắng” hơn phía Nga. Tháng 3.1968, chiếc tàu ngầm tấn công K-129 của Liên Xô bị đắm do sự cố kỹ thuật ở vùng biển Thái Bình Dương cách đảo Oahu 2.900 km. Chiếc K-129 được trang bị các tên lửa đầu đạn hạch nhân R-21 thế hệ mới nhất của Liên Xô. Do đó, năm 1974, giới tình báo Mỹ tìm cách trục vớt xác tàu để tìm hiểu sự tiến triển của công nghệ tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạch nhân của Liên Xô. Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) triển khai chiến dịch có mật danh là Azorian, mượn bình phong của một hãng tư nhân Mỹ để đặt đóng chiếc tàu trục vớt Glomar Explorer, trên danh nghĩa là tàu khảo sát hải dương, để bí mật trục vớt chiếc K-129. Cuộc trục vớt thành công có một phần, do tàu K-129 chìm ở độ sâu đến 4,9 km và bị đứt làm đôi, nên lúc kéo xác tàu ngầm lên, cần cẩu của tàu Glomar Explorer bị gãy và chỉ lấy được một phần mũi tàu. Cho đến nay, CIA vẫn từ chối giải mật hồ sơ Azorian và không cho biết họ đã thu thập được những gì. Tổng chi phí phía Mỹ phải bỏ ra cho cuộc trục vớt này là 800 triệu USD (khoảng 4 tỉ USD tính theo thời giá hiện nay).

Đến năm 1987, giới quân sự Mỹ lại tìm cách sở hữu một chiếc trực thăng tấn công kiểu Mi-24 của Liên Xô. Đây là loại trực thăng tấn công hiện đại và uy lực nhất thời đó (lúc đó, loại tương đương của Mỹ là AH-64 Apache chỉ mới trong vòng thử nghiệm). Mi-24 được bọc thép chắc chắn, có sức chịu được đạn pháo 23 mm, nên có biệt danh là “ Xe tăng bay”. Liên Xô chỉ xuất khẩu loại trực thăng này cho một số nước có quan hệ thân thiết với họ mà thôi, trong đó có Lybia thời nhà độc tài Gaddafi còn đương nhiệm. Trong cuộc chiến tranh giữa Libya và Cộng hòa Chad (1978-1987), vào tháng 4.1987, quân đội Libya rút lui, bỏ lại một chiếc Mi-24 trong tình trạng hoàn hảo và bị quân đội Chad tịch thu. Bộ Ngoại giao Mỹ không bỏ cơ hội bằng vàng này, lập tức thương lượng với chính phủ Chad để xin “chuyển nhượng” lại chiếc trực thăng, sau đó chở về Mỹ vào tháng 6.1987.

Nhưng, “hay chẳng bằng hên”, đôi khi chẳng tốn công sức gì lại có được những món quà từ trên trời rơi xuống. vào thập niên 1970 – thời sơ khai của vệ tinh do thám, việc trinh sát lãnh thổ Liên Xô của phía Mỹ chủ yếu dùng loại phản lực do thám SR-71. Chiếc SR-71 bay với vận tốc 3.500 km/giờ (trên Mach 3) và ở độ cao 26 km làm bó tay các loại tên lửa phòng không cũng như các loại chiến đấu cơ hiện có của Liên Xô. Sau đó, phía Liên Xô công bố chế tạo thành công loại siêu phản lực đánh chặn MiG-25 có vận tốc trên Mach 3 và cao độ hoạt động đương đương SR-71. Thông tin này làm giới quân sự Mỹ vô cùng lo lắng, họ lập tức cho ngưng các chuyến bay do thám vì sợ MiG-25 sẽ bắn hạ được SR-71, gây ra vô số rắc rối ngoại giao vì phía Liên Xô sẽ có bằng chứng cụ thể.

