Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội tâm tư chuyện trường lớp, giáo viên
Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay địa phương gặp áp lực không nhỏ khi mỗi năm tăng khoảng 60.000 học sinh, kéo theo đó phải xây mới các trường học.
“Mỗi năm phải xây mới 30 trường học, bởi dân số cơ học về Hà Nội rất lớn”.
Ông Trần Thế Cương dẫn chứng, như quận Bắc Từ Liêm, có năm tăng thêm 3 phường, mỗi phường trung bình khoảng 20.000 dân.
“Hiện nay cũng đang gặp phải nghịch lý là Hà Nội đang thiếu khoảng hơn 7.000 giáo viên, thế mà lại phải tinh giản bộ máy. Học sinh và số trường tăng lên, song giáo viên lại phải giảm. Đây cũng là vấn đề rất khó khăn đối với ngành giáo dục đào tạo”.
Tuy nhiên, theo ông Cương, thành phố cũng đã dành một nguồn kinh phí để đầu tư, giao cho các ban dự án để xây dựng các công trình mới, giúp cho ngành giáo dục và đào tạo gỡ khó.
Giám đốc Sở GD-ĐT đánh giá công tác đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng trường học là một trong những thành tựu nổi bật của ngành giáo dục và đào tạo thủ đô trong năm 2021.
Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng
Video đang HOT
Cụ thể, công tác xây dựng trường chất lượng cao và trường chuẩn quốc gia được quan tâm. Hà Nội hiện có 22 trường chất lượng cao, trong đó có 16 trường công lập. Đến tháng 11/2021, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 62,5% (1.730/2.768 trường), trong đó công lập là 76,9% (1.695/2.204 trường).
Năm học mới 2021-2022, khối các trường trực thuộc Sở được thành phố xây mới, thành lập mới là 6 trường học các cấp (trong đó 3 trường công lập và 3 trường tư thục) với tổng mức đầu tư dự kiến là 920 tỷ đồng; cải tạo, sửa chữa 45 trường với tổng kinh phí dự kiến là 166 tỷ đồng. Bên cạnh đó, bố trí khoảng 204 tỷ đồng để mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu cho các trường trực thuộc, trong đó đặc biệt ưu tiên các trường thành lập mới và các trường xây dựng mới chuẩn quốc gia, công nhận lại chuẩn quốc gia trong năm 2022.
Các quận, huyện, thị xã đã xây mới, thành lập mới 45 trường học các cấp học, với tổng mức đầu tư dự kiến là 1.965 tỷ đồng; cải tạo, sửa chữa được 560 trường học các cấp học với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 4.842 tỷ đồng; đã bố trí khoảng 1.260 tỷ đồng để mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu, đặc biệt thiết bị cho lớp 1 và lớp 6; bố trí kinh phí mua sắm bổ sung dự kiến khoảng 706 tỷ đồng từ nguồn kinh phí quận, huyện, thị xã và kinh phí hỗ trợ của thành phố.
Năm học 2021-2022, Hà Nội có 2.835 trường mầm non, phổ thông và 1 trường trung cấp chuyên nghiệp với 2.206.906 học sinh; 138.090 giáo viên; 72.796 phòng học (tăng 51 trường, 6.239 lớp và 67.219 học sinh so với cùng kỳ năm học trước).
Hà Nội mở cửa trường sau Tết Nguyên đán: Phụ huynh, giáo viên nói gì?
Sau Tết Nguyên đán (ngày 8/2) Hà Nội sẽ mở cửa trường đón học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 học trực tiếp, phụ huynh và giáo viên nói gì về quyết định này?
Nhận được thông tin Hà Nội cho phép trường học mở cửa trở lại sau Tết Nguyên đán (từ ngày 8/2), chị Nguyễn Ngọc Linh Chi (42 tuổi) ở Ba Đình, Hà Nội vui mừng ủng hộ phương án trên.
Sẵn sàng cho con đi học
Chị nhận thấy, việc các con ở nhà quá lâu không những ảnh hưởng đến kết quả học tập mà nặng hơn là tâm lý bất ổn. Các con cần đến trường để cuộc sống gia đình trở lại nhịp sống vốn có. Đặc biệt, khi đi học trực tiếp, cô con gái lớp 9 của chị sẽ thêm thời gian học tập, chuẩn bị tốt cho kỳ thi vào lớp 10 cam go.
Mặt khác, chị Linh và chồng cũng chuẩn bị sẵn tâm lý cho trường hợp xấu nhất, nếu không may con mắc COVID-19 thì gia đình sẽ cùng con ở nhà chiến đấu với dịch bệnh. Chị chấp nhận nguy cơ đó bởi con đã tiêm hai mũi vaccine.
Có hai con đang học lớp 8 và lớp 12, anh Lâm Quang Hưng (45 tuổi, ở Hoàn Kiếm) vui mừng trước thông tin sau Tết các con sẽ đi học trực tiếp. Khi năm học mới bắt đầu, hai vợ chồng đã bàn trước các kịch bản, phân công cụ thể nhiệm vụ từng người ở từng giai đoạn. Thậm chí, gia đình còn tính tới tình huống xấu có thể phải học online đến hết năm. Thật may, kịch bản xấu nhất này không thành hiện thực.
Anh Hưng cho rằng, trong thời gian không đến trường, các con vẫn thường được gia đình cho đi chơi, đi siêu thị... nên ở nhà chưa chắc đã an toàn hơn đi học. Mặt khác, bố mẹ vẫn đi làm và có thể mang bệnh về nhà. Do vậy, quyết định mở cửa trường học để thích ứng là hợp lý và được các phụ huynh ủng hộ.
