Giám đốc Sở GD&ĐT tư vấn cho thí sinh đăng ký dự thi
Những lưu ý quan trọng về hồ sơ, nguyện vọng, lựa chọn bài thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 được ông Nguyễn Minh Tường – Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ – chia sẻ với thí sinh trong giai đoạn quan trọng này.
Thông tin chính xác, lựa chọn bài thi và nguyện vọng cẩn trọng
Khi đăng ký dự thi (ĐKDT), thí sinh phải kê khai chính xác, đúng quy định thông tin về mã tỉnh, mã trường phổ thông…; đồng thời nghiên cứu kỹ hướng dẫn thực hiện Quy chế tuyển sinh năm 2018 để ghi thông tin vào mục đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp trong Phiếu ĐKDT. Khâu khai hồ sơ là rất quan trọng cho quá trình xét tuyển về sau. Để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi và kỳ xét tuyển, thí sinh cần lưu ý những điểm sau đây:
Thứ nhất: Thông tin cá nhân thật chính xác. Ngoài các thông tin cần thiết, những thí sinh được hưởng ưu tiên xét tốt nghiệp hoặc xét tuyển ĐH, CĐ theo hộ khẩu thường trú tại các xã/phường thuộc diện đặc biệt khó khăn theo quy định, cần khai thêm mã xã/phường. Mã tỉnh/thành phố, mã huyện/quận và mã xã/phường (chỉ đối với các xã/phường thuộc khu vực 1) sẽ do Bộ GD&ĐT quy định và có thể thay đổi so với những năm trước. Do đó, thí sinh cần tham khảo thông tin chính xác về các mã này tại nơi ĐKDT. Tương tự, thí sinh cần tham khảo “Danh mục mã trường THPT 2018″ do Bộ GD&ĐT công bố để ghi chính xác.
Thứ 2: Đánh dấu X vào mục số 9 mới được xét tuyển đợt 1. Trong phần thông tin ĐKDT (mục 9 – 14), thí sinh cần xác định rõ mục đích tham dự kỳ thi và đăng ký bài thi. Tuy nhiên, chỉ thí sinh nào đánh dấu “X” vào ô bên cạnh của mục 9 mới được đưa tên vào dữ liệu xét tuyển đợt 1 (từ ngày 3 – 5/8/2018). Thí sinh không đánh dấu “X” chỉ được tham gia xét tuyển các đợt bổ sung do các trường tự thực hiện sau đợt 1.
Thứ 3: Cân nhắc khi đăng ký bài thi tự chọn. Thí sinh cần cân nhắc khi ĐKDT cả 2 bài thi tổ hợp, vì đã ĐKDT cả 2 thì bắt buộc phải thi cả 2 bài thi này; nếu bỏ một trong 2 bài thi sẽ bị coi là dự thi không đủ số bài thi và không được xét công nhận tốt nghiệp THPT. Hơn nữa, khi dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, thí sinh phải thi tất cả 9 môn thi, trong khi các thí sinh chọn 4 bài thi chỉ phải thi 6 môn. Với bài thi ngoại ngữ, thí sinh được đăng ký thi môn ngoại ngữ khác với ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông
Thứ 4: Cẩn trọng đăng ký nguyện vọng. Tuy thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng, nhưng trong đợt xét tuyển đầu tiên (đợt 1) từ ngày 3 – 5/08/2018, mỗi thí sinh chỉ được xét trúng tuyển một nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới.
Thứ 5: Chú ý rà soát thông tin của cá nhân. Sở GD&ĐT Phú Thọ đã chỉ đạo, từ ngày 21-24/6/2018 các điểm ĐKDT THPT quốc gia của tỉnh sẽ tổ chức cho 100% thí sinh tự kiểm tra qua Internet các thông tin ĐKDT như: Nội dung đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ…
Lưu ý với thí sinh tự do
Đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT, ông Nguyễn Minh Tường lưu ý có thể ĐKDT và đăng ký xét tuyển tại các điểm tiếp nhận đăng ký dự thi do Sở GD&ĐT quy định tại 6 điểm thi.
Khi ĐKDT, thí sinh chỉ đăng ký các môn thi, bài thi phù hợp với quy định xét tuyển của các ngành mà mình sẽ đăng ký xét tuyển. Thí sinh có thể đăng ký các môn thành phần của bài thi tổ hợp mà không phải làm cả bài thi tổ hợp đó như các thí sinh chưa tốt nghiệp THPT.
Video đang HOT
Ngoài ra, sau khi ĐKDT, các thí sinh cần liên hệ với điểm tiếp nhận ĐKDT để lấy được tài khoản và mật khẩu để truy cập vào hệ thống và kiểm tra các thông tin cá nhân, thông tin ĐKDT, đăng ký xét tuyển và các thông báo của hệ thống.
