Giảm thời gian công tác thêm sau nghỉ hưu khiến PGS mất động lực để xét lên GS

Theo dõi VGT trên

‘NĐ 50 ‘cào bằng’ thời gian công tác thêm tối đa sau tuổi nghỉ hưu của GS, PGS đều là 5 năm, tôi cảm thấy hụt hẫng và không còn động lực’.

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư là 0,89%, tỷ lệ giảng viên có chức danh phó giáo sư cũng chỉ chiếm 6,21% (tính đến tháng 12/2021). Tỷ lệ này được đánh giá là thấp và giảm so với năm 2010.

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, một phó giáo sư đang công tác tại một sơ sở giáo dục đại học tại Hà Nội cho rằng, nguyên nhân tỷ lệ giảng viên là giáo sư, phó giáo sư giảm là do triển khai Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. Cụ thể, yêu cầu xét duyệt cao hơn và đang dần tiệm cận với chuẩn quốc tế. Chính vì vậy, từ năm 2018 đến nay, số lượng giáo sư, phó giáo sư được công nhận hàng năm có xu hướng giảm.

Vị này đánh giá, việc xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư như hiện nay là cần thiết, không quá khắt khe. Trong đó, tiêu chí xét duyệt giáo sư, phó giáo sư bắt buộc phải có công bố quốc tế là xu hướng của khoa học thế giới. Việt Nam muốn hội nhập và phát triển thì không thể đứng ngoài “sân chơi” này để trở về với “ao làng” theo Quyết định 174/2008/QĐ-TTg.

Tuy nhiên, tỷ lệ giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư giảm trong khi quy mô các trường đại học ngày một tăng lên cũng sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo và nghiên cứu của đại học.

Cụ thể, theo Luật Giáo dục 2019, để giảng dạy trình độ đại học chỉ cần giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Do vậy, đối với các trường đại học thuần túy chỉ tuyển sinh đại học, không tuyển cao học và nghiên cứu sinh; không phải đại học định hướng nghiên cứu thì việc số lượng giảng viên là giáo sư, phó giáo sư thấp không gây ảnh hưởng lớn.

Tuy nhiên, đối với các trường đại học định hướng nghiên cứu, ít giáo sư, phó giáo sư hoặc không có lực lượng giảng viên này sẽ ảnh hưởng đến việc mở ngành mới, khó hợp tác quốc tế, không thành lập được nhóm nghiên cứu mạnh, không thu hút được học viên cao học và nghiên cứu sinh đến học.

Đặc biệt, xếp hạng đại học theo chuẩn quốc tế sẽ bị giảm trên bản đồ đại học thế giới.

Bên cạnh đó, cũng theo vị phó giáo sư này, thực tế, có nhiều tiến sĩ không muốn nâng chức danh lên phó giáo sư, giáo sư vì một số “ràng buộc” tới từ các nghị định, thông tư liên quan.

Giảm thời gian công tác thêm sau nghỉ hưu khiến PGS mất động lực để xét lên GS - Hình 1

Ảnh minh họa: nguồn Bộ Khoa học và Công nghệ

Video đang HOT

Ở một khía cạnh khác, Nghị định số 50/2022/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định về tuổi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập” có nêu, viên chức được công tác thêm tối đa 5 năm, tính từ thời điểm nghỉ hưu (quy định trước đây về thời gian kéo dài công tác tối đa là 10 năm). Như vậy, việc giảm thời gian kéo dài công tác sau khi đến tuổi nghỉ hưu đối với viên chức là giáo sư, phó giáo sư sẽ khiến tỷ lệ này vốn ít lại càng ít hơn. Đồng thời cũng khiến một số tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư cảm thấy hụt hẫng.

