Giám đốc ở Hà Nội hầu tòa vì xưởng sản xuất cháy, 8 người chết
Sau vụ hỏa hoạn tang thương ở Hà Nội làm 8 người thiệt mạng (trong đó có 2 cháu bé), giám đốc một công ty phải hầu tòa.
Hôm nay (10/8), TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Vũ Khánh Sơn (SN 1979, ở Thanh Trì, cựu Giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại công nghệ môi trường 79) ra xét xử Tội Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.
Tháng 2/2011, ông Sơn thành lập Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Công nghệ môi trường 79 (Công ty 79) và giữ chức Chủ tịch HĐQT.
Khu nhà xưởng xảy ra vụ hỏa hoạn khiến 8 người tử vong sáng 12/4
Năm 2016, bị cáo mua khu xưởng đã được xây dựng sẵn bằng khung thép, mái tôn (diện tích khoảng 180m2) ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm để làm nơi sản xuất thùng nhựa đựng rác thải.
Sau khi mua khu xưởng, bị cáo sửa lại, thuê anh Bùi Văn Hạ (SN 1970, ở quận Thanh Xuân) lắp đặt hệ thống điện trong nhà xưởng.
Xưởng sản xuất thường xuyên có 2-6 công nhân làm việc và ăn ở tại chỗ.
Khoảng 2h ngày 12/4/2019, bên trong khu xưởng bị chập mạch điện trên đường dây dẫn điện tại cột chống gác xép số 2 (cột chống giữa nhà), khiến xảy ra đám cháy.
Hỏa hoạn còn lan sang 5 nhà xưởng sản xuất xung quanh.
Khi xảy ra vụ cháy, có các công nhân đang ở trong xưởng gồm: Trần Ngọc Hiến (SN 1992), Trần Thị Lan (SN 1990), Lương Quốc Việt (SN 1986), Nguyễn Anh Tuấn (SN 1985), Lương Quốc Dân (SN 1984), Trần Văn Hải (SN 1994), Lê Văn Hải (SN 2001), cùng 2 con của anh Việt và chị Lan là cháu Lương Công Minh (SN 2013) và Lương Mạnh Tuấn (SN 2018).
Video đang HOT
Trong số 9 người trên, có 8 người thiệt mạng do bị ngộ độc khí CO. Riêng anh Hiến bị bỏng nhẹ và chạy thoát.
Vụ hỏa hoạn còn gây thiệt hại hàng hóa, máy móc nhà xưởng của ông Sơn và các nhà xưởng xung quanh, với tổng thiệt hại hơn 1,4 tỷ đồng.
Cáo buộc cho rằng, ông Sơn làm giám đốc nhưng không thực hiện trách nhiệm về PCCC.
Bị cáo không tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức về PCCC trong cơ sở, không ban hành nội quy và biện pháp về PCCC, cũng không tổ chức thực hiện việc chấp hành các quy định về PCCC.
Khi xảy ra cháy không có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
Bị cáo cho công nhân ngủ tại kho xưởng sản xuất, nhưng phòng ngủ không được ngăn cách với gian phòng thuộc nhóm nguy cơ cháy nổ khác bằng các bộ phận ngăn cháy hay kết cấu ngăn cách với giới hạn chịu lửa theo quy định…
Vì vậy, Giám đốc Công ty 79 bị truy tố Tội Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.
Tuy nhiên phiên tòa hôm nay đã phải hoãn, dời sang một ngày khác, do bị cáo và luật sư xin hoãn tòa.
Lý do vì bị cáo mới mời luật sư, người bào chữa chưa có đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ.
Ông Trầm Bê chuẩn bị hầu tòa
Bị cáo buộc cho vay trái luật, gây thiệt hại hơn 505 tỷ đồng, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam Trầm Bê và nhiều người phải hầu tòa từ ngày 23-28/7.
Ông Trầm Bê và Phan Huy Khang (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Nam, đã sáp nhập vào Sacombank) cùng 9 người khác bị TAND TP.HCM đưa ra xét xử về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" theo Khoản 3 Điều 179 Bộ luật Hình sự năm 1999, khung hình phạt 10-20 năm tù.
Ông Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam chuẩn bị hầu tòa. (Ảnh: Thành Nguyễn)
Trước đó, cơ quan tố tụng xác định hành vi của ông Trầm Bê và cấp dưới phạm tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" theo Khoản 4 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt từ 12-20 năm tù, nhưng sau đó VKS chuyển tội danh, áp dụng các quy định có lợi cho bị cáo theo Nghị quyết của Quốc hội.
Có vai trò chủ mưu cầm đầu trong vụ án, Dương Thanh Cường (nguyên Tổng Giám đốc Công ty CPXD TM Bình Phát) bị truy tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Gần 20 luật sư sẽ bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền lợi ích cho bị hại trong vụ án.
Phiên tòa do Thẩm phán Nguyễn Thị Hà (Phó Chánh toà Hình sự) làm chủ toạ. HĐXX còn có Thẩm phán Trần Minh Châu và 3 hội thẩm nhân dân. Ba kiểm sát viên đại diện Viện KSND TP.HCM tham gia phiên toà gồm: bà Đoàn Thị Xuân Mai, ông Trương Bảo Ngọc và ông Võ Đức Trí.
Hiện, ông Trần Bê đang thi hành bản án 4 năm tù trong "đại án Phạm Công Danh".
