Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường từ chế độ ăn giàu thực vật
Việc thay thế một khẩu phần thịt chế biến mỗi ngày bằng một phần ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt hoặc đậu sẽ giúp giảm từ 23-36% nguy cơ bị đột quỵ, đau tim và bệnh tim mạch vành.
Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều hạt, đậu và ngũ cốc nguyên cám sẽ tốt hơn cho sức khỏe. (Ảnh: iStock)
Mới đây, một phân tích được công bố trên Tạp chí BMC Medicine, dựa trên dữ liệu từ 37 nghiên cứu, đã chứng minh rằng việc hạn chế ăn thực phẩm có nguồn gốc động vật (đặc biệt là thịt chế biến sẵn) và thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu hay các loại hạt sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2.
Qi Sun, Phó Giáo sư về Dinh dưỡng và Dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, đánh giá nghiên cứu trên rất hữu ích vì đã cung cấp thông tin chi tiết về những thay đổi trong chế độ ăn uống giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Theo ước tính, việc thay thế một khẩu phần thịt chế biến (xúc xích, thịt nguội hoặc thịt xông khói) mỗi ngày bằng một phần ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt hoặc đậu sẽ giúp giảm từ 23-36% nguy cơ bị đột quỵ, đau tim và bệnh tim mạch vành.
Phân tích này đã tổng hợp kết quả từ các nghiên cứu tiến hành ở Mỹ, châu Âu và châu Á.
Nhóm những người tham gia các nghiên cứu đã được hỏi chi tiết về các loại thực phẩm họ thường ăn. Các học giả đã theo dõi nhóm tham gia trong khoảng thời gian trung bình là 19 năm, nhằm tìm kiếm mối tương quan giữa chế độ ăn uống và sức khỏe của họ.
Để đảm bảo tính chính xác của kết quả, các nhà khoa học đã điều chỉnh các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm lượng calo tiêu thụ, hoạt động thể chất, hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn.
Sabrina Schlesinger, nhà Dịch tễ học và nhà Khoa học Dinh dưỡng tại Trung tâm Tiểu đường Đức cho biết những nghiên cứu này chỉ chứng minh rằng thực phẩm có nguồn gốc thực vật làm giảm nguy cơ mắc bệnh, chứ không thể xác định được liệu thực phẩm có nguồn gốc thực vật có ngăn ngừa trực tiếp bệnh tim mạch hay tiểu đường tuýp 2 hay không.
Khỏe mạnh hơn với chế độ ăn giàu thực vật
Maya Vadiveloo, Phó Giáo sư Dinh dưỡng tại Đại học Rhode Island, chia sẻ rằng lợi ích của việc tuân theo chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu, giảm thịt đỏ và thịt chế biến sẵn đã được khoa học chứng minh trong suốt 30 năm qua.
Thực phẩm từ nguồn gốc thực vật tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. (Ảnh: iStock)
Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa nhiều chất béo và chất xơ có lợi cho tim, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Video đang HOT
Bên cạnh đó là các hợp chất có lợi từ thực vật, chẳng hạn như chất isoflavone trong các loại đậu, có tác dụng giảm viêm và hoạt động như chất chống oxy hóa.
Trong khi đó, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn lại chứa nhiều chất béo bão hòa, natri hoặc một số hợp chất có thể đẩy nhanh tình trạng viêm, góp phần gây ra nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn các loại hạt thay vì thịt chế biến sẵn có thể giảm 22% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và 21% nguy cơ tử vong sớm.
Việc thay thế thịt đỏ chưa qua chế biến bằng thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng tốt cho sức khỏe hơn.
Bất ngờ hơn cả, việc thay thế trứng bằng các loại hạt cũng việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong sớm.
Tiến sỹ Sun nói: “Một vài bằng chứng trước kia cho thấy việc ăn 1-2 quả trứng mỗi ngày không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tuy nhiên, khi đặt hai loại thực phẩm lên bàn cân, kết quả cho thấy các loại hạt lại tốt cho sức khỏe hơn trứng.”
Schlesinger cho biết các học giả cần thêm thời gian để nghiên cứu các loại sữa, sữa chua hay sản phẩm thay thế thịt làm từ thực vật có ảnh hưởng tới sức khỏe con người như thế nào.
