Giảm lượng muối bằng chế độ ăn phù hợp
Tại Việt Nam, theo điều tra năm 2015, mức tiêu thụ muối trung bình/người/ngày là 9,4 gram (nam 10,5 gram và nữ 8,3 gram).
Nhưng chỉ có 16% số người khi được hỏi cho rằng bản thân mình có ăn mặn. Các chuyên gia khuyến cáo, việc giảm lượng muối ăn hằng ngày sẽ hạn chế các nguy cơ mắc bệnh.
Nhiều tác hại cho sức khỏe
Bệnh nhân tăng huyết áp cần giảm ăn muối.
Chị Nguyễn Thị Phương, ở đường Võ Trường Toản, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ có thói quen nêm nếm thức ăn “đậm đà”. Những món kho, rim, chiên, chị thường ướp nhiều đường và muối. Chị Phương chia sẻ: “Con tôi thích ăn như vậy. Mình nấu vậy, cháu ăn được nhiều cơm.
Nấu lạt, cháu không thích ăn”. Thói quen nêm nếm thức ăn như chị Phương rất phổ biến ở các bà nội trợ. Món ăn mặn rồi, nhưng trên nhiều bàn ăn, còn thêm chén nước chấm, kèm với tỏi, ớt, để ai ăn mặn thì chấm thêm. Đây cũng là thói quen ăn của cô sinh viên Nguyễn Ngọc Hà, Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ. Mỗi khi ăn, Hà đều rót thêm chén nước mắm, hoặc nước tương cho các món canh, xào.
Theo điều tra yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015, thói quen sử dụng muối của người Việt Nam: 89% là sử dụng muối trong bếp ăn; 70% là sử dụng muối trên bàn ăn; 20% sử dụng muối chế biến sẵn. Ở các nước phát triển, 77% là sử dụng muối ở trong nhà hàng và các loại thức ăn nhanh. Riêng tại Việt Nam, theo Viện Dinh dưỡng, năm 2011, 70% người được điều tra cho muối vào khi chế biến và khi ăn; 20% muối có trong thực phẩm chế biến sẵn; 10% có trong thực phẩm tự nhiên.
Muối là một loại gia vị quen thuộc. Trong đó Natri là một trong hai nguyên tố chính, chiếm khoảng 40% trọng lượng của muối. Trong cơ thể người, Natri đóng vai trò quan trọng để điều chỉnh và duy trì cân bằng dịch thể, cân bằng axít-bazơ, dẫn truyền tín hiệu thần kinh – cơ, hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng và bảo đảm chức năng bình thường của tế bào.
Muối có tác dụng tạo vị mặn cho thực phẩm, giảm đáng kể vị đắng, chua, bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người dân chưa biết về tác hại của việc ăn mặn. Theo điều tra tại Phú Thọ, dưới 50% người được điều tra biết ăn nhiều muối là nguy cơ gây tăng huyết áp (THA); dưới 10% biết ăn thừa muối gây tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim và trên 50% người được điều tra không nhận biết được đầy đủ những thực phẩm thông thường có nhiều muối.
Mặc dù muối rất cần thiết đối với cơ thể nhưng ăn thừa muối lại gây ra tác hại cho sức khỏe, gây nguy cơ cao mắc các bệnh: THA, nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, ung thư dạ dày, loãng xương, suy thận… Ăn thừa muối còn liên quan đến béo phì, suy giảm nhận thức, rối loạn thính lực, làm bệnh hen phế quản nặng thêm…
Video đang HOT
Tất cả bệnh nhân THA, đái tháo đường đều cần được tư vấn về ăn giảm muối. Người khỏe mạnh cũng cần ăn giảm muối do biến cố tim mạch xảy ra ở cả người THA và không THA. Huyết áp càng cao hơn so với huyết áp lý tưởng (
Cho bớt muối – chấm nhẹ tay – giảm ngay đồ mặn
Bác sĩ Huỳnh Minh Trúc đề nghị tăng cường lồng ghép tuyên truyền giảm ăn muối trong các cuộc họp, sinh hoạt…
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi người trưởng thành nên ăn dưới 5 gram muối/ngày. Mức này áp dụng cho cả người bị THA và người không THA, kể cả phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú. 5 gram muối tương đương với một thìa cà phê muối đầy hoặc 10 gram bột canh hoặc 11 gram hạt nêm hoặc 25 gram nước mắm. Mức khuyến cáo này không áp dụng cho người bệnh hoặc đang điều trị thuốc có nguy cơ làm giảm Natri máu, gây giữ nước cấp tính hoặc cần áp dụng chế độ ăn giám sát chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ em nên ăn lượng muối ít hơn. ThS. BS Huỳnh Văn Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống chấn thương và Các bệnh không lây, Viện Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh, cho biết: Trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi mức khuyến cáo là 1,5 gram muối/ngày. Mức này tăng dần, đến năm 12 tuổi thì bằng người lớn. Hiện nay, khi trẻ đã ăn được cơm, phần lớn các gia đình cho trẻ ăn chung các món ăn với người lớn. Ngoài ra, trẻ còn ăn các món ăn vặt nên trẻ em đang ăn rất nhiều muối. Lượng muối sử dụng nhiều nhất trong lúc chế biến. Vì thế, cần thay đổi thói quen sử dụng muối bằng cách giảm lượng muối trong lúc nấu thức ăn.