Thí sinh tự do dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT có học bạ theo chương trình nào phải đăng ký dự thi theo quy định của chương trình đó. Thí sinh tự do bị mất bản chính học bạ THPT có nguyện vọng được dự thi năm 2018 phải có xác nhận lại bản sao học bạ được cấp, trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc căn cứ vào hồ sơ dự thi của các kỳ thi trước.
Riêng đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp không có học bạ THPT hoặc học bạ GDTX cấp THPT ĐKDT để lấy kết quả xét tuyển vào đại học, xét tuyển vào cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.
Không được thay đổi thông tin sau 20/4
Từ ngày 1/4/2018 đến ngày 20/4/2018, các đơn vị đăng ký dự thi thực hiện thu 2 Phiếu đăng ký dự thi, bản photocopy 2 mặt Chứng minh nhân dân trên 1 mặt giấy A4, hai 4 ảnh 4×6 cm (riêng thí sinh tự do phải nộp thêm 1 phong bì thư đã dán tem ghi rõ họ tên địa chỉ nhận của thí sinh); nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm quản lý thi.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, sau ngày 20/4/2018, thí sinh không được thay đổi điểm thi và các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký. Chậm nhất 25/4/2018 các đơn vị đăng ký dự thi phải hoàn thành việc nhập hồ sơ đăng ký dự thi cho thí sinh. Chậm nhất đến ngày 25/5/2018, các đơn vị đăng ký dự thi hoàn thành việc thu Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT và hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT kèm theo; nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm quản lý thi.
Hiếu Nguyễn (ghi)
Theo giaoducthoidai.vn
Giải bài toán cơ sở vật chất triển khai chương trình, SGK mới
Sở GD&ĐT Phú Thọ đã rà soát nhu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, lên phương án kinh phí cần đầu tư; đồng thời có giải pháp sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có để chuẩn bị triển khai chương trình, SGK mới.
Giờ Chào cờ tại Trường tiểu học Thọ Sơn - 1 trường học có cơ sở vật chất khang trang của Phú Thọ
Khoảng 1.106 phòng học cần xây dựng bổ sung
Theo ông Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ - toàn tỉnh hiện có 8.070 phòng học; trong đó 91,4% phòng học kiên cố (tiểu học 88,1%, THCS 95,3%, THPT 96,1). Tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 1,03; tỷ lệ trung bình phòng học kiên cố/lớp là 0,95 (tiểu học 87,4; THCS 1,02; THPT 98,2).
Tỉnh hiện có 977 phòng học bộ môn. Trong đó, THCS có 840 phòng, tỷ lệ 3,23 phòng/trường; số phòng đáp ứng quy định là 498 phòng, đạt tỷ lệ 59,2%. Cấp THPT có 137 phòng, tương đương tỷ lệ 3,9 phòng/trường (số phòng đáp ứng quy định là 103 phòng, đạt tỷ lệ 75%).
Ông Nguyễn Minh Tường cho biết: Các trường mới được đầu tư đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu một lần từ khi thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2002-2007.
Toàn tỉnh Phú Thọ hiện có 594 cơ sở giáo dục phổ thông công lập, trong đó có 299 trường tiểu học, 260 trường THCS, 35 trường THPT.
Tổng số có 7.763 lớp với 266.220 học sinh phổ thông công lập, trong đó: Tiểu học có 4.462 lớp với 125.720 học sinh; THCS có 2.494 lớp với 78.840 học sinh; THPT có 807 lớp với 31.660 học sinh.
Do nguồn lực khó khăn, hàng năm việc bổ sung thiết bị do hao hụt, hỏng hóc rất hạn chế, dẫn đến tình trạng thiết bị dạy tối thiểu hiện có mới chỉ đáp ứng được khoảng từ 50-60% nhu cầu.
"Hầu hết các trường phổ thông chưa có các thiết bị phòng học bộ môn, thiết bị dạy học tiên tiến, hiện đại. Các trường mầm non mới chỉ có đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp mầm non 5 tuổi (các nhóm lớp dưới 5 tuổi còn thiếu), thiết bị đồ chơi ngoài trời, thiết bị làm quen với tin học chưa được đầu tư.
Toàn tỉnh, số lượng thiết bị phòng học bộ môn mới chỉ đáp ứng được khoảng 45,6% nhu cầu giảng dạy" - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ .
Thông kê chi tiết cả bàn ghế học sinh các cấp, thiết bị ứng dụng CNTT, Sở GD&ĐT Phú Thọ thông tin: Số lượng bàn ghế 2 chỗ đạt khoảng 60% nhu cầu tối thiểu (cấp tiểu học là 65%, cấp THCS là 56%, cấp THPT là 68%). Trung bình tại cấp tiểu học 2,3 trường có 1 phòng máy, THCS 1,3 trường có 1 phòng máy và THPT mỗi trường có 2 phòng máy.
