Giám đốc Grab Việt Nam: Super app không thể cạnh tranh bằng “đốt tiền”
“Vũ khí cạnh tranh tối thượng và mãi mãi không bao giờ lạc hậu là CHẤT LƯỢNG”, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam Nguyễn Thái Hải Vân nhìn nhận.
Sau giai đoạn nhà nhà làm app, mọi người nói nhiều hơn tới super app – siêu ứng dụng, với những cái tên sáng giá có thể kể đến ở Việt Nam là Grab, MoMo, Zalo, Gojek…
Super app chỉ là một trend nhất thời hay là một xu hướng tất yếu? Cạnh tranh giữa các super app có còn yếu tố “đốt tiền” như cuộc đua trong mảng đặt xe hay thanh toán điện tử? Chị Nguyễn Thái Hải Vân – Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam – đã dành thời gian chia sẻ với chúng tôi xung quanh câu chuyện super app nhìn từ chính chiếc điện thoại của vị lãnh đạo cao nhất Grab Việt Nam.
* Đ iện thoại của chị có bao nhiêu app?
- Trước đây điện thoại của tôi có rất nhiều app. Khoảng 3 năm gần đây, số app trên điện thoại xuống dưới 10, vì có một số app có thể phục vụ nhiều dịch vụ hàng ngày.
* Việc có rất nhiều app trên mỗi điện thoại có phải nguyên nhân dẫn tới xu hướng super app như hiện nay?
- Tôi nghĩ nhận định đó chưa phải toàn bộ vấn đề. Càng ngày mọi người càng mong muốn có những giải pháp thuận tiện hơn cho những nhu cầu rất cơ bản thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Và để giải quyết được nhiều vấn đề thiết yếu hàng ngày trên cùng một app thì không chỉ đơn giản là bạn gom tất cả 10 dịch vụ vào làm một, mà app đó phải hiểu rất rõ hành vi tiêu dùng cũng như nhu cầu, thói quen của một khách hàng.
Tôi nghĩ xu hướng dẫn đến super app đến từ việc một dịch vụ, sau khi tìm hiểu rõ hành vi tiêu dùng hàng ngày của khách hàng, sẽ có cơ sở để có thể phục vụ tốt hơn, rộng hơn. Và một khi bạn hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình nhiều hơn, định hướng super app sẽ là tất yếu.
* Gần đây, cụm từ “super app” được r ất nhiều bên nhắc tới. Chị nhìn nhận những trường hợp này xuất phát từ xu hướng tất yếu như chị đề cập ở trên, hay có trường hợp chỉ là chạy theo trend ?
- Cũng có những super app bắt đầu từ việc phục vụ một lĩnh vực nhất định như đặt xe, thanh toán, chat, media…, sau khi hiểu rõ hơn đối tượng người dùng thì cung cấp nhiều dịch vụ thực chất hơn, phục vụ nhu cầu rộng hơn ban đầu, để biến đổi mình thành một super app.
Bên cạnh đó, cũng có những ứng dụng, một cách rất cơ học, gom nhiều dịch vụ vào trong cùng một app để gọi là super app, mà không đi vào thực chất.
Tôi nghĩ người trả lời tốt nhất việc định danh một app là super app hay không chính là người tiêu dùng.
* Grab bây giờ là một super app đúng nghĩa?
- Chặng đường Grab đang đi còn rất dài để trở thành một super app được mọi người tiêu dùng tín nhiệm. Grab đã chọn một bước khởi đầu rất thông minh, chạm vào lĩnh vực đặt xe, phục vụ nhu cầu đi lại. Đây là lĩnh vực thiết yếu hàng ngày, tần suất để dùng app rất thường xuyên. Hầu hết người dùng Grab một ngày mở app ra ít nhất 2 lần: Đi làm buổi sáng và chiều về nhà.
Cho nên, sau một thời gian hoạt động với dịch vụ đầu tiên là đặt xe công nghệ, Grab đã có được một nhóm đối tượng khách hàng chất lượng rất cao – mức độ gắn kết với app lớn, thời gian sử dụng và mở app rất thường xuyên.
Điều này tạo cho Grab cơ hội hiểu được sở thích, thói quen tiêu dùng, cũng như nhu cầu của khách hàng, từ đó chúng tôi tiếp tục đưa công nghệ vào để phục vụ nhu cầu tiếp theo bên cạnh nhu cầu đi lại. Đó là nhu cầu ăn uống, vốn lớn hơn nhu cầu đi lại rất nhiều.
