Giảm muối trong khẩu phần ăn, thêm muối vào bồn tắm
Muối không phải là một thành phần tốt cho sức khỏe, nhưng nó lại là một thành phần tuyệt vời cho làn da của bạn
Muối – một phần không thể thiếu trong thực phẩm hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra mình tiêu thụ loại gia vị này không đúng cách khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
Hấp thụ quá nhiều muối có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày từ chế độ ăn uống
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu chuẩn mới cho mức tiêu thụ natri là 5gm. Bất cứ thứ gì cao hơn mức đó đều có thể góp phần gây ra huyết áp cao và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Thực tế, hầu hết mọi người tiêu thụ nhiều hơn gấp đôi số lượng này và đó là mức đáng báo động.
Tiến sĩ Deepika Rani Vellore Shankar, chuyên gia dinh dưỡng, Apollo Telehealth, đến từ Ấn Độ, cho biết: ‘Cắt giảm muối trong khẩu phần ăn là cách tiếp cận dễ dàng mà bạn có thể thực hiện để có một cuộc sống lành mạnh’. Deepika Rani cũng đề xuất một số mẹo để giảm lượng tiêu thụ muối hàng ngày.
Có nhiều mẹo giúp bạn giảm lượng tiêu thụ muối hàng ngày.
‘Hạn chế ăn đồ ăn vặt và đồ ăn mặn như dưa chua và khoai tây chiên. Không thêm muối trong khi nấu thức ăn. Thực phẩm đông lạnh thường chứa nhiều muối, vì vậy bạn chỉ nên chọn thực phẩm tươi sống. Tránh bất kỳ sản phẩm đóng gói nào cung cấp hơn 30% lượng natri cho phép hàng ngày trong một khẩu phần ăn. Sử dụng chanh và các loại gia vị khác để tăng hương vị cho món ăn’, Deepika Rani nói.
Giảm muối khỏi chế độ ăn uống thực sự rất quan trọng. Muối không phải là một thành phần tốt cho sức khỏe, nhưng nó lại là một thành phần tuyệt vời cho làn da của bạn, đó là sự thật!
Video đang HOT
Muối là một loại ‘mỹ phẩm’ tuyệt vời cho làn da.
Thêm muối vào chế độ chăm sóc da
Muối chứa nhiều khoáng chất và dinh dưỡng, những thứ mà làn da của bạn đang bị thiếu hụt nghiêm trọng vào mùa đông. Hơn nữa, muối còn có magiê, canxi, natri và kali giúp tăng cường kết cấu của da và giữ cho da ngậm nước. Các chuyên gia cho rằng, thêm muối vào nước tắm sẽ giúp giải phóng căng thẳng.
Tiến sĩ Sachin Dhawan, Chuyên gia tư vấn cấp cao, Khoa Da liễu, Viện Nghiên cứu Fortis Memorial, Gurugram, nói với HealthShots về lợi ích của việc tắm nước muối: ‘Ngâm chân trong nước muối giúp dễ dàng tẩy tế bào chết ở gót chân khô nứt, giúp giải phóng độc tố và giảm căng thẳng.
Muối giúp giải phóng độc tố và giảm căng thẳng.
Muối tắm có thể giúp giảm đau cơ và đau nhức khớp bằng cách thư giãn các cơ căng thẳng và giảm viêm. Đối với da khô và ngứa, kể cả ngứa do côn trùng cắn, muối sẽ hấp thụ vi khuẩn trong da một cách tự nhiên, hút dầu và chất độc gây tắc lỗ chân lông ra khỏi da. Muối còn có thể giúp giảm mụn, mang lại cho bạn làn da sáng và trong trẻo. Ngoài ra, thêm muối vào nước tắm sẽ làm da săn chắc và mềm mại.
Chuẩn bị bồn tắm muối thư giãn
Muối hút sạch bụi bẩn và độc tố, đồng thời làm sạch sâu lỗ chân lông trên da. Thành phần khoáng chất của nó giúp khôi phục hàng rào bảo vệ của da và giữ cho da ngậm nước. Bạn hãy thêm một phần ba cốc muối vào bồn chứa đầy nước ấm. Ngâm mình (trong bồn) trong vòng 15 đến 30 phút.