Thay đổi nhỏ – lợi ích lớn
Phân tích trên đã cho thấy ngay cả những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống cũng cải thiện sức khỏe con người. “Áp dụng chế độ ăn dựa trên thực vật không nhất thiết phải loại bỏ tất cả các sản phẩm từ động vật.”
Phó Giáo sư Vadiveloo cho biết: “Hạn chế ăn thịt đỏ sẽ có lợi cho tim mạch, giúp cân bằng và nâng cao chế độ ăn tổng thể, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, ăn ít thịt đó cũng giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và giúp người tiêu dùng tiết kiệm tiền mua thực phẩm.”
Hay thay đổi chế độ ăn để bảo vệ sức khỏe của bạn. (Ảnh: iStock)
Vadiveloo khuyên bạn nên xác định những thay đổi nhỏ mà bản thân có thể thực hiện được và tập trung vào những món ăn tốt cho sức khỏe.
“Nếu bạn thường ăn thịt xông khói vào bữa sáng hay bánh sandwich với thịt nguội vào bữa trưa, hãy thử thay đổi một vài ngày trong tuần, ví dụ thay thế đậu hoặc thịt gà chothịt xông khói, bơ đậu phộng và thạch cho bánh mì kẹp. Bạn cũng có thể dần thay thế trong một số bữa ăn, chẳng hạn như thay một ít thịt bò xay trong bánh taco bằng đậu.”
Nhiều người lo lắng rằng nếu chuyển sang chế độ ăn nhiều thực vật sẽ không hấp thụ đủ lượng protein, tuy nhiên Phó Giáo sư Qi Sun đã chỉ ra rằng hàm lượng protein cao trong các loại đậu, hạt và đậu phụ sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể con người./.
Người đàn ông đau vai dữ dội, đi khám mới tá hỏa mắc ung thư phổi giai đoạn cuối
Đôi khi những cơn đau nhức không phải đang cảnh báo sức khỏe xương khớp mà là dấu hiệu của ung thư.
Ông Dương 55 tuổi ở Trung Quốc thỉnh thoảng lại cảm thấy vai phải đau nhức âm ỉ. Do trước đây làm công việc bê vác nặng nhọc nên ông cho rằng có thể xoa bóp và nghỉ ngơi vài ngày sẽ thuyên giảm nên cũng không để ý quá nhiều. Tuy nhiên, đến tháng 6 năm nay, vai ông đau nhức liên tục và khi xoa bóp cũng không thuyên giảm mà ngày càng đau dữ dội, kể cả khi thay quần áo. Một buổi tối cơn đau nhức dữ dội đến mức ông không ngủ được và phải vào viện kiểm tra sớm.
Sau khi tìm hiểu kĩ bệnh sử của ông Dương, kết hợp với kết quả khám bệnh cho thấy ông được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối và cần nhập viện ngay lập tức. Ông Dương vô cùng ngạc nhiên không hiểu lý do vì sao ung thư phổi lại khiến cho vai đau nhức dữ dội đến thế.
1. Tại sao ung thư phổi lại gây đau vai?
Ung thư phổi là loại ung thư mà các khối u phát triển trong phổi. Phổi và vai nằm cách xa nhau nên một số bệnh nhân ung thư phổi sẽ cảm thấy vô lý khi bị đau vai. Thực tế, đau vai là dấu hiệu của ung thư phổi nhưng nó không phải là một triệu chứng điển hình được nhiều người biết đến.
Ung thư phổi không gây khó chịu trong giai đoạn đầu, khi bệnh tiến triển có thể có các triệu chứng điển hình như ho, tức ngực, sụt cân, sắc mặt nhợt nhạt, ho ra máu, đau ngực, sốt... Thế nhưng, một số bệnh nhân ung thư phổi lại không có triệu chứng điển hình như trên mà lại xuất hiện những cơn đau vai. Nguyên nhân là do: Đầu tiên khối u của bệnh nhân phát triển ở đỉnh phổi, khi lớn dần sẽ chèn ép các mô xung quanh như đỉnh phổi, màng phổi, dây thần kinh gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh về vai, đau cơ vai và lưng dai dẳng.