Riêng thiết bị dạy học ngoại ngữ, trung bình tại cấp tiểu học có gần 0,5 bộ/trường, THCS có khoảng 1bộ/trường; THPT có khoảng 1 bộ/trường. Đây chủ yếu là những thiết bị cầm tay, đơn chiếc, phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên, các hệ thống thiết bị dạy ngoại ngữ chuyên dùng còn ít.
Để chuẩn bị triển khai chương trình, SGK mới, Phú Thọ đã lên danh sách lượng phòng học, phòng học bộ môn, thư viện, thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị phòng học bộ môn... cần bổ sung.
Theo đó, cần đầu tư xây dựng bổ sung khoảng 1.106 phòng học (Tiểu học 746 phòng, THCS 330, THPT 30). Cùng đó, để kiên cố hóa các phòng học, đầu tư xây dựng thay thế 880 phòng học bán kiến cố xuống cấp, phòng học tạm, nhờ mượn (tiểu học 744 phòng học, THCS 120 phòng học, THPT 6 phòng học).
Phòng học bộ môn, cấp THCS (với quy mô quy ước 1 trường THCS 16 lớp, cần 6 phòng) cần xây dựng bổ sung khoảng 850 phòng còn thiếu và 125 phòng chưa đáp ứng quy định; cấp THPT (với quy mô quy ước 1 trường THPT 24 lớp, cần 6 phòng) cần xây dựng bổ sung khoảng 112 phòng còn thiếu và 5 phòng chưa đáp ứng quy định.
Ngoài ra, cần bổ sung thêm 417 phòng cho thư viện (Tiểu học 210 phòng; THCS 189 phòng; THPT 18 phòng). Đồng thời, cần bổ sung 5386 bộ thiết bị dạy học tối thiểu (Tiểu học 3648 bộ; THCS 1510 bộ và THPT 228 bộ); bổ sung thêm ít nhất khoảng 600 bộ thiết bị phòng học bộ môn (THCS là 540 bộ, THPT 60 bộ).
Để đáp ứng được nhu cầu giảng dạy tối thiểu, tại cấp tiểu học và THCS, mỗi trường cần ít nhất 1 phòng máy và đối với cấp THPT, mỗi trường cần ít nhất 2 phòng máy. Theo quy định này thì số lượng phòng máy toàn tỉnh còn thiếu là 320 phòng (trong đó, tiểu học thiếu 150 phòng, THCS thiếu 135 phòng, THPT thiếu 35 phòng).
"Chúng tôi ước tính nhu cầu kinh phí cần khoảng 10.828 tỷ đồng. Trong đó, tổng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất là 8.228 tỷ đồng; kinh phí đầu tư thiết bị dạy học: 2.600 tỷ đồng" - ông Nguyễn Minh Tường cho hay.
Nhiều đầu việc đã triển khai
Chuẩn bị cơ sở vật chất để triển khai tốt nhất chương trình SGK giáo dục phổ thông mới, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương đề xuất danh mục và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định để giao vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện kiên cố hóa các phòng học mầm non, tiểu học tại các xã đặc biệt khó khăn.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và từng năm để có cơ sở bố trí nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất cho các trường đảm bảo theo Luật đầu tư công.
Đồng thời, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh hàng năm bố hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh, ngân sách sự nghiệp để bố trí đầu tư cải tạo, sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường học. Ưu tiên bố trí cho các trường thiếu phòng học, phòng bộ môn, trường xây dựng đạt chuẩn quốc gia.
Giai đoạn 2016-2020, Phú Thọ hỗ trợ kinh phí trường xây dựng đạt chuẩn quốc gia: mầm non và tiểu học 300 triệu đồng/trường; THCS là 400 triệu đồng/trường, THPT 600 triệu đồng/trường. Hằng năm, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Tài chính trình UBND, HĐND tỉnh bố trí kinh phí (trên 20 tỷ/năm) để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học để trang bị cho các cơ sở giáo dục, trong đó ưu tiên các trường xây dựng chuẩn quốc gia.
Hàng năm, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện kiểm tra, rà soát hiện trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để xác định nhu cầu sửa chữa, đầu tư xây dựng, bổ sung trang thiết bị nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới;
Cùng với đó, phối hợp với các huyện, thị, thành chỉ đạo việc rà soát lại quy mô, mạng lưới trường lớp để sắp xếp theo lộ trình một cách hợp lý để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có; đồng thời thực hiện qui hoạch, tạo quỹ đất cho những trường có nhu cầu mở rộng do tăng quy mô" - ông Nguyễn Minh Tường
Theo Giaoducthoidai.vn
10 thắc mắc về thi lớp 10 ở Hà Nội Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội đang ngày một đến gần với nhiều điểm mới và dưới đây là giải đáp những thắc mắc mà nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm. 1. Học sinh đạt giải từ cuộc thi cấp thành phố có được cộng điểm khuyến khích? Những trường hợp nào được cộng điểm khuyến khích ở đợt...