“Đơn cử như trường hợp của tôi, là phó giáo sư từ năm 2009, năm nay 64 tuổi, dự định năm sau 2023 làm hồ sơ giáo sư để được kéo dài thời gian công tác, có thêm thời gian đóng góp cho khoa học. Tuy nhiên, Nghị định 50/2022/NĐ-CP “cào bằng” thời gian công tác thêm tối đa sau tuổi nghỉ hưu của giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đều là 5 năm. Và hiện tại, tính theo Bộ luật Lao động và thời gian tối đa được công tác thêm, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đều nghỉ hưu ở tuổi 65 (là tối đa). Vì vậy, tôi cảm thấy hụt hẫng và không có động lực”, vị phó giáo sư này bày tỏ.

Cùng chia sẻ quan điểm về vấn đề này, Giáo sư Nguyễn Hoàng Hải, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Luyện kim cho biết, yêu cầu về chất lượng cao hơn, dần tiệm cận với quốc tế nên so với năm 2010 tỷ lệ giảng viên là giáo sư, phó giáo sư hiện nay giảm cũng là điều bình thường.

Nhà nước cũng đã có rất nhiều chính sách khuyến khích những giảng viên, nhà khoa học trình độ cao như về mức lương cơ bản tăng thêm rất nhiều. Tuy nhiên, nhà nước và đặc biệt là cơ sở giáo dục cũng nên đặt ra tỷ lệ để phấn đấu, nâng cao con số này lên. Điều quan trọng là bản thân các giảng viên cũng phải xác định được hướng đi của mình, phấn đấu vươn lên, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Luyện kim cũng cho biết, năm nay, ngành luyện kim chỉ có 1 ứng viên được Hội đồng ngành đề nghị xét công nhận đạt chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2022.

So với mọi năm, con số này là rất ít. Có năm nhiều thì khoảng 10 ứng viên cả giáo sư và phó giáo sư. Số lượng ứng viên tham gia xét học hàm giáo sư, phó giáo sư phụ thuộc vào sự phấn đấu của các cá nhân, thời điểm cảm thấy bản thân đã đủ đáp ứng xét duyệt chưa. Chính vì vậy, số lượng năm nay ít nhưng có thể năm sau nhiều, biến động, không theo xu hướng tăng, giảm cố định.

“Tôi mong rằng có thể mở rộng Hội đồng giáo sư ngành Luyện kim vì hiện nay, ngành này đang đứng riêng nên hơi hẹp, có thể đưa thành ngành chung là khoa học và kỹ thuật vật liệu. Bản chất vật liệu cũng bao gồm nhiều dạng như polyme, gốm, vật liệu bán dẫn…”, Giáo sư Nguyễn Hoàng Hải nói.

Ngoài ra, Giáo sư Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, giảng viên là giáo sư, phó giáo sư là “tinh hoa” và là “đầu tàu” trong nghiên cứu khoa học và đào tạo ở các trường đại học. Chính vì vậy, dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng nếu họ vẫn đủ sức khỏe và muốn cống hiến thì nên tạo điều kiện cho họ tiếp tục công tác.

Chủ tịch HĐGS ngành Toán: Tỷ lệ giảng viên GS, PGS thấp là điều bình thường

Hiện nay, tỷ lệ giảng viên chức danh giáo sư, phó giáo sư được đánh giá là thấp so với cả nhu cầu trong nước và tương quan khu vực.

Số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, tính đến tháng 12/2021, số giảng viên có chức danh giáo sư (đang tham gia giảng dạy) chỉ có 757 người, chiếm tỷ lệ 0,89%, tỷ lệ giảng viên có chức danh phó giáo sư cũng chỉ chiếm 6,21%. Đặc biệt là tỷ lệ này đang có xu hướng giảm.

Chủ tịch HĐGS ngành Toán: Tỷ lệ giảng viên GS, PGS thấp là điều bình thường - Hình 1

Tỷ lệ giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư còn thấp vì nhiều người đã về hưu, trong khi lớp trẻ chưa kịp đào tạo lên. Ảnh minh họa: Website Trường Đại học Thủy lợi

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Toán học nói rằng, tỷ lệ giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư thấp là điều bình thường, từ trước đến nay, con số này của chúng ta chưa đạt mức cao.