Người Mỹ rất muốn được trực tiếp nghiên cứu các tính năng kỹ thuật của MiG-25 để tìm cách đối phó, dĩ nhiên điều này là không tưởng vì làm sao có thể sờ đến loại chiến đấu cơ tuyệt mật này. Nhưng, điều không ngờ đã trở thành sự thật. Ngày 6.9.1976, trung úy không quân Liên Xô Viktor Belenko, 29 tuổi, lái một chiếc MiG-25 mới xuất xưởng bay từ căn cứ Không quân Chuguyevka gần thành phố Vlasdivostok (Liên Xô) sang đào tỵ ở Nhật, anh đáp đại xuống một căn cứ không quân Nhật trên đảo Hokkaido. Người Mỹ lập tức cho tháo tung chiếc MiG-25 ra để nghiên cứu, sau đó nhờ Nhật gửi trả lại cho Liên Xô. Họ phát hiện ra loại chiến đấu cơ này không kinh khiếp như họ tưởng. MiG-25 chỉ có thể bay ở vận tốc 2,8 Mach, nếu tăng tốc lên Mach 3 thì chỉ trong giai đoạn ngắn và khi đáp xuống động cơ sẽ hỏng hoàn toàn. Thêm nữa, do lượng nhiên liệu chở theo là khá ít nên bán kinh hoạt động của MiG-25 chỉ có 300 km, không đủ để rượt đuổi SR-71 trên quãng đường dài. Phía Nhật đã gửi hóa đơn đòi Liên Xô thanh toán 40.000 USD vì các thiệt hại do chiếc MiG-25 gây ra khi đáp mà không xin phép xuống sân bay quân sự Hakodate và chi phí khác trong việc gửi trả chiếc máy bay.

Chuyện ăn miếng trả miếng trong lĩnh vực đánh cắp công nghệ giữa hai siêu cường thời Chiến tranh lạnh cứ thế tiếp diễn. Sau khi Liên Xô sụp đổ, cuộc tranh đua đánh cắp công nghệ đã không còn quyết liệt vì Nga không còn là đối thủ đáng gờm như ngày trước. Tranh thủ thời cơ nước Nga đang lâm vào suy thoái kinh tế, kéo theo việc hủy bỏ nhiều công trình nghiên cứu khoa học công nghệ quan trọng vì thiếu kinh phí, người Mỹ đã trải thảm đỏ mời các nhà khoa học hàng đầu của Nga sang làm việc và định cư tại Mỹ. Bằng cách hút nguồn chất xám tinh hoa của Nga, nền công nghệ Mỹ đã hưởng lợi rất lớn.

Nhưng, trong cuộc chiến gián điệp công nghệ quân sự, lại xuất hiện một tay chơi mới với “tài năng” thì thuộc hàng siêu đẳng, đó là Trung Quốc.

Thợ sửa máy photocopy tiết lộ chiêu gián điệp 'độc nhất vô nhị' của CIA thời Chiến tranh Lạnh

Một chiếc máy photocopy vô cùng đơn giản của hãng Xerox nằm bên trong Đại sứ quán Liên Xô ở Washington DC đã trở thành lỗ hổng bảo mật và được Cơ quan Tình báo Trung Ương Mỹ phát hiện và khai thác.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các cơ quan tình báo ở mỗi quốc gia luôn tìm mọi cách để thu thập thông tin về các chiến dịch hay kế hoạch của đối phương.

Và vào năm 1962, khi CIA đang tìm kiếm những cách thức mới để thu thập thông tin tình báo về Liên Xô. Một người nào đó ở cơ quan này đã nhận ra rằng người tiếp cận dễ dàng và thường xuyên nhất với đại sứ quán Liên Xô ở Washington, D.C chính là một người Mỹ, có thể đến và đi mà không ai hỏi câu nào. Đó là thợ sửa chữa của hãng sản xuất máy photocopy Xerox. Anh đến thăm đại sứ quán này ít nhất một lần một tháng và không ai ngạc nhiên hay hoảng hốt khi thấy người đàn ông này mày mò máy photocopy, với các dụng cụ nằm rải rác khắp nơi trên sàn nhà. Và CIA nhận thấy đây dường như là một cơ hội quá tốt để bỏ qua.

Vì vậy, cơ quan này đã tìm đến tận tập đoàn Xerox Corp để kết nối với phó chủ tịch John Dessauer và đã thành công trong việc thành lập một nhóm dự án bí mật. Dessauer sau đó đưa Donald Cary, lãnh đạo một chương trình liên quan tới chính phủ làm người phụ trách dự án. Cary sau đó đã tuyển dụng Ray Zoppoth, một kỹ sư cơ khí 36 tuổi và ba người khác là kỹ sư quang học Kent Hemphill, kỹ sư điện Douglas Webb và chuyên gia điện tử chuyên về công nghệ hình ảnh James Young. Zoppoth được chọn từ chính nhân viên Xerox bởi vì anh là người đã giúp phát triển mô hình Xerox 914, máy photocopy nút nhấn tự động đầu tiên và cũng chính là loại được sử dụng trong đại sứ quán Liên Xô.

