Giám đốc sở giáo dục không nhất thiết dùng được ngoại ngữ
Thông tư quy định chức danh giám đốc, phó giám đốc sở GD-ĐT chính thức được ban hành đã không còn tiêu chuẩn “phải sử dụng được ngoại ngữ” như dự thảo xin ý kiến trước đây.
Lãnh đạo sở giáo dục không cần phải sử dụng được ngoại ngữ.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc sở GD-ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chính thức có hiệu lực từ ngày 24/10 tới đây.
Theo đó, có 8 tiêu chuẩn chung đối với 2 vị trí giám đốc và phó giám đốc sở.
Tuy nhiên, nếu so với dự thảo được đưa ra để xin ý kiến hồi cuối tháng 4 năm nay thì đã bỏ tiêu chuẩn thứ 6 ở Điều 3 là yêu cầu sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và công nghệ thông tin trong công việc.
Thay vào đó, Thông tư chính thức ban hành bổ sung thêm tiêu chuẩn tâm huyết và có trách nhiệm với công việc, quản lý, điều hành; phong cách làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; quyết đoán, chịu trách nhiệm với công việc, quản lý, điều hành; có tinh thần dám nghĩ, dám làm và có lòng say mê học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo, năng động để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; lối sống trung thực, khiêm tốn, liêm chính, giản dị; tích cực ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực trong giáo dục đào tạo ở địa phương.
Video đang HOT
Ngoài ra, về tiêu chuẩn riêng với chức danh giám đốc sở GD-ĐT, Thông tư vừa ban hành cũng có thay đổi so với dự thảo trước đó.
Cụ thể, thay vì “phải đảm bảo tiêu chuẩn tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành về giáo dục và đào tạo” như dự thảo trước đây, Thông tư chính thức yêu cầu giám đốc sở GD-ĐT là người “tốt nghiệp ĐH sư phạm hoặc tốt nghiệp ĐH và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm”. Như vậy, người đứng đầu ngành giáo dục địa phương không bắt buộc phải tốt nghiệp ĐH ngành sư phạm.
Thông tư cũng đưa ra tiêu chuẩn các lãnh đạo sở phải có năng lực dự báo, tư duy chiến lược, định hướng phát triển và tổng kết thực tiễn; năng lực quản lý sự thay đổi và xử lý thông tin và truyền thông.
Một tiêu chuẩn khác nữa là phải có năng lực tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ, thực hiện dân chủ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa, phát huy sức sáng tạo của các thành viên trong cơ quan sở GD-ĐT và các cơ sở giáo dục trực thuộc.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/10/2019.
Thanh Hùng
Theo vietnamnet
Hòa Bình: Yêu cầu chấm thẩm định lại kết quả kiểm tra học kỳ trong năm học mới
Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình vừa có công văn hướng dẫn về việc kiểm tra học kỳ bắt đầu từ năm học 2019-2020.
Thí sinh làm thủ tục nhập học. Ảnh: Minh Thúy
Theo đó, đối với các Trường THPT, Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT, Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS, Sở GD&ĐT sẽ tổ chức chấm thẩm định lại kết quả một số môn tại một số lớp (lớp 10, 11 trường THPT; lớp 6, 7, 8, 9 các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT, các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS); so sánh với kết quả của nhà trường sẽ chấm.
Sau khi nhận được kết quả kiểm tra học kỳ, kết quả chấm thẩm định của các phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT sẽ tổ chức chấm thẩm định lại kết quả của một số môn, tại một số lớp của một số trường, so sánh với kết quả của nhà trường đã chấm trước đó.
Đây sẽ là căn cứ để Sở GD&ĐT đánh giá việc dạy, học và kiểm tra, đánh giá trong các nhà trường, việc quản lý chỉ đạo chuyên môn của các phòng GD&ĐT.
Được biết, đề kiểm tra học kỳ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải kiểm tra được kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức và phân loại được trình độ học sinh.
- Nội dung đề kiểm tra phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ và tính sư phạm; phù hợp với chương trình, thời gian quy định của môn kiểm tra.
- Đối với môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân của khối 12, cần tổ chức cho học sinh làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Ngoài ra, việc tổ chức coi thi và chấm bài kiểm tra học kỳ phải đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng, chính xác, đánh giá đúng trình độ học sinh.
Theo viettimes
Trung tâm ngoại ngữ, tin học không được tổ chức chi nhánh, phân hiệu Trung tâm ngoại ngữ - tin học không tổ chức các cơ sở trực thuộc trung tâm dưới dạng chi nhánh, phân hiệu; đảm bảo tất cả các trung tâm hoạt động theo đúng quy chế và các quy định của pháp luật. Ảnh minh họa/internet. Đây là một lưu ý của Sở GD&ĐT Đồng Tháp tại hướng dẫn các đơn vị thực...