Giảm lãi suất “nhỏ giọt”
Dấu hiệu nới lỏng tiền tệ ngày càng rõ ràng hơn?
Ảnh: TL
Hàng loạt ngân hàng thương mại tham gia cuộc đua giảm lãi suất huy động và cho vay trong thời điểm trước và sau khi Ngân hàng Nhà nước chính thức giảm trần lãi suất huy động ở các kỳ hạn ngắn và cho vay ở lĩnh vực ưu tiên. Tuy nhiên, với mức điều chỉnh còn hạn chế, việc giảm lãi suất cho vay thương mại vẫn là điều rất khó, đặc biệt là cuối năm.
Chẳng hạn, Vietcombank và VietinBank điều chỉnh giảm 0,2 điểm phần trăm ở nhiều kỳ hạn. BIDV cuối tháng 9 cũng đã giảm ở mức tương tự với khoản tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng. Tương tự các ngân hàng lớn, ngân hàng có quy mô nhỏ hơn cũng không nằm ngoài cuộc đua này. VPBank điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm lãi suất cho tất cả các kỳ hạn. Hay Viet Capital Bank giảm 0,2-0,5%/năm lãi suất các kỳ hạn 8-60 tháng, riêng lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng cũng đã điều chỉnh dưới mức 5,5%.
Bên cạnh giảm lãi suất huy động đầu vào, một số ngân hàng cũng bắt đầu giảm lãi suất cho vay. Ngày 18.11, Vietcombank công bố giảm lãi suất cho vay ưu tiên lần thứ 3 trong năm. Ngoài lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5%, ngân hàng này còn điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất với các khoản vay thông thường của các doanh nghiệp trong năm 2019. Mới đây, VietinBank cũng ban hành văn bản điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa từ 6,5%/năm xuống 6%/năm đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp.
Sự điều chỉnh biểu lãi suất ở các ngân hàng được xem là hệ quả của động thái chính sách mới đây của Ngân hàng Nhà nước, được xem là để dọn đường cho mục tiêu giảm 0,5% lãi suất cho vay trong năm 2020 đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên.
Video đang HOT
Theo đó, cơ quan quản lý các tổ chức tín dụng vừa điều chỉnh trần lãi suất huy động các khoản tiền gửi có kỳ hạn 1-6 tháng giảm từ mức 5,5%/năm về còn 5%/năm, còn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1%/năm xuống còn 0,8%/năm. Bên cạnh quyết định giảm mức trần lãi suất huy động, Ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng tiền đồng với lĩnh vực ưu tiên từ 6,5%/năm về còn 6%/năm.
Theo Tiến sĩ Bùi Quang Tín, Giám đốc Điều hành Trường Doanh nhân BizLight, nhiều ngân hàng bắt đầu tung ra gói tín dụng lãi suất ưu đãi để hút khách hàng cuối năm, dù còn đối mặt với bài toán chi phí đầu vào (phải tăng huy động kỳ hạn dài ngày để tái cơ cấu nguồn vốn). Còn theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, một số ngân hàng điều chỉnh lãi suất để cơ cấu lại nguồn vốn phù hợp hơn, sau khoảng thời gian tăng tốc để đáp ứng các quy định an toàn hoạt động. “Các ngân hàng cũng đã cơ bản cân đối nhu cầu tín dụng cuối năm nên có thể điều chỉnh giảm lãi suất ở một số kỳ hạn”, ông Lực cho biết.
Theo báo cáo SSI Research, đợt giảm lãi suất huy động này không đồng đều giữa các ngân hàng và mức điều chỉnh cũng không lớn, khi chỉ có một số ngân hàng điều chỉnh giảm nhẹ (0,1-0,2%/năm). “Mức lãi suất thực tế không nhiều thay đổi và khoảng cách lãi suất giữa các ngân hàng vẫn còn lớn”, báo cáo SSI nhận định.
Báo cáo cũng ghi nhận ngoại trừ 2 trong nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước giảm lãi suất tiền gửi từ 20-30 điểm phần trăm (kể cả với kỳ hạn 12-13 tháng), còn lại hầu hết các ngân hàng có lãi suất huy động đi ngang.
Trở lại động thái mới đây của Ngân hàng Nhà nước, nhiều chuyên gia tin rằng đây là dấu hiệu nới lỏng tiền tệ ngày càng rõ ràng hơn, đặc biệt sau thời gian bơm ròng trên thị trường mở và mua vào ngoại tệ và liên tiếp giảm lãi suất điều hành. Hệ quả là thanh khoản ngân hàng rất dồi dào, có thể thấy rõ khi lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm và giảm liên tục.
Chi phí vốn thấp hơn ở các ngân hàng là cơ sở để ngân hàng giảm lãi suất đầu ra. Tuy nhiên, trên thực tế, sức ảnh hưởng của thị trường 2 không quá lớn đến thị trường 1. Nguyên nhân chủ yếu vì chỉ có một số ít tổ chức tín dụng có nhu cầu hỗ trợ về thanh khoản mới nên cần vay vốn tái chiết khấu từ Ngân hàng Nhà nước. “Hoạt động này có quy mô không lớn và tác động không đáng kể đến thị trường 1, tức huy động từ dân cư và tổ chức”, ông Lực nhận định.