Trong nhiều năm sau đó, Zoppoth đã giữ bí mật vai trò của mình với cả vợ và tám đứa con. Nhưng bây giờ, ông tin rằng, đã đến lúc mọi người nên được biết sự thật. Đó là lý do tại sao anh quyết định kể câu chuyện của mình cho tạp chí Popular Science.

Thợ sửa máy photocopy tiết lộ chiêu gián điệp độc nhất vô nhị của CIA thời Chiến tranh Lạnh - Hình 1

Máy photocopy Xerox 914.

Quay trở lại câu chuyện thì việc một thợ sửa chữa cố gắng đưa tài liệu mật ra khỏi một đại sứ quán nước ngoài là điều mang lại quá nhiều rủi ro. Thay vào đó, CIA muốn người thợ sửa chữa này sẽ cài đặt một thiết bị cho phép họ bí mật theo dõi các tài liệu đang được sao chép trên chiếc máy photocopy của hãng Xerox bên trong đại sứ quán. Họ hy vọng một hệ thống như vậy sẽ không chỉ giúp xem nhanh các tài liệu tuyệt mật của Liên Xô, mà còn cho biết liệu các điệp viên của Liên Xô có thu thập được bất kỳ tài liệu bí mật nào của Hoa Kỳ hay không.

Vì tính chất bí mật của nó, dự án không thể được thực hiện tại cơ sở nơi Zoppoth và những người khác làm việc. Thay vào đó, những người đứng đầu dự án đã thuê một sân chơi bowling bị bỏ hoang trong một trung tâm mua sắm nhỏ. Sau khi lắp đặt hệ thống an ninh, sân chơi không có cửa sổ này đã trở thành một căn phòng thí nghiệm nghiên cứu đầy ngẫu hứng.

Tại đây, các kỹ sư đã thử nghiệm một số phương pháp để chụp ảnh các tài liệu được sao chép trên mẫu máy photocopy Xerox 914. Một cách tiếp cận được đề xuất bởi Zoppoth có vẻ hứa hẹn nhất. Đó là gắn một máy ảnh gia đình chạy bằng pin với ống kính zoom ngay bên trong máy photocopy. Họ sẽ hướng ống kính vào gương dùng để phản chiếu hình ảnh lên cảm biến. Thêm vào đó một tế bào quang điện sẽ nhắc nhở máy ảnh chụp các khung hình tĩnh bất cứ khi nào máy photocopy sáng lên.

Các kỹ sư sau đó đã mua một máy ảnh Bell & Howell, khá hiện đại thời bấy giờ, từ một cửa hàng bán lẻ. Nó dài khoảng 18 cm và chứa một cuộn phim 8 mm. Có rất nhiều chỗ để đặt máy ảnh nằm sâu bên trong chiếc máy photocopy cồng kềnh và không thể nhìn thấy ngay cả khi tháo nắp máy. Tiếng ồn của máy ảnh cũng sẽ bị nhấn chìm bởi âm thanh của máy photocopy khi nó hoạt động.

Thợ sửa máy photocopy tiết lộ chiêu gián điệp độc nhất vô nhị của CIA thời Chiến tranh Lạnh - Hình 2

Camera là thiết bị được đánh dấu X trong hình, bên trong máy photocopy.

Nhóm nghiên cứu đã lắp đặt camera trong một chiếc máy tại sân chơi bowling này và thử chụp ảnh các tài liệu mẫu.

"Chúng tôi đã sử dụng phòng tắm như phòng tối để rửa ảnh", Zoppoth nhớ lại.

Tiếp theo, họ đã thử cài đặt một camera bên trong một máy photocopy tại văn phòng chính của Xerox ở Webster. Nó đã hoạt động hoàn hảo, dù tài liệu thử nghiệm khi đó chỉ là các bản nhạc, truyện tranh và truyện cười.

Cuối cùng, các kỹ sư đã sẵn sàng để trao phát minh của họ cho CIA. Zoppoth đã thực hiện một loạt các chuyến đi đến Washington để gặp hai đặc vụ trong tầng hầm tối tăm của một tòa nhà của CIA, nơi có tên mã là "Disneyland East". Tại đây, kỹ sư của Xerox đã dạy các đặc vụ cách lắp đặt camera, để sau này họ có thể đào tạo người thợ sửa chữa tại Đại sứ quán Liên Xô. Người thợ sửa chữa này sẽ đặt một camera bên trong máy Xerox trong khi anh ta tới để bảo dưỡng nó. Sau đó trong lần bảo dưỡng tiếp theo, anh ta sẽ thay thế thiết bị này bằng một thiết bị mới và bàn giao thiết bị cũ cho CIA.