Từ khi bắt đầu đi vào phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày, mức độ hiểu thị trường và hiểu người tiêu dùng lại tăng thêm vượt bậc để chúng tôi tiếp tục phục vụ với mảng thanh toán thông qua hợp tác với Moca, sau đó là mảng đi chợ hộ. Và chắc chắn chúng tôi sẽ không dừng lại ở đây.
Video đang HOT
* Các siêu ứng dụng sẽ cạnh tranh bằng yếu tố gì khi đã hình thành một hệ sinh? Câu chuyện chúng ta hay nói đến nhiều nhất trong lĩnh vực đặt xe là ” đốt tiền ” , yếu tố cạnh tranh bằng tiền có tiếp diễn khi các bên theo đuổi mô hình siêu ứng dụng?
- Từ kinh nghiệm và quan điểm của Grab, tôi cho rằng có 2 yếu tố cạnh tranh:
Thứ nhất , vũ khí cạnh tranh tối thượng và mãi mãi không bao giờ lạc hậu là CHẤT LƯỢNG. “Chất lượng” ở đây đến từ nhiều góc cạnh.
Về sản phẩm công nghệ, những thứ mình đầu tư vào có luôn luôn là tốt nhất trên thị trường hay không? Có bắt kịp với những nhu cầu mà ngày nào cũng thay đổi của khách hàng hay không? Có tạo điều kiện cho các đối tác tham gia nền tảng một cách dễ dàng hay không? Có giúp doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chuyển đổi số hay không?…
Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng tới chất lượng là những yếu tố “mềm”, đó là trải nghiệm mình mang lại cho khách hàng trên nền tảng. Bạn đặt xe và gặp những anh tài xế rất dễ thương. Đó là những trải nghiệm chất lượng dịch vụ mà không có tiền nào mua được.
Hay bạn gọi một món ăn ở nhà hàng, nhà hàng đang rất bận. Anh đối tác tài xế đến cửa hàng phải chờ, nhưng nếu chị chủ hàng mềm mỏng, dễ chịu với anh tài xế thì khi anh ấy giao phần ăn đó đến cho bạn, anh ấy cũng sẽ vui vẻ. Tất cả “yếu tố mềm” trong dịch vụ là một khía cạnh khác của chất lượng.
Yếu tố cạnh tranh đầu tiên này không nằm ở vấn đề tiền, mà nằm ở tầm quản lý cũng như tư duy của một doanh nghiệp. Họ quyết định đầu tư đến mức nào cho dịch vụ của mình, có kiên cường và kiên trì với quyết định này hay không.
Yếu tố thứ 2 khi đề cập đến vấn đề cạnh tranh, cũng là vấn đề mà mới đây tôi có chia sẻ với rất nhiều bạn startup. Một nhóm bạn trẻ muốn lập ra một startup thì các bạn phải trả lời 2 câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất.
1 – Bạn đang tìm cách giải quyết vấn đề gì trong cuộc sống hàng ngày. Và bạn dùng công nghệ để giải quyết nó như thế nào? Nếu bạn có câu trả lời rất mạch lạc, hợp lý thì tức là bạn đã có ý tưởng kinh doanh tốt. Nhưng đó chỉ là câu hỏi số 1.
2 – Đến khi nào (có thể là thời gian, có thể là quy mô kinh doanh) startup của bạn sẽ có lợi nhuận? Đây là câu hỏi sống còn thứ 2.
Lỗi lớn nhất và thường xuyên gặp nhất của các startup giai đoạn đầu là không trả lời câu hỏi thứ 2 đủ sớm. Đợi đến lúc lâm vào tình huống bắt buộc trả lời câu hỏi số 2 rồi mới suy nghĩ thì nhiều khi quá muộn rồi.
Đại dịch Covid-19 đã đẩy tất cả doanh nghiệp vào tình huống mà với câu hỏi số 2 này, ai càng có câu trả lời sớm, ai càng đưa mô hình kinh doanh của mình đến được mốc thời gian có lợi nhuận càng ngắn thì sẽ càng kiên cường hơn với những khó khăn hiện tại của thị trường, nay vốn rất khó khăn và khó đoán. Bây giờ không phải là câu chuyện “đốt tiền” nữa. Trước đây startup có thể nghĩ là phải tăng trưởng bằng mọi giá, giờ các bạn phải chuyển sang tư duy tăng trưởng bền vững thì mới tồn tại được.
