Giảm nguy cơ ung thư bằng đông y
Theo y học cổ truyền, ung thư bắt nguồn từ sự uất khí, dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch nên việc điều trị chủ yếu hướng đến nội tâm.
Ung thư theo y học hiện đại
Trong cơ thể luôn có sẵn mầm ung thư chính là gien sinh ung. Gien sinh ung khi bị các yếu tố gây ung thư như: độc chất, tia phóng xạ, khói thuốc lá, virus… tác động sẽ kích thích quá trình phát triển ung thư ở một cơ quan nào đó và một khối u sẽ từ từ xuất hiện. Nhưng không phải tất cả chúng ta đều bị ung thư vì gien sinh ung còn bị ức chế bởi gien đè nén bướu – một cơ chế miễn dịch tự nhiên để chống lại bệnh ung thư. Có thể nói, bệnh ung thư luôn tiềm ẩn trong cơ thể chúng ta, nếu sức khỏe suy yếu cộng với tình trạng cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư để phát triển thành bệnh ung thư.
Dưới lăng kính của y học cổ truyền
Theo ThS.BS Quan Vân Hùng, trưởng khoa Ung thư nội 2, viện Y dược học dân tộc TP.HCM, các nguyên nhân gây ung thư đến từ bên ngoài (ngoại nhân) gồm: tia nắng mặt trời, vi trùng, virus, hóa chất, chất phóng xạ, ăn uống nhiễm độc chất…
Mặt khác, ngay chính trong cơ thể cũng tiềm tàng yếu tố gây ung thư (nội nhân) như: các rối loạn tình chí – cảm xúc – tâm lý, chủ yếu là lo, buồn, giận, sợ một cách thái quá và kéo dài liên tục. Những điều này làm chính khí suy, sức khỏe suy kém, suy giảm hệ miễn dịch.
Cũng theo các chuyên gia y học cổ truyền, nội nhân là nguyên nhân gây bệnh chính vì chỉ khi hệ miễn dịch suy kém thì các yếu tố gây bệnh (ngoại nhân) mới có thể tấn công cơ thể bạn dễ dàng. So sánh với quan điểm y học hiện đại, chính tình trạng stress liên tục làm bạn thường xuyên xuất hiện các cảm xúc như lo, buồn, giận, sợ. Cơ thể gia tăng bài tiết các chất như cathecholamine, glucocorticoid (cortisol) làm suy giảm miễn dịch. Chính tình trạng suy giảm miễn dịch là điều kiện làm xuất hiện và phát triển bệnh tật trong đó có ung thư.
Video đang HOT
Tập luyện giảm nguy cơ ung thư (hình minh họa).
Có thể giảm nguy cơ ung thư
ThS.BS Quan Vân Hùng nhấn mạnh, y học cổ truyền khuyên mọi người cách phòng chống ung thư nhờ tác động chống suy giảm miễn dịch, nên áp dụng liệu pháp 4T.
T1: Tinh thần Tâm lý nhằm tạo một cuộc sống tinh thần luôn bình an. Trong cuộc sống hằng ngày, mọi người nên tìm cách cân bằng để giảm lo, giảm buồn, giảm giận và không sợ. Vì theo y học cổ truyền, lo gây hại bộ máy tiêu hóa, buồn hại bộ máy hô hấp, giận hại bộ máy vận động, sợ hại bộ máy sinh dục, tuyến thượng thận, thận, xương tủy. Thường xuyên lo sợ là nguy hiểm nhất vì dễ gây suy giảm miễn dịch.
T2: Thực phẩm – Chế độ ăn
Để cơ thể khỏe mạnh, mọi người nên áp dụng chế độ ăn quân bình âm dương. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể con người (huyết tương) có tính hơi kiềm (dương). Các thực phẩm được chia thành các nhóm sinh axit, sinh kiềm và trung tính. Thông thường những thức ăn được nhiều người ưa thích phần lớn đều mang tính sinh axit như thịt, lòng đỏ trứng, gạo trắng, bánh mì trắng, đường trắng… trái lại các loại rau củ, đậu, rong biển, trái cây, gạo lức… đều mang tính sinh kiềm. Chế độ ăn giảm nguy cơ ung thư nên: kiêng cữ mỡ động vật hạn chế thịt nên ăn rau, nấm, ngũ cốc nguyên hạt uống đủ nước.