Học sinh ngoại thành Hà Nội học trực tiếp sau thời gian nghỉ dài. (Ảnh minh hoạ: Đ.H)
Đồng quan điểm, anh Trần Bảo Trung (37 tuổi) ở quận Đống Đa, Hà Nội bày tỏ, bên cạnh thành tích học tập, gia đình luôn coi trọng sức khoẻ, tâm lý của con. Ở nhà quá lâu khiến tâm lý trẻ bất ổn, ngại giao tiếp, không hoà đồng và thích ở một mình Nếu kéo dài thêm việc nghỉ học sẽ để lại hệ quả tâm lý khó lường với trẻ.
Anh và vợ nhiều lần tự hỏi "Nếu con nhiễm COVID-19 ở trường sẽ ra sao? khi để con đến trường, nhưng anh vẫn tin vào việc phòng dịch ở trường học. Hơn nữa, các nghiên cứu hiện nay đều cho thấy trẻ bị nhiễm COVID-19 thường nhẹ và nhanh khỏi trong 7 ngày. Đó là lý do anh sẵn sàng để con đến trường, chấp nhận sống chung với dịch bệnh và rủi ro có thể mắc nCoV.
Giáo viên mừng lo xen lẫn
Cô Bùi Lan Hương, giáo viên trường THCS Hai Bà Trưng hào hứng chuẩn bị lì xì cho học sinh trong ngày đầu trở lại trường sau Tết Nguyên đán. Cô ủng hộ phương án Hà Nội mở cửa trường học sau hơn 9 tháng đóng cửa.
"Trường đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lấy ý kiến của phụ huynh về việc cho con đi học trực tiếp sau Tết Nguyên đán. Kết quả, hơn 90% phụ huynh đồng ý, chỉ còn lại một số gia đình chưa đồng ý do lo ngại dịch bệnh căng thẳng", cô Hương nói. Bản thân cô cũng có chút lo lắng khi những ngày gần đầy F0 ở Hà Nội cao. Cô và nhà trường đang cố gắng đưa ra nhiều kịch bản xử lý để hạn chế tối đa sự tụ tập và nguy cơ lây nhiễm khi dạy học trực tiếp.
Hiện một số trường ở Hà Nội đang chuẩn bị diễn tập và lên phương án đón học sinh trở lại trường an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Bà Văn Liên Na, Phó Hiệu trưởng trường THCS - THPT Lương Thế Vinh cho biết, trường sẵn sàng mở cửa sau Tết Nguyên đán. Trường sẽ chia ca để giảm sự tập trung của học sinh, đồng thời khuyến khích phụ huynh tự đưa đón con, hạn chế đi phương tiện đưa đón của nhà trường. Trường làm vậy để đề phòng trường hợp nếu có F0 sẽ dễ khoanh vùng, nhanh chóng dập dịch để bảo vệ học sinh.
Theo cô Tô Thị Hải Yến, Hiệu trưởng trường THCS Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội), dù số ca bệnh tăng nhưng một số địa phương đã bắt đầu cho học sinh trở lại. " Giữ học sinh ở nhà có thể giúp các em an toàn. Nhưng đổi lại, các em phải đối diện với rất nhiều nguy cơ khác như sang chấn tâm lý, bị cản trở hòa hợp với thiên nhiên, cộng đồng, giao tiếp với xã hội và hổng, hụt về mặt kiến thức", cô nói và cho biết, nhà trường luôn trong trạng thái sẵn sàng đón học sinh trở lại.
Không phân biệt trẻ tiêm vaccine hay chưa
Để đảm bảo an toàn cho học sinh quay lại trường sau Tết Nguyên đán, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố đã chỉ đạo Sở GD&ĐT, Sở Y tế tổ chức diễn tập, đưa ra những kịch bản, tình huống khi có F0 tại các lớp, từ đó đưa ra phương án xử lý kịp thời nhất. Chỉ có F0 được cơ quan y tế đưa đi cách ly, còn F1 sẽ được cách ly tại nhà theo phương án chuẩn hiện nay.
Trước lo ngại của nhiều phụ huynh về việc học sinh chưa tiêm bị phân biệt đối xử khi đi học trực tiếp, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, sẽ không có sự phân biệt đối xử và đi học trực tiếp hay trực tuyến là tuỳ thuộc vào sự tự nguyện của phụ huynh học sinh. Các trường luôn đảm bảo học trực tiếp và trực tuyến.
Giám đốc Sở GD&ĐT cũng nhắn nhủ tới phụ huynh và học sinh: "Với cương vị là Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, chúng tôi rất muốn học sinh quay trở lại học trực tiếp. Chỉ có học trực tiếp thì khả năng truyền đạt và tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh là tốt nhất. Tôi mong rằng các em cùng thực hiện tốt khuyến cáo 5K. Mọi người hãy tin tưởng các ngành, các cấp luôn quan tâm tới học sinh, cố gắng dành những thứ tốt đẹp nhất cho các em".
Lịch đi học lại sau Tết Nguyên đán của học sinh cả nước: Thêm nhiều địa phương ấn định ngày đón học sinh đi học trực tiếp Dự kiến sau Tết Nguyên đán 2022, nhiều địa phương sẽ đón học sinh trở lại học trực tiếp và mở rộng dần đối tượng. Tại Hà Nội vào sáng nay 19/1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, qua lấy ý kiến của phụ huynh, tỷ lệ đồng thuận cho học sinh đã được tiêm mũi 2...