“Giảm tải” cho hệ tiêu hóa để có sức khỏe vui xuân
Tết đến xuân về là dịp “thả phanh” với khoảng thởi gian thảnh thơi cùng vô vàn món ngon trong mâm cỗ Tết. Để có những ngày đón xuân an vui thì việc quan tâm đến sức khỏe hệ tiêu hóa là vô cùng quan trọng.
Hệ tiêu hóa được tạo thành từ nhiều cơ quan với những vai trò khác nhau trong quá trình tiêu hóa. Tại hệ tiêu hóa thức ăn sẽ được tiếp nhận, tiêu hóa và hấp thu để rồi loại các thành phần không tiêu hóa ra khỏi cơ thể. Hệ tiêu hóa bình thường là một hệ tiêu hóa hoạt động tốt trong toàn bộ quá trình từ giai đoạn tiếp nhận đến loại thải.
Nếu có bất thường ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình tiêu hóa như cảm thấy khó tiêu, trướng bụng sau ăn, bất thường về đi tiêu sau ăn… thì đó là các dấu hiệu cảnh bảo sự bất thường trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra một số vấn đề về thể trạng như khả năng hấp thu kém so với thông thường cũng đưa để những cảnh báo bất thường ở hệ tiêu hóa.
Tết là thời điểm bạn tiếp nhận nhiều loại đồ ăn khác nhau, vì đây là dịp hiếm hoi để đại gia đình sum vầy, và việc thay đổi chế độ dinh dưỡng này khiến nhiều người không kịp thích ứng và dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau trên hệ tiêu hóa. Trong đó chúng ta cần đặc biệt lưu ý những triệu chứng bất thường, cấp tính:
Khó tiêu: Triệu chứng khó tiêu là biểu hiện của rất nhiều bệnh khác, những tổn thương của hệ tiêu hóa. Khó tiêu đơn thuần là do những thực phẩm không phù hợp hoặc là do cách ăn uống không phù hợp cũng gây ra khó tiêu; trong trường hợp này nếu chúng ta điều chỉnh lại nó sẽ ổn định.
Tuy nhiên, khó tiêu cũng là báo hiệu triệu chứng của một tình trạng bệnh lý của hệ tiêu hóa trên, cụ thể là của dạ dày, của đường tiêu hóa dưới; cụ thể là đại tràng hoặc là của tuyến tiêu hóa ví dụ như người viêm gan, xơ gan cũng biểu hiện bằng triệu chứng khó tiêu, không muốn ăn.
Vì vậy, nếu chúng ta thấy cách ăn chúng ta chưa phù hợp, điều chỉnh lại mà vẫn không thay đổi được chứng khó tiêu thì phải đi khám để xem triệu chứng này là báo hiệu của bệnh lý gì trong cơ thể để điều chỉnh kịp thời. Phát hiện sớm và điều trị thì rất hiệu quả; nhưng một số trường hợp nếu chỉ trễ một nhịp cũng có thể dẫn đến nhiều nguy hại khó lường.
Đau bụng: Hầu hết các bệnh nhân rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện triệu chứng đau bụng. Cơn đau có thể xảy ra nhiều vùng khác nhau của bụng với mức độ mạnh nhẹ khác nhau, đôi khi xuất hiện tình trạng lan rộng và gia tăng mức độ của cơn đau. Ngày Tết với thực đơn vô cùng đa dạng, phức tạp, nếu đi kèm với tư duy “ăn thả phanh” thì nguy cơ xuất hiện đau bụng ở mọi người là vô cùng lớn.
Táo bón: Vào dịp Tết mọi người có xu hướng ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, các loại thức ăn chế biến nhiều từ thịt. Do đó, sẽ dễ mắc chứng táo bón. Cần xử trí bằng cách ăn nhiều hoa quả, trái cây và uống nhiều nước.
Tiêu chảy, nôn ói do ngộ độc thức ăn: Ngày Tết chúng ta hay lưu trữ nhiều thực phẩm bên cạnh những thực phẩm đã chế biến sẵn như dưa cải, dưa muối…nếu chúng ta mua thực phẩm không an toàn thì dễ nhiễm hóa chất, nhiễm độc hoặc những thực phẩm có khả năng bị ngộ độc.
