Giám sát bữa ăn học đường – khó hay dễ?
Các trường học ở TP Cần Thơ tổ chức bếp ăn bán trú tại trường để đảm bảo khâu giám sát. Những trường đặt suất ăn bên ngoài được ngành Giáo dục và Y tế kết hợp giám sát thường xuyên…
Nhân viên chuẩn bị bữa ăn trưa cho HS Trường TH Võ Trường Toản, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ). Ảnh: Nguyễn Quốc
Giám sát bếp ăn tại trường
TP Cần Thơ mỗi ngày có hơn 81.000 học sinh ăn bán trú. Trong đó, có 70/171 trường tiểu học có tổ chức bếp ăn bán trú với hơn 34.600 học sinh; cấp mầm non có 174/176 trường tổ chức ăn bán trú với 47.169 học sinh. Theo ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ), hiện nay công tác y tế trường học, đặc biệt là bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong bếp ăn mỗi trường là cực kỳ quan trọng.
Chỉ thực hiện tốt công tác y tế trường học thì nhà trường mới hoàn thành tốt các mục tiêu của ngành. Sở, phòng GD&ĐT luôn nhắc nhở, kiểm tra thường xuyên công tác y tế trường học; bảo đảm an toàn vệ sinh, thực hiện phòng chống hiệu quả dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm; tổ chức các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho học sinh…
Các bếp ăn được nhà trường đầu tư theo quy trình 1 chiều (thức ăn sống và chín được cung cấp, xử lý, chế biến theo đường riêng, khu vực riêng). Nhân viên phục vụ bếp ăn thường xuyên được tập huấn về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
Để làm tốt công tác này, không chỉ riêng ngành Giáo dục mà còn có sự vào cuộc của ngành Y tế. Hằng năm, Sở GD&ĐT cùng Sở Y tế ký kết kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Trong đó, vai trò của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm là đầu mối, kết hợp cùng ngành Giáo dục kiểm tra trực tiếp các bếp ăn trường học và cơ sở cung cấp thức ăn cho học sinh.
Trao đổi về công tác an toàn thực phẩm trường học, bác sỹ CKII Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ cho biết: Ngành Y tế Cần Thơ thường xuyên phối hợp với Sở GD&ĐT và Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố lập các đoàn kiểm tra. Qua đó rà soát các đơn vị, trường học trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ còn phối hợp với Sở Y tế tiến hành mở các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo đảm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.
Video đang HOT
Đối với các trường học không đủ diện tích, điều kiện để tổ chức bếp ăn thì hợp đồng với cơ sở bên ngoài cung cấp suất ăn cho học sinh. Theo chia sẻ của lãnh đạo các trường, để bảo đảm an toàn thì khâu kiểm tra, giám sát phải thường xuyên.
Trong đó, ngành Giáo dục cùng ngành Y tế, đặc biệt là các Trạm y tế xã, phường thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại trường học và các cơ sở nấu ăn. Việc lưu mẫu thức ăn, nguồn gốc thực phẩm và truy xuất nơi cung cấp thực phẩm cũng được giám sát chặt chẽ.
“Tuy giám sát, kiểm tra kỹ nhưng giáo viên chủ nhiệm và cán bộ y tế hàng ngày phải quan sát những biểu hiện của học sinh để kịp thời phát hiện những bất thường về sức khỏe. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân và điều trị, hoặc phối hợp y tế địa phương xử lý kịp thời”, ông Nguyễn Hữu Nhân cho biết.
Nhân viên cung cấp thực phẩm trường học tiến hành lưu mẫu thức ăn và ghi vào sổ theo dõi. Ảnh minh họa
Giáo dục, y tế cùng vào cuộc
Theo chia sẻ của lãnh đạo các trường, việc tổ chức bếp ăn bán trú trong trường không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đối với các trường phải thuê đơn vị bên ngoài cung cấp suất ăn cho học sinh thì vẫn tiềm ẩn nhiều nỗi lo. Đặc biệt khâu giám sát, kiểm tra đều phụ thuộc vào ngành Y tế địa phương. Bên cạnh đó là quá trình phân chia thức ăn, vận chuyển đến trường để cho học sinh ăn.
“Hiện nay, an toàn thực phẩm luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Chỉ cần sơ suất trong một khâu có thể thực phẩm bị nhiễm khuẩn, gây ngộ độc hàng loạt. Nếu nấu tại bếp ăn trường học thì có thể kiểm soát tất cả các khâu. Còn giao cho đơn vị bên ngoài nấu thì khó mà quản lý hết”, một lãnh đạo Phòng GD&ĐT cho biết.