Hệ thống này đã đi vào hoạt động vào năm 1963. CIA sau đó cũng yêu cầu nhóm Xerox xây dựng một hệ thống tương tự để có thể đưa vào bên trong một mẫu máy photocopy để bàn nhỏ hơn, model Xerox 813.

Thợ sửa máy photocopy tiết lộ chiêu gián điệp độc nhất vô nhị của CIA thời Chiến tranh Lạnh - Hình 3

Bản vẽ từ bằng sáng chế 3.855.983, được cấp cho Zopppoth vào năm 1967 cho một camera giám sát thu nhỏ.

Việc giấu một chiếc camera bên trong một chiếc máy nhỏ như vậy gần như là không thể, vì vậy các kỹ sư đã thiết kế một chiếc máy ảnh cỡ nhỏ, hoạt động bằng nguồn cung cấp năng lượng của chính chiếc máy photocopy và chỉ giữ được một cuộn phim. Họ cũng phải sửa đổi gương của model 813 và loại bỏ một số phần bên trong của máy. Các bộ phận cần thiết cho camera đã được lấy từ một số thiết bị mua từ cửa hàng, để không ai ngoài nhóm nghiên cứu có thể nhận ra những gì họ đang được chế tạo. Năm 1964, Zoppoth đã được trao bằng sáng chế bí mật cho chiếc camera giám sát nhỏ được giấu bên trong cỗ máy.

Đánh giá về số lượng bộ phận được đặt hàng từ Xerox, Zoppoth tin rằng máy ảnh gián điệp có thể đã được lắp đặt trong nhiều máy photocopy trên toàn thế giới, để Mỹ có thể theo dõi các đồng minh cũng như kẻ thù. Nhưng vào năm 1969, một công ty hóa chất đã nảy ra ý tưởng tương tự về việc theo dõi đối thủ cạnh tranh và đã bị bắt quả tang. Sau đó, có vẻ như Liên Xô đã xem xét kỹ lưỡng hơn các máy móc mà họ sử dụng. Tuy nhiên, việc liệu Liên Xô có tìm thấy máy ảnh giấu kín hay CIA đã ngừng cài cắm chúng trong các máy photocopy hay không, vẫn chưa được bên nào tiết lộ.

Zoppoth đã nghỉ hưu vào năm 1979. Một thành viên khác trong nhóm trên đã xác nhận câu chuyện, nhưng không sẵn lòng chia sẻ về bất kỳ chi tiết nào. Các thành viên khác không thể nhận dạng, hoặc sẽ không thảo luận về vấn đề này. CIA và Xerox sẽ không xác nhận cũng như từ chối thừa nhận hoạt động của Zoppoth, có thể vì công ty vẫn có hợp đồng nghiên cứu bí mật với chính phủ cho đến ngày nay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tâm thư của người mẹ mất con trong vụ tài xế tránh xe máy, đâm bé gái tử vongTâm thư của người mẹ mất con trong vụ tài xế tránh xe máy, đâm bé gái tử vong
20:13:33 24/12/2024
Một rapper nổi tiếng cùng vợ cũ lừa đảo chạy án 1,8 tỷ đồng ở TPHCMMột rapper nổi tiếng cùng vợ cũ lừa đảo chạy án 1,8 tỷ đồng ở TPHCM
20:25:54 24/12/2024
Hỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinhHỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinh
19:33:55 24/12/2024
Nữ sinh 'cuồng ghen' đâm chết bạn trai ở Hà Nội chỉ vì 1 tin nhắnNữ sinh 'cuồng ghen' đâm chết bạn trai ở Hà Nội chỉ vì 1 tin nhắn
20:29:05 24/12/2024
Sao Việt 24/12: Bảo Thy hội ngộ Vương Khang, tiết lộ điều bất ngờSao Việt 24/12: Bảo Thy hội ngộ Vương Khang, tiết lộ điều bất ngờ
16:55:14 24/12/2024
Midu và hội bạn thân mở tiệc riêng tư, thiếu gia Minh Đạt để lộ 1 hành động lạ ngay khi không ai chú ýMidu và hội bạn thân mở tiệc riêng tư, thiếu gia Minh Đạt để lộ 1 hành động lạ ngay khi không ai chú ý
21:14:51 24/12/2024
Gia đình đoàn tụ ở TPHCM sau 64 năm, 3 anh em nói 3 thứ tiếngGia đình đoàn tụ ở TPHCM sau 64 năm, 3 anh em nói 3 thứ tiếng
21:36:01 24/12/2024
Showbiz Việt tưng bừng đón Giáng sinh: Thanh Hằng tình tứ bên ông xã, 2 sao nữ để lộ bụng bầu to vượt mặtShowbiz Việt tưng bừng đón Giáng sinh: Thanh Hằng tình tứ bên ông xã, 2 sao nữ để lộ bụng bầu to vượt mặt
23:14:45 24/12/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn
Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết
Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung
Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác tiền điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...
Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia
Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới ...
Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter
Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm
Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR
'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