Tại Hội thảo về giảm ăn muối được tổ chức ở TP Cần Thơ vào ngày 4-3-2021, có đại biểu nêu sáng kiến: ngành Y tế thiết kế khẩu hiệu giảm ăn muối, chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và khuyến cáo các bà nội trợ in, dán ngay khu vực bếp để nhắc nhở mình giảm ăn muối. Bác sĩ Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ đề nghị y tế dự phòng quận, huyện phối hợp ngành Giáo dục lồng ghép nội dung giảm ăn muối vào các buổi tập huấn về công tác phòng dịch, an toàn thực phẩm cho ban giám hiệu, thầy cô giáo và cán bộ phụ trách công tác y tế trường học; sinh hoạt dưới cờ ở các trường. Đồng thời, các ban, ngành, đoàn thể đưa nội dung giảm ăn muối tuyên truyền trong các cuộc họp, sinh hoạt.
Ngành Y tế hướng dẫn cách giảm muối: cho bớt muối – chấm nhẹ tay – giảm ngay đồ mặn. Cho bớt muối bằng cách: Hạn chế cho muối và gia vị chứa nhiều muối vào thực phẩm khi sơ chế, tẩm ướp và nấu; giảm từ từ lượng muối sử dụng cho đến khi giảm một nửa lượng muối và gia vị chứa muối; dùng dụng cụ để kiểm soát được lượng muối và gia vị nêm nếm cho vào thực phẩm; không cho muối hoặc gia vị chứa nhiều muối vào nước luộc rau.
Tăng cường các món luộc, hấp. Sử dụng các gia vị khác như tiêu, ớt, tỏi để ăn ngon hơn mà không cần dùng nhiều muối. Với “chấm nhẹ tay”: hạn chế để muối và nước chấm trên bàn ăn. Hạn chế chấm và bỏ thói quen chấm ngập thực phẩm vào nước chấm và gia vị chứa nhiều muối. Hãy pha loãng nước mắm để chấm. Không chấm các món ăn đã mặn. Không ăn trái cây chấm muối hay gia vị chứa nhiều muối. Không nên cố uống hết nước khi ăn bún, miến, phở, nhất là khi ăn ở hàng quán. Giảm ngay đồ mặn: Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối.
Người bình thường ăn giảm muối không làm cho cơ thể bị thiếu muối chỉ cần ăn thực phẩm tự nhiên hằng ngày là đã đủ cung cấp đầy đủ lượng Natri trong cơ thể vì thực phẩm tự nhiên đã có muối. Cơ thể bị thiếu hụt muối chỉ xảy ra trong một số trường hợp đặc biệt: Người bị tiêu chảy nặng kéo dài, người lao động nặng nhọc trong điều kiện nắng nóng kéo dài nhiều giờ, vận động viên luyện tập cường độ rất cao trong thời gian dài.
Bộ Y tế ban hành Quyết định 2033/QĐ-BYT ngay 28/03/2018 phê duyệt Kế hoạch quốc gia Truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn đê phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2018-2025. Vơi muc tiêu giam mưc tiêu thu muôi trung binh cua ngươi trương thanh xuông con dươi 7 gram/ngươi/ngay.
Dinh dưỡng hợp lý phòng bệnh không lây nhiễm
Dinh dưỡng không lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh mạn tính không lây nhiễm như béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, ung thư...
Việc thiếu hoặc thừa dinh dưỡng đều tác động tiêu cực tới sự phát triển bệnh, và sự phối hợp cả 2 yếu tố thì thậm chí còn tồi tệ hơn. Do vậy, đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý và an toàntrong mỗi bữa ăn hàng ngày có thể dự phòng mắc các bệnh mạn tính không lây.
Bữa ăn hàng ngày nên có sự cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật.