“Lãi suất trên thị trường 1 không chịu nhiều tác động từ lãi suất điều hành hay diễn biến trên thị trường liên ngân hàng, mà chịu ảnh hưởng từ nhu cầu huy động vốn tài trợ tín dụng trong quý cao điểm, cũng như các yêu cầu về cơ cấu vốn có hiệu lực từ năm 2020″, báo cáo Thị trường tiền tệ tháng 10 của SSI nhận định.
Chính vì vậy, có chuyên gia cho rằng động thái giảm lãi suất mới đây của các ngân hàng có phần nào hưởng ứng theo trào lưu. Trong khi lãi suất cho vay thực tế sẽ rất khó giảm, đặc biệt là trong thời điểm nhu cầu thanh khoản cao vào dịp cuối năm. “Việc giảm lãi suất huy động đầu vào tương đối nhỏ giọt. Khả năng giảm lãi suất trong cuối năm và năm sau sẽ là rất khó”, Tiến sĩ Lực bình luận.
Theo Nhipcaudautu.vn
Hàng loạt ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất tiền gửi
Thông thường vào những tháng cuối năm, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng sẽ tăng nhằm thu hút vốn phục vụ nhu cầu vay của khách, nhưng hiện tại một số ngân hàng từ đầu tháng 11, lãi suất tiền gửi lại giảm.
VTV cho biết, điển hình là VietCapital Bank từ đầu tháng 11, lãi suất kỳ hạn 7 tháng từ 7,8% mỗi năm đã giảm xuống còn 7,6%/năm, các kỳ hạn khác cũng giảm 0,1%/năm.
Tương tự, Eximbank công bố biểu lãi suất mới hiệu lực từ 7/11, trong đó điều chỉnh giảm kỳ hạn 15 tháng, 18 tháng tại quầy giảm 0,2 điểm phần trăm xuống mức 8,1%/năm.
Lãi suất tiền gửi diễn biến trái chiều giữa các ngân hàng.
Tại VPBank, biểu lãi suất áp dụng từ 8/11 cũng thay đổi một số kỳ hạn. Theo đó, khách gửi tại quầy 6 tháng, lãi suất giảm 0,1 điểm phần trăm xuống 7,2 - 7,5% một năm. Tương tự, khi gửi online, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng cao nhất là 7,5% mỗi năm, thấp hơn so với mức 7,6% một năm trước đó.
Theo Vietnamnet, trên thị trường có một số ngân hàng lại thực hiện động thái tăng lãi suất huy động. Chẳng hạn như NCB tăng mạnh lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dưới 24 tháng từ 0,1 - 0,8 điểm phần trăm. Theo đó, kỳ hạn 6 tháng được nhà băng này nâng từ 7,4% lên 8% mỗi năm, kỳ hạn 9 tháng tăng từ 7,5% lên 8,1% một năm, kỳ hạn 12 tháng từ mức 8% lên 8,2% và kỳ hạn 24 tháng tăng vọt từ 8% lên 8,7% một năm.
Ngoài ra, trước đó nhiều ngân hàng cũng liên tục tăng lãi suất tiền gửi và ghi nhận nhiều mốc cao mới. Hiện với kỳ hạn 13 tháng, lãi suất tiết kiệm cao nhất lên tới 9,4% mỗi năm thuộc về Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) dành cho các khoản tiền gửi trên 500 tỷ đồng. Tiếp đến là Ngân hàng Sài Gòn (SCB) áp dụng mức lãi cao nhất lên tới 8,76 một năm với số tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên...
Nhìn nhận về diễn biến trái chiều của lãi suất huy động giữa các ngân hàng, nhiều chuyên gia cho rằng, việc các nhà băng thay đổi lãi suất huy động có lẽ xuất phát từ nhu cầu về vốn khác nhau. Một số giảm nhẹ lãi suất tiền gửi là để cơ cấu lại nguồn vốn, trong khi số khác tăng lên có thể do nhu cầu cho vay lớn, nên họ tăng cường hút vốn. Tuy nhiên, nhìn chung mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao, và đã có nhiều ngân hàng nâng lãi suất lên sát 9% một năm.
Theo báo cáo của SSI Research, trong ngắn hạn từ giờ đến cuối năm, lãi suất trên thị trường 1 vẫn khó giảm do tính mùa vụ. Dù một số nhà băng công bố điều chỉnh giảm nhẹ 0,1- 0,2 điểm phần trăm trên biểu lãi suất nhưng mức lãi suất thực tế không có nhiều thay đổi và mức giãn cách giữa các nhóm ngân hàng vẫn rất rộng.
P.V (tổng hợp)
Theo baodansinh.vn
Thêm ngân hàng nhập cuộc giảm lãi suất tiền gửi Thêm ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất theo hướng giảm - xu hướng khá lạ trên thị trường huy động vốn dịp cuối năm. Cái tên mới nhất xuất hiện trong xu hướng giảm lãi suất gần đây là Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank). Theo biểu lãi suất mới nhất, Nam A Bank đã điều chỉnh lãi suất tiền...