09:37:54 21/12/2022
Tính năng phát hiện tai nạn ôtô mới ra mắt trên Apple iPhone và Apple Watch sẽ tự động tìm kiếm sự trợ giúp từ bộ phận cấp cứu khi có nguy cơ xảy ra tai nạn
Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn
Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Có thể bạn quan tâm

Nóng: Thu Trang - Tiến Luật lên tiếng gấp khi bị lôi vào ồn ào chia tay của vợ chồng Phương Lan

Nóng: Thu Trang - Tiến Luật lên tiếng gấp khi bị lôi vào ồn ào chia tay của vợ chồng Phương Lan

Sao việt

23:59:02 24/12/2024
Thu Trang vội lên tiếng, đề nghị nói thẳng tên ra để tránh khiến những người không liên quan dính vào thị phi. Tiến Luật trực tiếp nhắn tin cho Phan Đạt để hỏi cho rõ ràng
Cuỗm cả tỷ đồng sau mỗi vụ môi giới bán 1 quả thận

Cuỗm cả tỷ đồng sau mỗi vụ môi giới bán 1 quả thận

Pháp luật

22:23:04 24/12/2024
Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Trọng Luận (SN 1990, trú TP Vinh, tỉnh Nghệ An) về hành vi Mua bán bộ phận cơ thể người .
Dồn tiền tiết kiệm 10 năm để xây nhà báo hiếu bố mẹ, thành quả khiến chính chủ phải gật gù: Không gian gần gũi, thích hợp để dưỡng già

Dồn tiền tiết kiệm 10 năm để xây nhà báo hiếu bố mẹ, thành quả khiến chính chủ phải gật gù: Không gian gần gũi, thích hợp để dưỡng già

Netizen

21:40:24 24/12/2024
Thiết kế đơn giản, gần gũi với thiên nhiên là những tiêu chí hàng đầu mà cô nàng này đặt ra khi xây nhà cho bố mẹ. Sau khi tốt nghiệp đại học, Tử Du chuyển đến thành phố Côn Minh để làm việc
Toàn cảnh xung đột Nga-Ukraine khi kết thúc năm 2024: Các mặt trận rực lửa

Toàn cảnh xung đột Nga-Ukraine khi kết thúc năm 2024: Các mặt trận rực lửa

Thế giới

21:09:14 24/12/2024
Ở mặt trận phía bắc, tại Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, Nga đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào tháng 5, khiến quân đội Ukraine vốn đã chật vật giữ vững các tuyến phòng thủ càng thêm căng thẳng.
Hoà Minzy sốc khi Văn Toàn chấn thương nặng, phản ứng đàng trai trước tình cảm của "bạn thân" mới gây chú ý

Hoà Minzy sốc khi Văn Toàn chấn thương nặng, phản ứng đàng trai trước tình cảm của "bạn thân" mới gây chú ý

Sao thể thao

21:04:32 24/12/2024
Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn của đội tuyển Việt Nam có mối quan hệ cực thân thiết với ca sĩ Hoà Minzy. Mới đây khi cô nàng tổ chức fanmeeting, dù không xuất hiện nhưng Văn Toàn đã gửi hoa chúc mừng.
Dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân bị ô tô khách lùi trúng tử vong

Dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân bị ô tô khách lùi trúng tử vong

Tin nổi bật

20:08:55 24/12/2024
Đang dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân ở Khu công nghiệp Tân Hương, tỉnh Tiền Giang bị xe khách lùi trúng và cán chết thương tâm.
Bí ẩn xác ướp "người ngoài hành tinh" tiếp tục gây chấn động với phát hiện mới chứng minh "không thể là con người"

Bí ẩn xác ướp "người ngoài hành tinh" tiếp tục gây chấn động với phát hiện mới chứng minh "không thể là con người"

Lạ vui

18:13:26 24/12/2024
Mới đây, vụ việc về những xác nghi là người ngoài hành tinh bí ẩn ở Peru tiếp tục gây tranh cãi sau khi hai sinh vật mới được đặt tên là Paloma và Antonio được công bố.