* Từ trào lưu app tiến lên super app, liệu có tạo nên các liên minh giữa các app hoặc các thương vụ M&A , theo chị ?
- M&A là một cách để các app cùng nhau hợp lại tạo thành một super app. Với Grab, chúng tôi chọn con đường hợp tác. Bởi nó tự nhiên và lâu dài hơn rất nhiều.
Nền tảng của Grab cũng được xây rất mở để khi có một đối tác gặp được với Grab về Tầm nhìn lâu dài và Tập khách hàng phù hợp với nhau, bổ trợ cho nhau, cả hai có thể cùng hợp tác để phục vụ cho người tiêu dùng tốt hơn.
Đó cũng là cách Grab có khả năng tạo thêm cơ hội cho các startup ở Việt Nam. Nếu có ý tưởng phù hợp với người tiêu dùng trên app Grab, startup sẽ có cơ hội tiếp cận với nền tảng khách hàng hiện tại của Grab để đẩy nhanh sự phát triển của ý tưởng kinh doanh của các bạn. Đó là lý do tại sao chúng tôi tổ chức chương trình Grab Ventures Ignite ở Việt Nam. Ngoài việc thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam, Grab Ventures Ignite còn cung cấp thêm cơ hội hợp tác kinh doanh cho các doanh nghiệp, startup có ý tưởng phù hợp với tập người dùng của Grab.
* Sau các câu chuyện hợp tác, liên minh đó, thì ý nghĩa tồn tại của các app lẻ ở đâu? Ví như giờ mở Shopee có thể đặt đồ ăn trên Now và thanh toán Airpay, mở Grab có Moca, vậy vì sao tôi còn cần truy cập vào những app đơn lẻ như Moca hay Now?
- Đó là câu hỏi mà các bạn app lẻ phải trả lời cho chính doanh nghiệp của mình. Bởi khi các bạn bắt tay vào hợp tác với những app khác để tạo nên ứng dụng đa dịch vụ thì các bạn phải nhìn thấy toàn bộ chiến lược cho app của mình là gì, và việc hợp tác này có ý nghĩa như thế nào đối với chiến lược lâu dài của doanh nghiệp.
Tôi không trả lời được cho các bạn khác trên thị trường, nhưng đối với Moca, đây là một đối tác chiến lược cực kỳ quan trọng và rất lâu dài với Grab. Hợp tác với Grab là một bước rất ban đầu để Moca có thể phát triển hệ sinh thái thanh toán và mở rộng tập khách hàng của mình. Nhưng tầm nhìn cũng chiến lược lâu dài của Moca không dừng lại ở mảng thanh toán, họ sẽ mở rộng hợp tác với nhiều đối tác khác để hướng đến mục tiêu cung cấp tài chính toàn diện cho người dùng.
* Tương lai của các siêu ứng dụng trong 3 - 5 năm tới sẽ ra sao?
Tôi nghĩ ở Việt Nam, sau đi lại, ăn uống, thanh toán, thì sự quan tâm cũng như tiềm năng đầu tư rất lớn của người Việt là Y tế và Giáo dục. Bản thân tôi rất thích thú với những lĩnh vực này. Sau 2 ngày tham gia các diễn đàn về khởi nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, tôi nhận thấy có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, sáng tạo rất mạnh ở hai lĩnh vực EduTech (Công nghệ Giáo dục) và MedTech (Công nghệ Y tế).
Một điểm rất hay của EduTech là người Việt rất hiếu học. Tất cả bậc phụ huynh ở Việt Nam đều coi trọng việc đầu tư vào giáo dục cho con cái, nhưng hiện tại giáo dục của chúng ta vẫn đang dễ tiếp cận với những người sống ở các thành phố lớn. Nếu người dân ở xa trung tâm hoặc ở vùng sâu, vùng xa thì khả năng tiếp cận với giáo dục sẽ bị hạn chế.
Rất nhiều gia đình vì cơ hội học hành cho con mà chuyển đến các thành phố lớn. Công nghệ sẽ giải quyết được vấn đề này. Sẽ đến lúc không phải vì con muốn học tiếng Anh tốt mà cả gia đình phải rời nơi đang sống để vào TPHCM hay Hà Nội vì tương lai của con em nữa. Tôi rất mong đến ngày đó.