Tắm bồn nước muối là một liệu pháp thư giãn.
Khi được tắm trong bồn nước ấm có muối, bạn sẽ có cảm giác một phần nguyên thủy của bản thân được đánh thức khi trở về với sự tự do của nước. Tắm nước muối cũng là một cách đơn giản để tái tạo trải nghiệm đại dương. Chính sự hiểu biết này đã tạo nên sự ra đời của spa – viết tắt của Sanitas Per Aqua: sức khỏe thông qua nước khoáng.
Trong nhiều thế kỷ, các spa đã sử dụng liệu pháp nước tự nhiên để chữa bệnh, cấp nước và phục hồi cơ thể chúng ta đồng thời tạo không gian để thoát khỏi sự căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
Động vật hoang dã ở Trung Quốc tiềm ẩn nguy cơ gây đại dịch mới
Các loài động vật hoang dã được bán ngay tại chợ dân sinh ở Trung Quốc có liên quan đến sự xuất hiện của đại dịch SARS và COVID-19.
Mới đây, một cuộc khảo sát toàn diện về các mầm bệnh do virus gây ra đã phát hiện ra rằng chúng ẩn chứa một loạt bệnh đe dọa con người và các động vật khác.
Một nghiên cứu nhằm vào hơn 10 loài động vật được buôn bán và tiêu thụ làm thức ăn ở Trung Quốc đã tìm thấy 71 loại virus ở động vật có vú, trong đó có 18 loại được coi là "có nguy cơ cao" đối với người và vật nuôi. Cầy hương, loài liên quan đến sự lây lan của virus hô hấp cấp tính ở các chợ ở miền nam Trung Quốc gần 20 năm trước, chứa những vi khuẩn đáng lo ngại nhất.
Một khu chợ bán thực phẩm tươi sống ở Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Mặc dù nhóm tác giả ở Trung Quốc, Mỹ, Bỉ và Australia không tìm ra bất kỳ mầm bệnh nào tương tự virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19, họ chỉ ra rằng các chủng virus ở loài dơi đã vượt qua rào cản về loài để lây nhiễm sang loài khác, có nguy cơ gieo rắc các ổ dịch nguy hiểm. Họ cũng phát hiện ra các động vật được phép săn bắn bị nhiễm những chủng virus mà trước đây được cho là chỉ tồn tại ở con người.
Đồng tác giả Edward Holmes, nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Sydney, cho biết: "Bài báo này cũng chỉ ra rằng con người thường xuyên truyền virus cho các động vật khác. Rõ ràng là có sự lây nhiễm virus hai chiều".
Các mối đe doạ trong tương lai
Được hỗ trợ bởi Chương trình Nghiên cứu và Phát triển Trọng điểm Quốc gia của Trung Quốc và các tổ chức khác, nghiên cứu này cho thấy những cam kết trong việc tìm kiếm các mối đe dọa gây ra đại dịch trong tương lai. Nghiên cứu 40 trang vừa được phát hành trên bioRxiv hôm 12/11. Đây là một kho lưu trữ mở các bản nghiên cứu trước khi được thẩm định và xuất bản.
Cuộc điều tra toàn diện về sự đa dạng của các virus liên quan đến động vật có xương sống ở Trung Quốc là chương trình điều tra đầu tiên để đánh giá loài nào tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bùng phát nhất.
Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguồn gốc của SARS-CoV-2. Vụ tranh luận về nguồn gốc của nó đã đúc rút thành hai giả thuyết chính: rò rỉ từ phòng thí nghiệm hoặc lan truyền từ động vật.
Các nghiên cứu xác định chủng virus Corona có liên quan chặt chẽ với nhau, điển hình ở các cá thể dơi sống trong hang động đá vôi ở Bắc Lào và Campuchia, đã ủng hộ giả thuyết thứ hai.