Tỷ lệ giảm một phần là do các cán bộ giảng viên, nhà khoa học đã đến tuổi nghỉ hưu và họ dừng công tác giảng dạy.

Đặc biệt, mới đây, Nghị định số 50/2022/NĐ-CP của Chính phủ "Quy định về tuổi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập" có nêu, viên chức được công tác thêm tối đa 5 năm, tính từ thời điểm nghỉ hưu (quy định trước đây về thời gian kéo dài công tác tối đa là 10 năm).

Như vậy, khi giảm tuổi nghỉ hưu đối với viên chức là giáo sư, phó giáo sư, sẽ có nhiều người phải nghỉ hưu sớm hơn so với trước đây, để thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ.

Số lượng giáo sư, phó giáo sư đã ít, giảm thời gian kéo dài công tác thì sự sụt giảm sẽ càng rõ rệt.

Giáo sư Lê Tuấn Hoa cho biết, số lượng ứng viên của ngành Toán học trong những năm qua tương đối ổn định, khoảng tầm 15 ứng viên phó giáo sư và 2 - 4 ứng viên giáo sư mỗi năm. Để cải thiện số lượng và chất lượng giảng viên chức danh giáo sư, phó giáo sư, theo Giáo sư Hoa, cần khuyến khích các nhà khoa học tham gia nghiên cứu.

"Trong những năm qua, chúng ta đã xác định được vai trò quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học, các cơ sở giáo dục đại học cũng đầu tư kinh phí cho hoạt động này, vì vậy xu hướng nghiên cứu của Việt Nam ngày càng được chú trọng. Cùng với đó, đội ngũ giáo sư, phó giáo sư sẽ tăng lên, song cũng cần phải có quá trình để chuẩn bị và thực hiện", Giáo sư Lê Tuấn Hoa nói.

Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Toán học cũng khẳng định, Quyết định 37/2018 ra đời với quy định mới về tiêu chuẩn xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư chặt chẽ hơn, mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ. Và đây là quyết định mang ý nghĩa tích cực. Cùng với yêu cầu ứng viên phải có công bố quốc tế, chất lượng đội ngũ này ngày càng có sự cải thiện, nâng cao.

"Tất nhiên, trong những năm vừa qua, có những lùm xùm liên quan đến việc đăng bài trên các tạp chí khoa học quốc tế, điều đó khó tránh khỏi, nhưng vấn đề này chỉ xảy ra với một đối tượng nhỏ, còn lại các ứng viên đều thực hiện tốt, quá trình đánh giá đảm bảo khách quan, công bằng và đang có xu hướng tốt lên", Giáo sư Lê Tuấn Hoa nhấn mạnh.

Cùng chia sẻ quan điểm về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, đây là hệ quả của việc đào tạo, bổ sung đội ngũ không kịp thời và thiếu tính liên tục suốt thời gian qua.

Chủ tịch HĐGS ngành Toán: Tỷ lệ giảng viên GS, PGS thấp là điều bình thường - Hình 2

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: An Nguyên

"Trong khoảng thời gian những năm 1980-2000, điều kiện nghiên cứu ở các trường đại học rất thiếu thốn, không có các thiết bị nghiên cứu hiện đại, vì vậy chỉ khi nghiên cứu ở nước ngoài, các nhà khoa học mới có các bài báo, các công trình nghiên cứu công bố quốc tế. Thời điểm đó cũng ít giảng viên đi học ở nước ngoài, hoặc có đi học thì khi về nước, họ cũng không muốn quay lại làm việc ở trường đại học vì chế độ đãi ngộ, mức lương còn thấp", Phó Giáo sư Đỗ Văn Dũng nói.

Từ năm 2000, Chính phủ ra Quyết định số 322/2000/QĐ-TTg phê duyệt đề án đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Chính sách này đã mở đường cho các giảng viên, các nhà khoa học trẻ ra nước ngoài đào tạo, từ đó số lượng giảng viên có học vị tiến sĩ tăng lên.