Còn về MedTech, hiện tại chúng ta nghĩ đến bệnh viện, phòng khám thường là những lúc bệnh tật, tức khi vấn đề đã phát sinh. Đây là trị bệnh chứ không phải là chăm sóc sức khỏe. Khi có sự bùng nổ và hỗ trợ của MedTech, việc chăm sóc sức khỏe sẽ hoàn toàn thay đổi: Không phải chỉ khi có bệnh mới nghĩ đến bác sĩ mà sẽ là xây dựng sức khỏe, đầu tư sức khỏe hàng ngày. Chúng ta sẽ có cơ hội tiếp cận với tư vấn về dinh dưỡng, tình trạng bệnh, tư vấn về trải nghiệm… để xây dựng sức khỏe chứ không phải là đối phó với bệnh tật.
* Vậy theo chị, s uper app liệu có phải hướng đi phù hợp cho các startup?
- Không nhất thiết.
Các bạn startup cứ quay lại trả lời 2 câu hỏi sống còn đề cập phía trên. Mình đang sử dụng công nghệ để giải quyết vấn đề gì trong cuộc sống và mình giải quyết tốt hơn các giải pháp hiện tại ở điểm gì? Và ý tưởng của mình khi triển khai thì sẽ sinh ra lợi nhuận như thế nào?
Nếu giải quyết tốt 2 câu hỏi trên và bạn thấy giải pháp của bạn có thể giải quyết nhiều vấn đề hơn nữa, thì super app có thể là một hướng đi.
Liệu thương vụ sáp nhập Gojek Grab có đáng lo ngại?
Thương vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek vẫn đang trong quá trình cân nhắc. Đã xuất hiện những quan ngại về tác động đến người dùng và tài xế từ thương vụ này.
Hồi đầu tháng 12, "ông lớn" gọi xe công nghệ Grab tuyên bố sẽ mua lại Gojek. Công ty với kỷ lục tăng trưởng mạnh mẽ cùng mức định giá thị trường lên tới 15 tỷ USD này đã gọi vốn thành công vào năm ngoái nhằm tạo bước đệm cho thương vụ thâu tóm lớn. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là người sử dụng dịch vụ và tài xế liệu có "chịu thiệt" sau khi thương vụ này hoàn tất.
Bởi thực tế, ký ức về thương vụ mua lại giữa Grab và toàn bộ Uber Đông Nam Á vào 2 năm trước vẫn còn nguyên vẹn. Cả Grab và Uber đều phải chịu các khoản phạt lớn từ Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Singapore (CCCS) cùng cơ quan quản lý Philippines. Khách hàng của Grab theo đó phải trả phí nhiều hơn, tài xế của hãng cũng phải chịu các điều khoản "ngặt nghèo".
ĐỘNG LỰC LỚN CHO CẢ GRAB VÀ GOJEK
Thương vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek vẫn đang trong quá trình cân nhắc.
Hồi đầu tháng 12, "ông lớn" gọi xe công nghệ Grab tuyên bố sẽ mua lại Gojek
Grab có vị thế vững chắc trong thị trường đặt xe và giao đồ ăn, đặc biệt là ở Singapore. Gojek cũng sở hữu nhiều thế mạnh tại thị trường Indonesia với mức định giá khoảng 10 tỷ USD. Cả hai đều đã cạnh tranh gay gắt với các đối thủ tiềm năng để giành được miếng bánh thị phần.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư lớn, trong đó có Softbank, lại đang hậu thuẫn cho Grab, thúc đẩy Grab và Gojek rời bỏ cuộc chiến thị phần để theo đuổi mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận.
Sau khi huy động được khoản vốn lớn chỉ trong vài năm, các công ty cũng cần chuẩn bị cho kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán. Grab dự kiến sẽ trả cho Uber 2,26 tỷ USD (3 tỷ đô la Singapore) nếu đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 3/2023 của công ty này thất bại.
SỰ QUAN TÂM TỪ PHÍA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
Một số cơ quan giám sát cạnh tranh, chẳng hạn như CCCS, có thể sẽ phản đối thương vụ sáp nhập này vì lo ngại rằng các tài xế và người sử dụng dịch vụ gọi xe sẽ chịu thiệt thòi.