Ngành thương mại 81 tỷ USD
Các loài động vật hoang dã, dù bị bắt từ môi trường sống tự nhiên hay được nuôi trong trang trại, đang được buôn bán hợp pháp và bất hợp pháp trên khắp thế giới để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, lông thú, thuốc cổ truyền hay làm vật nuôi ngoại lai hoặc nuôi nhốt vườn thú. Thị trường này ở Trung Quốc ước tính trị giá 520 tỷ nhân dân tệ (82 tỷ USD) vào năm 2016.
Trung Quốc đã cấm buôn bán động vật hoang dã kể từ khi COVID-19 bùng phát. Chính phủ sau đó đã cấm người dân tiêu thụ động vật hoang dã trên cạn. Động thái vào đầu năm 2020 này thừa nhận rằng điều kiện vệ sinh kém cùng yếu tố tiếp xúc gần giữa động vật và con người ở chợ cũng như các nhà hàng tạo thành nơi sinh sản lý tưởng cho các bệnh truyền nhiễm mới.
Khu chợ hải sản Hoa Nam ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, bị đóng cửa sau khi phát hiện trường hợp nhiễm virus Corona, ngày 11/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Shuo Su, Giáo sư ngành thú y tại Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, cùng các đồng nghiệp đã làm xét nghiệm cho 1.725 cá thể động vật rừng thuộc 16 loài thường bị săn bắt hoặc tiêu thụ để làm thực phẩm trên 19 tỉnh ở Trung Quốc. Trong số hàng chục loại virus ở động vật có vú được tìm thấy trong 5 năm qua có 45 loại chưa từng được biết đến trước đó.
Các tác giả cho biết: "Ngoại trừ tê tê, có rất ít điều tra về động vật bị săn bắt, mặc dù chúng có quan hệ gần gũi với con người và động vật nuôi, dẫn đến mối liên hệ với các loài động vật hoang dã khác".
Cúm gia cầm
Nhiều loài trong số các động vật được điều tra đã xuất hiện tại Chợ bán buôn Hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, tâm chấn đầu tiên của COVID-19. Trong số các phát hiện chủng virus đáng chú ý, nhóm nhà khoa học lần đầu tiên xác định được sự hiện diện của virus viêm gan E và chủng cúm H9N2 ở lửng và cầy hương.
Các tác giả cho biết virus cúm H9N2 hiện là chủng phổ biến nhất ở gà và vịt và đã dẫn đến nhiều ca nhiễm ở người dân Trung Quốc. Virus này gây ra các triệu chứng hô hấp rõ ràng ở những con lửng châu Á, trong khi một con cầy hương bị nhiễm bệnh vẫn khỏe mạnh.
Họ cũng tìm thấy số lượng từ trung bình đến cao các mầm bệnh được cho là đặc trưng cho con người ở tê tê, cầy hương và chuột tre, điển hình là norovirus gây nôn mửa và tiêu chảy và cúm B.
Ngoài ra, các tác giả đã xác định sự lây nhiễm chéo giữa các loài, trong đó có các chủng virus Corona liên quan đến dơi ở cầy hương, các chủng liên quan đến chim ở nhím và virus Pneumovirus ở lợn ở tê tê. Giáo sư Holmes đánh giá việc lây truyền virus Corona từ dơi sang cầy hương là điều đặc biệt đáng lo ngại.
Ông Holmes cho rằng nếu có thêm các chủng virus lây truyền từ cầy sang người sẽ dễ dàng châm ngòi cho một đợt bùng phát lớn. Chuyên gia này tin rằng một kiểu lây truyền giữa các loài tương tự rất có thể đã gây ra sự xuất hiện của SARS-CoV-2.
Cần Thơ: Hơn 11.600 tỷ đồng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2022 Ngày 15/10, thành phố Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2021, Tết Nguyên đán năm 2022 và ứng phó với các tình huống dịch bệnh COVID-19. Thực phẩm tươi sống bày bán tại một siêu thị ở quận Ninh Kiều. Ảnh tư liệu:...