"Những năm gần đây, các trường đại học có thêm chính sách thu hút tiến sĩ về tham gia giảng dạy. Hơn nữa, học bổng du học nước ngoài nhiều nên đã thu hút được số lượng lớn các giảng viên có trình độ cao.

Tuy nhiên, tỷ lệ giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư còn thấp vì nhiều người đã về hưu, trong khi lớp trẻ chưa kịp đào tạo lên.

Tôi nghĩ rằng, chỉ cần đợi 1, 2 năm nữa, số tiến sĩ trong trường đại học sẽ đủ "chín" để xét duyệt chức danh phó giáo sư", Phó Giáo sư Đỗ Văn Dũng nói.

Lực lượng giảng viên là giáo sư, phó giáo sư giữ vị trí vô cùng quan trọng đối với các trường đại học, vì vậy cần có giải pháp để nâng cao số lượng giảng viên này. Phó Giáo sư Đỗ Văn Dũng cho biết, khi còn là Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, ông đã đưa ra nhiều chính sách thu hút nhân tài, nhờ vậy, số lượng giảng viên của trường là phó giáo sư trong vòng 8 năm tăng khoảng 10 lần.

"Lúc đó, nhà trường đã áp dụng chính sách "cây gậy và củ cà rốt". Cụ thể, trường có tặng thưởng cho những giảng viên có công bố quốc tế 100 triệu đồng/bài. Chính sách này tạo động lực cho các thầy cô cố gắng để tăng chỉ số công bố quốc tế.

Vì thực tế, khi quy mô đại học mở rộng, số lượng sinh viên tăng lên, giảng viên dành hầu hết thời gian, công sức để cống hiến cho hoạt động giảng dạy, không có thời gian nghiên cứu. Khi có mức thưởng cao như vậy, họ sẽ có sự so sánh, từ đó phân chia thời gian hợp lý để hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Không chỉ có vậy, khi giảng viên có bài báo đăng trên các tạp chí uy tín trong nước, nhà trường cũng có mức thưởng xứng đáng, kịp thời động viên các thầy cô.

Bên cạnh đó, trường cũng thực hiện thêm nhiều quy chế về lương, thưởng, tạo điều kiện cho giảng viên dạy bù giờ,... hỗ trợ để thầy cô yên tâm công tác. Đó là những chính sách quan trọng để trọng dụng nhân tài", Phó Giáo sư Đỗ Văn Dũng nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

1 sao nam thay thế MC Quyền Linh ở gameshow vì các hoàn cảnh khó khăn
06:31:44 09/11/2024
Cô bạn thân báo tin có bầu, ngay tối hôm đấy tôi và chồng quyết định ly hôn
07:52:37 09/11/2024
Diễn viên Anh Thư: "Tôi là người mẹ không biết dạy con"
06:03:26 09/11/2024
Vô tình thấy cô đồng nghiệp "du lịch nước ngoài 6 lần/năm" đang rửa bát ở quán ăn lề đường mà tôi ngã ngửa
08:46:20 09/11/2024
Hoa hậu Vbiz và "tình tin đồn" hẹn hò tại nước ngoài, ngày công khai không còn xa?
06:43:09 09/11/2024
Phim Hoa ngữ bị mỉa mai khắp MXH vì cái kết như đấm vào mặt khán giả: Nữ chính đẹp hiếm có mà diễn đơ không chịu nổi
06:01:30 09/11/2024
Động thái mới của Hiền Hồ sau ồn ào đùng đùng bỏ về vì bị hỏi tin đồn cặp đại gia
06:53:47 09/11/2024
Bà Phạm Khánh Phong Lan: 'Chúng ta là quốc gia duy nhất mua hóa chất dễ như vậy'
06:54:01 09/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Diva Hồng Nhung "lột xác" với thời trang cá tính, hở bạo

Phong cách sao

09:27:00 09/11/2024
Sự xuất hiện của diva Hồng Nhung tại sự kiện ELLEMAN Fashion Show 2024 ở TP Thủ Đức (TPHCM) thu hút sự chú ý của khán giả. Nữ ca sĩ diện áo ren, kết hợp với áo khoác hờ, quần dài.