Về giải pháp, hiện nay các đơn vị cung cấp suất ăn được sự giám sát của nhà trường, ngành y tế địa phương và đại diện phụ huynh học sinh. Việc lưu mẫu thức ăn thực hiện hằng ngày theo quy định và bắt buộc phải có hợp đồng nhập thực phẩm, cam kết trách nhiệm với các cơ sở cung cấp thực phẩm có uy tín trên địa bàn. Tuyệt đối không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc…
“Trường hợp đồng với các nhà cung cấp và nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, bảo đảm nguồn gốc và chất lượng. Hằng ngày, trường phân công cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kết hợp Ban đại diện cha mẹ học sinh kiểm tra nguồn thực phẩm đầu vào và thức ăn sau khi chế biến. Đồng thời kiểm tra khâu phân chia suất ăn và kiểm tra giờ ăn của học sinh…”, thầy Nguyễn Văn Cao, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cái Khế 2, quận Ninh Kiều cho biết.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, ngành Giáo dục TP Cần Thơ đã tiến hành kiểm tra các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm tại 250 trường có tổ chức bán trú, bếp ăn tập thể, căn tin. Phòng GD&ĐT quận, huyện cũng đã tiến hành kiểm tra 100% cơ sở giáo dục có tổ chức bán trú.Việc thực hiện các quy định về công tác vệ sinh trong chế biến, các quy định về tổ chức bếp ăn một chiều, thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và thực hiện lưu mẫu đúng theo quy định. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố không có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra…
Ăn gì để sống khỏe trong mùa đông?
Dinh dưỡng trong mùa đông rất quan trọng đặc biệt với người cao tuổi.
Mùa đông là thời điểm nhiệt độ xuống thấp khiến nhiều người mắc các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Chinh vi vây, tăng cương hê miên dich, nâng cao sưc đê khang la hai điêu quan trong nhât ban cân lam trong thơi tiêt nay đê bao đam minh luôn khoe manh.
Co môt cach thưc chung co thê giup ban đam bao hai yêu tô nay, đo la ăn uông đung loai thưc phâm.
(Ảnh minh họa)
Vitamin B12
Mark Moyad - chuyên gia về các loại thuốc bổ sung và thay thế tại trung tâm Y tế đại học Michigan cho hay , vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone serotonin, giúp con người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn. Bổ sung đủ B12 có thể giúp ngăn chặn các triệu chứng mệt mỏi hay trầm cảm.
Khi không có B12, các cơ quan trong cơ thể có khả năng vận hành thiếu hiệu quả, đặc biệt trong mùa đông khi khí trời ảm đạm. Khoảng 15% người trên 65 tuổi thiếu vitamin B12. Do đó nên bổ sung 500 đến 1.000 microgam B12 mỗi ngày. Vitamin B12 có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như sữa, thịt hay ngũ cốc.
Vitamin C
Vitamin C có vai trò quan trọng, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn. Theo chuyên gia Mark Moyad, vitamin C tuy không có khả năng chữa khỏi hoặc ngăn ngừa cảm lạnh giúp cơ thể phòng ngừa một số bệnh thường gặp trong mùa đông. Có thể bổ sung vitamin C qua sử dụng các loại thực phẩm bao gồm trái cây họ cam quýt, cà chua và khoai tây...
Vitamin D
Vitamin D là một yếu tố quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Về cơ bản, cơ thể có thể tự tạo ra vitamin D thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vitamin D có thể được tìm thấy trong cá, trứng, nấm...
Chất kẽm và sắt
Các thực phẩm bổ sung nhiều kẽm cho cơ thể bao gồm hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm, cua và tôm hùm, cũng như đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Kẽm có thể giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus. Nếu cơ thể được bổ sung kẽm thường xuyên sẽ rút ngắn thời gian nhiễm bệnh, chóng phục hồi hơn so với không bổ sung kẽm. Việc bổ sung các vitamin và các chất dinh dưỡng trên sẽ giúp bạn tăng cường thêm năng lượng, củng cố hệ miễn dịch, giúp bạn có nhiều sức khỏe hơn để vượt qua mùa đông giá rét.
4 thực phẩm người lớn ăn tốt nhưng có thể gây hại cho trẻ nhỏ Nhiều thực phẩm lành mạnh trong mắt người lớn nhưng có thể không phù hợp, thậm chí gây nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Với tình yêu thương vô điều kiện, cha mẹ nào cũng muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Đặc biệt trong những năm đầu đời, khi trẻ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm, không ít...