Ăn đa dạng các loại thực phẩm
Cơ thể chúng ta hàng ngày cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Không có một thức ăn nào là toàn diện và có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do mỗi loại thức ăn có chứa một số loại chất dinh dưỡng với tỷ lệ khác nhau cho nên bữa ăn hàng ngày cần đa dạng (ít nhất có 5 trong 8 nhóm thực phẩm, trong đó nhóm chất béo là bắt buộc) và phối hợp nhiều loại thực phẩm (10-15 loại thực phẩm). Các chất dinh dưỡng của các loại thực phẩm này sẽ bổ sung cho nhau và giá trị dinh dưỡng của bữa ăn sẽ tăng lên:
Lương thực: Gạo, ngô, khoai, sắn là thức ăn cơ bản và cũng là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Ngoài ra, ngũ cốc còn là nguồn cung cấp nhiều vitamin nhóm B, nhất là vitamin B 1 . Vitamin B 1 thường nằm ở lớp vỏ ngoài của hạt gạo, nếu gạo xay sát quá kỹ sẽ làm vitamin này giảm đi đáng kể.
Nhóm hạt các loại: Đậu, đỗ, vừng, lạc là nguồn cung cấp chất đạm thực vật cho cơ thể.
Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp chất đạm động vật và canxi quan trọng cho cơ thể.
Nhóm thịt các loại, cá và hải sản cung cấp các acid amin cần thiết mà cơ thể người không tự tổng hợp được. Các thực phẩm này thường có đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối.
Nhóm trứng và các sản phẩm của trứng là nguồn cung cấp chất đạm động vật và nhiều chất dinh dưỡng quý cho cơ thể.
Nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ như cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua hoặc rau tươi có màu xanh thẫm là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng chủ yếu cho cơ thể. Các loại rau, quả có màu vàng đỏ có nhiều -caroten (tiền vitamin A). Các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay có nhiều vitamin C, sắt và canxi. Cần lưu ý là vitamin C sẽ bị mất khi rau bị dập nát, vì thế nên sử dụng rau tươi, nấu xong ăn ngay là cách tốt nhất để bảo toàn lượng vitamin C trong rau. Rau củ còn là nguồn cung cấp chất xơ quý, có tác dụng chống táo bón và phòng xơ vữa động mạch.
Nhóm rau củ quả khác như su hào, củ cải cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ.
Nhóm dầu, mỡ các loại là nguồn cung cấp năng lượng và các acid béo cần thiết cho cơ thể. Nên ăn phối hợp cả dầu và mỡ.
Kết hợp nguồn chất đạm, chất béo động vật và thực vật
Có 2 nguồn cung cấp chất đạm cho cơ thể là chất đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản)..và chất đạm thực vật (đậu, đỗ...). Bữa ăn gia đình nên có sự cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật. Tỷ lệ đạm động vật tối thiểu là 1/3 hoặc tốt hơn là 1/2 đạm tổng số.
Chất béo là dung môi cho các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K. Chất béo tham gia trong cấu trúc màng tế bào và điều hòa các hoạt động chức phận của cơ thể như màng tế bào, nội tạng. Trong khẩu phần ăn nên có sự phối hợp cả dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối. Nên ăn vừng lạc. Không nên ăn các thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn có lượng đường cao.
Phân chia hợp lý các bữa ăn trong ngày
Số bữa ăn trong ngày phụ thuộc lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ lao động. Với người trưởng thành khỏe mạnh cần ăn 3 bữa/ngày, trẻ em ăn 4-5 bữa/ ngày. Nên ăn ít nhất 3 bữa, không nên bỏ bữa ăn sáng, nghiên cứu cho thấy bỏ bữa sáng tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Ăn bữa trưa nhiều nhất, bữa tối ăn ít nhất.
Không nên ăn mặn
Muối ăn là loại gia vị được sử dụng hàng ngày, nhưng thực ra cơ thể chỉ cần một lượng rất ít, nếu ăn nhiều muối sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và bệnh mạn tính không lây khác. Trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng dưới 3g/ngày, trẻ em từ 6-11 tuổi sử dụng dưới 4g/ngày, người trưởng thành sử dụng dưới 5g/ngày. Nên sử dụng muối iod trong chế biến món ăn.
Giảm muối, đường trong bữa ăn để phòng nhiều bệnh nguy hiểm Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cảnh báo người Việt Nam đang sử dụng quá nhiều muối và đường. Đây chính là căn nguyên của nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm. Mức tiêu thụ muối, đường cao là căn nguyên của sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Người dân tiêu thụ muối, đường...