Thứ hai, khi tình trạng của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn, các tế bào khối u phổi di chuyển đến xương thông qua quá trình tuần hoàn máu, gây di căn xương. Vì di căn xương gây tổn thương vỏ xương do tiêu xương nên bệnh nhân sẽ cảm thấy đau vai dai dẳng và dữ dội.
Đau vai do khối u thường nặng và dai dẳng, không rõ vị trí và thường xảy ra về đêm, cử động khớp bị hạn chế. Chính vì vậy nếu có triệu chứng đau vai mà không rõ điểm đau cần đến bệnh viện kiểm tra sớm nhất có thể để có phương pháp điều trị thích hợp.
2. Những cơn đau cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh
Nếu cơn đau xuất hiện ở 3 nơi trên cơ thể, hãy cảnh giác:
Đau đầu dữ dội đột ngột
Cơn đau đầu dữ dội khởi phát đột ngột có thể là chứng phình động mạch nội sọ, nguyên nhân là do thành mạch máu giãn nở bất thường sau khi thành mạch máu bị tổn thương do các yếu tố: nhiễm trùng động mạch, chấn thương, xơ cứng... dẫn đến phình động mạch nội sọ.
90% bệnh phân phình động mạch nội sọ bẩm sinh không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Trước khi vỡ, sẽ có các triệu chứng như quáng gà, chóng mặt, đau cổ, đau đầu dữ dội, trường hợp nặng sẽ gây rối loạn ý thức, động kinh.
Dữ liệu cho thấy tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc chứng phình động mạch do xuất huyết lần đầu lên tới 35%, tỷ lệ tử vong do xuất huyết tái phát lần thứ 2 lên tới 60-80%.
Đau ngực
Tình trạng đau ngực diễn ra do thuyên tắc phổi, bệnh tim mạch vành, tràn khí màng phổi, bóc tách động mạch chủ, viêm thực quản, viêm màng phổi, đau dây thần kinh liên sườn, viêm sụn sườn, viêm màng ngoài tim và các bệnh khác, Trong số đó, đau ngực do bệnh mạch vành là một trong những loại đau ngực nghiêm trọng và phổ biến nhất. Trong 10 trường hợp mắc bệnh mạch vành lần đầu có 1 trường hợp tử vong đột ngột, 4 trường hợp nhồi máu cơ tim và 5 trường hợp đau thắt ngực. Khi bệnh này tấn công, người bệnh sẽ có cảm giác tức ngực, tức vùng sau xương ức và vùng trước tim, có thể lan xuống vai và cánh tay.
Có thể nói, đau ngực liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Đau ngực ở người trẻ tuổi thường là viêm màng phổi, viêm cơ tim... Người trung niên và người cao tuổi bị đau ngực nên tập trung kiểm tra sức khỏe tim mạch vành, cảnh giác với những cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
Đau bụng
25% cơn đau bụng cấp tính có thể liên quan đến bệnh lý nặng, nếu không điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng nên cần hết sức lưu ý. Có rất nhiều bệnh có thể gây đau bụng như: viêm tụy cấp, giun đũa mật, viêm đường mật tắc nghẽn cấp tính, thủng tá tràng, thủng dạ dày, tắc ruột, hoại tử ruột, viêm ruột thừa, vỡ buồng trứng, sỏi thận...
Ngoài ra, đau ở các vị trí khác nhau trong bụng cũng cho thấy khả năng mắc các bệnh khác nhau. Trong số đó, đặc biệt chú ý đến cơn đau ở giữa bụng. Nếu xuất hiện cơn đau ở giữa bụng đột ngọt hoặc lan lên trên hoặc xuống dưới hãy cảnh giác với bệnh bóc tách động mạch chủ bụng. Nếu người trung niên và người cao tuổi bị đau bụng dữ dội kèm theo huyết áp thấp hãy cẩn trọng vỡ phình động mạnh chủ, nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Táo và lê - hai loại quả giúp giảm nguy cơ đột quỵ Những người thường xuyên ăn táo và lê có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 11% so với những người không ăn. Đột quỵ là trường hợp cấp cứu y tế nghiêm trọng xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não bị gián đoạn. Một số trường hợp có thể tử vong. Đột quỵ do nhiều yếu tố khác nhau gây...