Theo cáo trạng, năm 2007, Dương Thanh Cường lấy danh nghĩa Công ty Thanh Phát (công ty khác của bị cáo) mua 10,5ha đất (gồm 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - QSDĐ) của các hộ dân ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Có ý định thực hiện dự án cao ốc căn hộ và biệt thự vườn Thanh Phát nhưng không có khả năng tài chính, Cường thế chấp khu đất này cho Agribank chi nhánh 6 để vay 628 tỷ đồng.
Đến tháng 4/2008, Cường mang bản photo khu đất này đến gặp Trầm Bê đề nghị vay tiền, được chấp thuận với điều kiện có đủ hồ sơ, tài sản thế chấp. Lấy lý do cần làm thủ tục sang tên khu đất cho công ty của mình nên Cường làm đơn gửi Agribank xin mượn lại 23 sổ đỏ rồi mang đến Ngân hàng Phương Nam làm thủ tục vay.
Sau khi được cán bộ Sở giao dịch Ngân hàng Phương Nam thẩm định, ngày 12/4/2008, Hội đồng tín dụng gồm Phan Huy Khang (Chủ tịch), Phan Thị Hồng Vân và Trầm Viết Trung (ủy viên) ký duyệt cho công ty của Cường vay 190 tỷ nhưng chỉ giải ngân 130 tỷ. Khi tài sản thế chấp hoàn tất thủ tục công chứng sang tên Công ty Thanh Phát mới giải ngân số còn lại.
Cơ quan điều tra xác định, ông Trầm Bê không theo đề nghị của Hội đồng tín dụng mà cùng ngày đã ký duyệt, giao Sở giao dịch giải ngân 130 tỷ đồng trước khi công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.
Một tháng sau, Cường tiếp tục đến gặp Trầm Bê xin vay thêm 130 tỷ đồng và 5.000 lượng vàng. Sau khi được Hội đồng tín dụng (không có Trầm Viết Trung) duyệt, Ngân hàng Phương Nam giải ngân cho Cường hơn 57 tỷ đồng và 9.000 lượng vàng (tương đương 221 tỷ đồng) trong thời hạn một năm. Cường dùng hơn 131 tỷ đồng để tất toán khoản vay trước và 32 tỷ tiền lãi, còn lại hơn 57 tỷ sử dụng cá nhân.
Đến hạn, Cường không có tiền trả nợ khoản vay lần hai nên đề nghị Trầm Bê cho vay tiếp để đảo nợ. Ông Trầm Bê chỉ đạo cấp dưới duyệt giải ngân cho công ty của Cường vay 80 tỷ đồng và 9.000 lượng vàng.
Đến đầu năm 2010, Cường gán toàn bộ 23 bất động sản ở Bình Chánh cho Ngân hàng Phương Nam để thanh lý tổng cộng 331 tỷ đồng gốc và lãi các khoản nợ.
Hồi cuối năm 2018, ông Trầm Bê cùng một số cán bộ ngân hàng liên quan bị khởi tố. Bộ Công an nhiều lần kết luận, không xử lý hình sự ông Trầm Viết Trung với lý do "khoản vay của Cường do ông này ký đã được tất toán, không có cơ sở xác định thiệt hại".
Làm việc với cơ quan điều tra, Trầm Viết Trung cho biết, vì áp lực và bất đồng quan điểm với cấp trên nên đã xin nghỉ việc sau khi duyệt hợp đồng tín dụng lần một. Tuy nhiên, Viện KSND tối cao hoàn trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung xem xét trách nhiệm của ông. Hồi tháng 2, cơ quan điều tra khởi tố bổ sung bị can Trầm Viết Trung.
Theo VKS, hành vi của Trầm Bê, Trầm Viết Trung và các đồng phạm ký duyệt hồ sơ giải ngân cho công ty của Cường vay trước khi công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm, trong khi hồ sơ của doanh nghiệp không đủ điều kiện đã vi phạm quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước, gây thiệt hại cho Ngân hàng Phương Nam tính đến thời điểm hiện nay là hơn 505 tỷ đồng.
Ông Trầm Bê thừa nhận khi làm việc với cơ quan điều tra mới biết hành vi của mình là sai phạm. Ông không biết các tài sản này đã được Cường thế chấp cho ngân hàng khác. Lúc cho vay chỉ nghĩ khách hàng có tài sản đủ đảm bảo cho khoản vay, nên ông đã ký duyệt dù 23 giấy chứng nhận QSDĐ vẫn là đất nông nghiệp, chưa công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm...
Ông cũng thừa nhận việc cho công ty của Cường vay không đúng quy định, chủ yếu do mình cùng Phan Huy Khang (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Nam) và Nguyễn Thị Xuân Trang bàn bạc và quyết định. Các nhân viên khác chỉ làm theo chỉ đạo.
Vụ bị cáo chạy trốn lúc đưa ra xét xử, dùng dao chống trả ở Hà Nội: Nhân chứng tiết lộ gì? Liên quan đến vụ bị cáo chạy trốn lúc đưa ra xét xử, dùng dao chống trả ở Hà Nội, nhân chứng cho biết, trong lúc bị truy đuổi, đối tượng đã leo lên xe máy của ai đó rồi phóng đi mất. Hiện Công an quận Hà Đông (Hà Nội) vẫn đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ, tích cực...