Hiện tượng ngộ độc có thể cấp tính, tức thời nhưng cũng có khi sau vài ngày mới xuất hiện các triệu chứng như ói, tiêu chảy nguy hiểm hơn có thể xuất hiện các vấn đề liên quan đến thần kinh như nhìn mờ, nói khó, chóng mặt… hay các triệu chứng tim mach như loạn huyết áp, tụt nhịp tim, khó thở…. Việc xác định nguyên nhân ngộ độc là vô cùng quan trọng do đó cần giữ lại thực phẩm để có thể kiểm chứng lại thực phẩm này và ngưng sử dụng. Ngoài ra, cần phải bù đủ nước và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cầm ói, tiêu chảy vì các chất độc cần được thải ra ngoài nếu cầm sẽ gây hại cho cơ thể.
Với những người có các vấn đề về bệnh lý nền như những người cao huyết áp, viêm tụy, viêm gan, loét dạ dày… nếu không kiểm soát các loại thực phẩm vốn phải kiêng cữ, hạn chế trong khẩu phần ăn thường ngày cùng như việc sử dụng “thả cửa” bia rượu trong dịp tết có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Trong thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân có các vấn đề bệnh lý nền, sử dụng bia rượu quá mức dẫn đến viêm tụy cấp và dẫn đến đột tử do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời; hay bệnh nhân cao huyết áp gặp nhiều nguy cơ do tiêu thụ quá nhiều dưa muối, dưa hành trong dịp tết.
Để có một sức khỏe tốt và hệ tiêu hóa khỏe mạnh chúng ta phải có sự tiết chế trong việc ăn gì và ăn bao nhiêu; đừng quá vui quá mất kiểm soát, bắt hệ tiêu hóa làm việc quá nhiều, tạo nên những gánh nặng cho sức khỏe. Khi có bất kỳ biểu hiện nào bất thường cần đến ngay bệnh viện, dù là ngày Tết, để được khám và điều trị kịp thời.
8 lời khuyên để tránh bệnh đường tiêu hóa trong dịp Tết
Tết là thời điểm nhiều người thường ăn quá nhiều, có thể tàn phá hệ tiêu hóa của bạn.
Video đang HOT
Trong những ngày Tết, cố gắng duy trì thói quen tập thể dục - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ợ chua, khó tiêu, táo bón và trào ngược a xít là hậu quả tất yếu của điều này.
Nhưng thay vì uống thuốc, có một số lựa chọn lành mạnh hơn để giữ hệ tiêu hóa suôn sẻ.
Sau đây là 8 mẹo giúp bạn tránh gặp rắc rối về tiêu hóa trong những ngày Tết này, theo Stopcoloncancernow.com .
1. Hiểu rõ cơ thể của chính mình
Một số loại thực phẩm và ngay cả căng thẳng có thể kích thích hệ tiêu hóa, nhưng ở mỗi người mỗi khác.
Nếu bạn biết rằng ăn bánh sô cô la sẽ khiến bạn bị ợ chua nghiêm trọng, hãy tránh nó.
Nếu quá bận rộn lo chuẩn bị cho Tết khiến bạn căng thẳng và gây đau dạ dày, hãy đơn giản bớt và thoải mái đi, theo Stopcoloncancernow.com .
Biết các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mình và cố gắng tránh xa chúng.
2. Hạn chế một số loại thực phẩm
Hãy để ý xem những loại thực phẩm gây trào ngược a xít phổ biến nào sau đây ảnh hưởng đến bạn để tránh: đồ chiên, bánh ngọt, bánh nướng, thịt, bơ sữa, cam quýt và đồ cay hoặc chua. Thức ăn béo cũng khó tiêu hóa hơn, làm chậm hệ thống tiêu hóa.
Nếu bạn biết điều gì gây ra cơn đau dạ dày, hãy tránh hoặc hạn chế lượng tiêu thụ.
3. Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Trong những ngày Tết, cố gắng duy trì thói quen tập thể dục tốt nhất có thể. Sau khi ăn một bữa ăn nhiều, tránh ngả lưng và thay vào đó hãy đi bộ.
Nằm xuống sẽ làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng vì a xít trong dạ dày có thể dễ trào lên thực quản hơn.
Tập thể dục sẽ hỗ trợ tiêu hóa, nhưng tránh tập luyện quá sức sau khi ăn nhiều vì thực sự có thể làm chậm quá trình tiêu hóa.
4. Ăn nhiều chất xơ
Hầu hết các bữa ăn ngày Tết thường thiếu một chất dinh dưỡng rất quan trọng: chất xơ.
Nếu không có chất xơ, hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại, gây táo bón, theo Stopcoloncancernow.com .
Bổ sung các loại trái cây và rau giàu chất xơ như lê, rau xanh và bông cải xanh để duy trì đại tiện thường xuyên.
5. Giảm thiểu căng thẳng
Như đã đề cập ở trên, căng thẳng có thể gây đau dạ dày và ợ chua, và những ngày Tết là thời gian rất căng thẳng trong năm đối với nhiều người.
Nào là mua sắm, nấu ăn, tiệc tất niên, họp mặt gia đình, trang trí, dọn dẹp nhà cửa, khó tránh khỏi căng thẳng, theo Stopcoloncancernow.com .
Cố gắng dành ra một khoảng thời gian mỗi ngày để thư giãn và nghỉ ngơi. Nếu dùng thời gian thư giãn này để đi bộ thì càng tốt.
6. Ăn chậm lại
Thử đặt chén đũa xuống sau mỗi lần gắp thức ăn - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Khi ăn, hãy tự điều chỉnh tốc độ, thử đặt chén đũa xuống sau mỗi lần gắp thức ăn, theo Stopcoloncancernow.com .
Hãy ăn từ từ, chậm rãi, từng ít một.
Ăn quá nhiều, quá nhanh có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và dẫn đến táo bón và đau dạ dày.
Ăn chậm lại cũng sẽ giúp bạn kiểm soát khẩu phần của mình, tránh ăn quá nhiều.
Ngoài ra, sẽ dễ tiêu hơn nếu bạn không bắt cơ thể xử lý quá nhiều cùng một lúc.
7. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng
Điều này bình thường thì khá dễ dàng, nhưng đối với ngày Tết thì không dễ chút nào. Với biết bao thực phẩm phong phú như thịt, rượu, kẹo bánh và nước ngọt được bày ra trước mắt.
Hậu quả là, phải gánh chịu những rắc rối về tiêu hóa.
Ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh. Ăn nhiều trái cây và rau quả, thịt nạc, sữa ít béo và ngũ cốc tự rang xay, sẽ ngăn ngừa táo bón và khó tiêu.
8. Tránh hoặc hạn chế uống rượu và caffeine
Rượu có thể gây đau bụng, đầy bụng và đầy hơi ở những người đã gặp rắc rối về tiêu hóa.
Nguyên nhân là vì rượu làm giãn cơ giữ thức ăn trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng.
Quá nhiều caffeine tạo ra a xít, gây trào ngược. Hãy nhớ rằng caffeine không chỉ có trong soda và cà phê mà còn có trong sô cô la.
Hãy tận hưởng những ngày nghỉ, nhưng hãy để ý xem bạn ăn gì và ăn bao nhiêu. Bạn biết cơ thể của bạn và những giới hạn của nó, đừng vượt quá.
Hãy lưu ý 8 lời khuyên này trong mùa lễ này và loại bỏ những rắc rối về tiêu hóa trước khi chúng bắt đầu, theo Stopcoloncancernow.com .
Giữ sức khoẻ tốt cho trẻ trở lại trường sau Tết Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thực sự vấn đề sức khoẻ của trẻ nhỏ cũng như cả gia đình là một vấn đề ưu tiên trong dịp Tết năm nay. Ngày Tết, chế độ ăn uống và ngủ nghỉ của trẻ ít nhiều bị ảnh hưởng vì vậy các bậc cha mẹ cần quan tâm để trẻ tránh gặp các vấn...