Hoa sữa về trong gió - Tập 47: Phương dần vui trở lại

Phim việt

09:20:56 09/11/2024
Sau một buổi đi chơi với Trang, Phương trở nên cởi mở và vui vẻ hơn. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cô bé đang dần khỏi bệnh trầm cảm.

Sao Việt 9/11: Chí Trung đón sinh nhật bên bạn gái trên đất Nga

Sao việt

09:16:28 09/11/2024
NSƯT Chí Trung đón sinh nhật tuổi 64 bên bạn gái Ý Lan và bạn bè ở Nga; cặp cựu người mẫu song sinh Thuý Hằng - Thuý Hạnh khoe dáng gợi cảm trong bộ ảnh mới.

Hoa hậu Mai Phương khoe nhan sắc ngọt ngào, cuốn hút tuổi 25

Người đẹp

09:09:18 09/11/2024
Nhan sắc Hoa hậu Mai Phương ngày càng thăng hạng, chỉn chu và có thể cân mọi gu thời trang. Hoa hậu Huỳnh Nguyễn Mai Phương khoe nhan sắc trẻ trung.

Huỳnh Hiểu Minh đưa bạn gái hot girl đi khám thai giữa nghi vấn chia tay đòi gần 1.000 tỷ đồng phí bồi thường

Sao châu á

09:08:12 09/11/2024
Mới đây, một blogger chuyên săn tin trong làng giải trí Hoa ngữ đã đăng tải đoạn video ngắn ghi lại khoảnh khắc Huỳnh Hiểu Minh được trông thấy đưa bạn gái Diệp Kha tới bệnh viện khám thai.

Nửa đêm nhận được điện thoại của anh trai, tôi thở dài não nề còn chồng vứt 500 triệu lên giường, gắt lên một câu đau điếng

Góc tâm tình

08:41:14 09/11/2024
Đối diện với lời nhờ vả của anh trai, tôi cảm thấy nhục nhã và bất lực vô cùng. Anh trai tôi tuy lo tu chí làm ăn nhưng vì không có bằng cấp nên chỉ là lao động tự do.

Đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng dịch vụ chuyển phát, bưu chính vận chuyển ma tuý

Pháp luật

08:29:20 09/11/2024
Theo lãnh đạo Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an TP Hà Nội, tội phạm lợi dụng hình thức chuyển phát, bưu chính, ký gửi hàng hóa để mua bán, vận chuyển trái phép ma túy từ nước ngoài về Việt Nam

Thí sinh bị ghét nhất Rap Việt mùa 4, làm "phí cả nón vàng của B Ray" là ai?

Tv show

08:17:00 09/11/2024
Trong nhiều group, fanpage về rap, hàng trăm bình luận tỏ rõ sự thất vọng khi Tiêu Minh Phụng nhận nón vàng từ B Ray.

Một nơi ở Việt Nam đẹp siêu thực tựa như "thế giới khác", có hồ nước bí ẩn "treo" lơ lửng, vẫn hoang sơ chưa nhiều người biết đến

Du lịch

08:12:52 09/11/2024
Hành trình khám phá địa điểm này sẽ giúp du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và có cả những trải nghiệm mạo hiểm khó quên.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc sẽ biểu diễn tại Hội Nghị AI toàn cầu

Nhạc quốc tế

08:12:44 09/11/2024
Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Hàn Quốc, sẽ biểu diễn tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu AI for Good, dự kiến diễn ra vào tháng 7/2025 tại Geneva.

Ngoại hình gây sốc của Cao Thái Sơn

Nhạc việt

08:10:49 09/11/2024
Cao Thái Sơn ở thời điểm hiện tại tăng cân thấy rõ, gương mặt cũng bầu bĩnh hơn khác hẳn khoảng thời gian anh sở hữu gương mặt góc cạnh, body 6 múi với mệnh danh hoàng tử ballad năm nào.