T3: Tập luyện
Đây là phương pháp rất cần thiết nhưng bị nhiều người bỏ qua. Giống như ăn, ngủ, hoạt động cơ thể là nhu cầu không thể thiếu của con người.
Tập luyện có thể chỉ là ngồi thư thái đầu óc, tự xoa bóp để lưu thông khí huyết tập thở sâu khi mệt, căng thẳng, tập các môn thể dục vừa sức.
T4: Thuốc – Đông dược
Khi bạn cảm thấy cơ thể quá mệt mỏi có thể tìm đến thầy thuốc để được kê những bài thuốc bồi bổ hệ miễn dịch bằng các dược liệu bổ tinh, khí, thần như: đỗ trọng, ba tích, nhân sâm, linh chi, tâm sen…
Theo vietbao
Hy vọng mang thai từ cấy ghép tử cung
Thêm một thành tựu đột phá mới trong y học khi các nhà phẫu thuật tại Luân Đôn đang tiến rất gần tới sự hoàn thiện kĩ thuật cấy ghép tử cung cho những phụ nữ bị khiếm khuyết bộ phận sinh sản này.
Richard Smith- người thực hiện bước đi tiên phong này cho biết: "nó sẽ mang đến niềm hy vọng cho khoảng 15.000 phụ nữ Anh đang ở độ tuổi sinh đẻ nhưng bẩm sinh không có tử cung hoặc phải cắt bỏ đi do bệnh tật".
Bác sĩ Smith đến từ bệnh viện Lister, phía Tây Luân Đôn- người đã bỏ ra gần 15 năm để theo đuổi công trình nghiên cứu trên đang ra lời kêu gọi tổ chức từ thiện Uterine Transplant UK quyên góp số tiền lên đến 500.000 bảng Anh cho 5 ca thử nghiệm đầu tiên.
Trước đó vào tháng 8 năm rồi, cũng có một ca cấy ghép tử cung thành công tại Thổ Nhĩ Kỳ nhưng rồi sau đó người phụ nữ này đã không thể mang thai.
Được biết, kĩ thuật mà bác sĩ Smith sử dụng cũng tương tự như kĩ thuật của các nhà phẫu thuật của Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên dự án của ông đã phải tạm gác lại do thiếu kinh phí. Lúc này ông đang hy vọng rằng lời kêu gọi của mình sẽ thu hút được sự quan tâm và đóng góp từ các tổ chức từ thiện và các cá nhân trong xã hội.
Trước đó Smith cũng đã tiến hành cấy ghép tử cung thành công cho những con thỏ và chúng đã có thể mang thai, mặc dù sau đó bị hư. Hiện tại các cuộc thử nghiệm vẫn còn đang tiếp tục và ông còn có kế hoạch tiến hành trên cừu.
Nếu mọi chuyện thành công thì có thể ca cấy ghép tử cung đầu tiên ở Anh sẽ diễn ra trong vòng 2 năm tới. Hiện tại Smith đã tiếp cận được khoảng 50 phụ nữ. Những ứng cử viên cho cuộc phẫu thuật cấy ghép này có độ tuổi từ 20 đến 40 và họ không có tử cung bẩm sinh hoặc phải cắt bỏ đi do bệnh tật.
Thông thường những phụ nữ này vẫn có buồng trứng nên có thể sản xuất trứng bình thường. Trứng này sau đó sẽ được đưa vào tử cung- vốn được hiến tặng bởi những người đã qua đời.
Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc ức chế miễn dịch cực mạnh để ngăn ngừa quá trình đào thải sau cấy ghép. Sau từ 6 tháng đến 1 năm, người phụ nữ sẽ được điều trị tích cực để mang thai.
Theo vietbao
Nguy cơ tai biến do sản phụ mang đa thai Những cháu bé trong ca sinh tư Sản phụ mang đa thai thường phải đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe thai kỳ, tai biến sản khoa, con thường bị non tháng, nhẹ cân. Mới đây, sản phụ Trần Thị Tình (32 tuổi, ngụ huyện Lai Vung Đồng Tháp) được Bệnh viện (BV) Đa khoa khu vực Đồng Nai chuyển cấp...