Grab và Uber đều phải chịu các khoản phạt lớn từ Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Singapore (CCCS) sau khi sáp nhập
Dịch vụ gọi xe đã phát triển mạnh mẽ kể từ năm 2019, sau khi một đạo luật về chống độc quyền và minh bạch hoá giá phí được thông qua. Luật pháp Indonesia quy định, cơ quan cạnh tranh KPPU phải được báo cáo về mọi thương vụ sáp nhập trong vòng 30 ngày. Đặc quyền này không cho phép KPPU ngăn cản quá trình sáp nhập của Grab. Vì vậy, mặc dù đối mặt với sự phản đối từ cơ quan chống độc quyền Singapore, sự kết hợp giữa Grab-Gojek khó có thể bị cản trở về mặt pháp lý tại Indonesia - thị trường quan trọng của Gojek.
Nhiều ý kiến cho rằng thị trường vẫn sẽ tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh giữa hai thương hiệu, ngay cả khi sáp nhập hoàn tất, bởi một công ty có thể là kẻ thống trị tại quốc gia này, nhưng lại mang thế yếu tại quốc gia khác.
Trong khi Grab chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực đặt xe và giao đồ ăn tại Singapore, Gojek lại có thị phần nhỏ hơn nhiều. Ngay cả khi việc sáp nhập xảy ra, người tiêu dùng vẫn có nhiều sự lựa chọn trong dịch vụ giao nhanh, ví dụ như ứng dụng foodpanda, deliveryroo hay Ryde.
Tác động của thương vụ sáp nhập đối với các tài xế hiện vẫn là dấu hỏi
Bên cạnh việc đảm bảo thương vụ sáp nhập sẽ không ảnh hưởng đến lợi ích người dùng, các nhà đầu tư của Grab và Gojek phải thống nhất các điều khoản sáp nhập. Điều này sẽ gây ra một số tranh cãi, vì hầu hết cổ phần của hai công ty này đều có xu hướng bị định giá quá cao. Tuy nhiên, thoả thuận giữa Grab và Gojek đang dần đi vào ngõ cụt khi phía Grab đã đưa ra yêu cầu rằng nhà sáng lập Anthony Tan sẽ là "CEO trọn đời" của công ty sau sáp nhập.
Mặc dù cả Grab và Gojek đều khởi đầu là các công ty cung cấp dịch vụ gọi xe, nhưng trong tương lai, dịch vụ thanh toán kỹ thuật số và giao đồ ăn có thể sẽ được 2 công ty này ưu tiên.
Thị trường gọi xe đang dần trở nên kém hấp dẫn, đặc biệt là ở Singapore, khi đại dịch COVID-19 khiến mọi người có xu hướng làm việc từ xa thay vì đến công ty. Khi đó, người tiêu dùng sẽ đóng một vai trò quan trọng quyết định khả năng tăng giá trên thị trường gọi xe.
Nhà sáng lập Anthony Tan của Grab
Trong khi đó, tác động của thương vụ này đối với các tài xế hiện vẫn là dấu hỏi. Điều khoản mà các tài xế phải tuân thủ đã thay đổi đáng kể khi các công ty dịch vụ gọi xe tích cực đăng tuyển số lượng lớn tài xế. Việc dịch COVID-19 tấn công Singapore cũng có sức ảnh hướng không hề nhỏ.
Triển vọng tăng trưởng trong hoạt động thanh toán của Grab đang trỗi dậy mạnh mẽ. Để xây dựng vị thế trong lĩnh vực kinh doanh mới, Grab đã xin giấy phép điều hành một ngân hàng số hợp tác cùng Dịch vụ Điện thoại di động Singtel tại Singapore. Sau khi sáp nhập, Grab sẽ được hưởng lợi lớn, thậm chí có thể trở thành kỳ lân đầu tiên của quốc đảo sư tử.
Mới đây nhất, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết Gojek đang trong quá trình đàm phán với công ty dẫn đầu thị trường thương mại điện tử PT Tokopedia về khả năng sáp nhập. Công ty mới ra đời từ sự kết hợp này sẽ sớm IPO tại Mỹ và Indonesia. Vụ M&A này được kỳ vọng sẽ tạo ra 1 gã khổng lồ công nghệ tại Indonesia với tổng giá trị đạt hơn 18 tỷ USD.
Đàm phán với Grab rơi vào bế tắc, Gojek sắp sáp nhập với Tokopedia? Bế tắc trong quá trình đàm phán, Grab và Gojek không thể về chung 1 nhà. Theo thông tin từ tờ Bloomberg, gã khổng lồ gọi xe và thanh toán Gojek đang trong quá trình thảo luận về việc sáp nhập với hãng thương mại điện tử trong nước là Tokopedia. Đây được cho là động thái tiền đề chuẩn bị cho việc...