Giám đốc điều hành Facebook nói chuyện trực tuyến cùng sinh viên Việt Nam
Sáng 5-3, sinh viên ĐH Fulbright Việt Nam có dịp trò chuyện trực tuyến cùng Sheryl Sandberg, người phụ nữ quyền lực trong bộ máy của Facebook. Sandberg gửi đến các bạn trẻ nhiều lời khuyên để thích ứng với một tương lai dự báo nhiều biến động.
Sinh viên ĐH Fulbright Việt Nam trò chuyện cùng bà Sheryl Sandberg sáng 5-3 – Ảnh: TRỌNG NHÂN
Từng nhiều năm học tập ở ĐH Harvard, Sandberg chia sẻ mình rất thích tư duy giảng dạy của triết lý giáo dục khai phóng. Ở đó, bà học được cách suy nghĩ đa chiều. Theo Sandberg, rèn luyện cách nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ sẽ giúp sinh viên sau tốt nghiệp có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề cả trong công việc và cuộc sống.
Chẳng hạn, những thách thức phát sinh trong những năm làm ở Facebook được Sandberg xem xét qua nhiều lăng kính khác nhau, từ đó một vấn đề được cân nhắc cẩn trọng, thấu đáo. Ngay trong những giai đoạn khó khăn nhất, nếu đã quen với tư duy đa chiều, bạn có thể nhìn ra những hướng đi tích cực và có lợi nhất cho mình và công ty.
Trả lời câu hỏi của sinh viên về hành trang giới trẻ cần sở hữu trong thời đại mới, Sandberg cho rằng trước hết nên có kỹ năng viết. Thời đi học, bà chưa ý thức được ý nghĩa của khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết. Việc đạt được điểm 7 trong các bài kiểm tra viết cũng là thử thách với bà.
Tuy nhiên, càng làm việc, Sandberg càng thấy kỹ năng viết vô cùng quan trọng để truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng, rành mạch. Bà tự luyện tập cách viết ngắn gọn, cô đọng, phù hợp với từng người nhận như đối tác hay đồng nghiệp… Mở rộng ra là kỹ năng giao tiếp, cũng cần được rèn giũa sao cho gọn ghẽ nhưng hiệu quả.
Sheryl Sandberg – Ảnh: FACEBOOK
Một hành trang thiết yếu khác là khả năng quan sát kèm theo tấm lòng rộng mở để biết thông cảm và giúp đỡ với mọi người. Theo Sandberg, điều này sẽ giúp bạn trẻ đạt được cảm tình của nhiều người không chỉ với công việc mà còn trong đời sống. Khi lên những cấp quản lý cao hơn, nếu biết cách giúp đỡ, san sẻ sẽ giúp bạn thành công hơn.
Sandberg tiết lộ một trong những lý do bà chuyển từ Google sang Facebook cũng vì một phần muốn làm việc cho một dự án muốn giúp mọi người giao tiếp với nhau dễ dàng hơn trên môi trường trực tuyến. Bà nhắc nhở sinh viên nên giữ tâm thế sẵn sàng đương đầu và ứng biến với những thay đổi trong cuộc sống. Muốn thế, sinh viên cần rèn khả năng tự học, tự phát triển và học tập suốt đời.
Sheryl Sandberg và Mark Zuckerberg – Ảnh: GETTY IMAGES
Bà Sheryl Sandberg sinh năm 1969, tại Washington, D.C, hiện là giám đốc điều hành (COO) của “gã khổng lồ” Facebook.
Video đang HOT
Năm 2007, CEO Mark Zuckerberg gặp Sandberg – khi đó đang làm việc cho Google – tại một bữa tiệc giáng sinh. Nhận thấy tài năng của bà, Zuckerberg cho rằng Sandberg rất phù hợp với vị trí COO. Tháng 3-2008, Sandberg chính thức “đầu quân” cho Facebook.
Mark Zuckerberg từng nhận xét, có những nhà quản lý chỉ giỏi về quản lý nội bộ, số khác lại giỏi về phân tích, lên kế hoạch và chiến lược phát triển. Số quản lý giỏi cả hai rất ít, nhưng ở Sandberg lại có trọn vẹn các yếu tố này.
Trước khi Facebook có Sandberg vào năm 2008, doanh thu của “gã khổng lồ” này chỉ đạt 150 triệu USD (2007). Khi tiếp quản ghế COO, Sandberg tìm cách để Facebook kiếm lời, bằng cách đưa vào những mục quảng cáo một cách thận trọng. Tới năm 2011, doanh thu của công ty tăng vượt bậc tới 7 tỉ USD, tức tăng 2.400%.
Kinh nghiệm của Sandberg giúp Facebook bước tới cột mốc IPO, tức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, năm 2012. Qua đó, “ông lớn” kêu gọi vốn đầu tư được 16 tỉ USD, nâng giá trị công ty lên 104 tỉ USD. Nhờ vậy, Sandberg vào danh sách 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu do tạp chí Time công bố năm 2012.
Dạy học trực tuyến: Giảm chi phí, tăng cơ hội tiếp cận
Lợi ích kinh tế tính trên quy mô là động lực. Hầu hết chi phí của những khóa học trực tuyến là cố định, tức chi phí cho mỗi sinh viên sẽ giảm mạnh theo số lượng.
Một sinh viên học trực tuyến trong những ngày không đến trường vì dịch COVID-19 - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Đã từ lâu, tại nhiều ĐH, hầu hết nội dung các môn thiên về lý thuyết, từ hóa học, khoa học máy tính cho đến tài chính... đều được "sản xuất" trước và "phân phối" một cách hiệu quả.
Nhưng việc này phụ thuộc rất lớn vào chính sách giáo dục của nhà nước. Một trong những khó khăn là làm sao để san bằng chuyện trường biết áp dụng thành thạo công nghệ với trường không.
Giảng viên ngôi sao
Theo giáo sư David O Dapice - giảng viên ĐH Harvard và Fulbright Việt Nam, những giảng viên nổi tiếng sẽ được biết đến rộng rãi hơn với việc giảng dạy trực tuyến.
Một khóa học trực tuyến với giảng viên kiến thức rộng, có lối trình bày vấn đề lôi cuốn nhất nhì thế giới, thầy cô ấy lại dùng những trang thiết bị hỗ trợ học tập như hoạt hình Pixar và được hỗ trợ từ những nhà làm phim tài liệu giỏi cùng một đội ngũ trợ giảng đang học thạc sĩ.
Một khóa học trực tiếp cùng nội dung nhưng giảng viên chỉ trình độ trung bình, luôn phải nhìn vào giáo án. Giữa hai phương án đó, sinh viên sẽ chọn phương án nào?
Đây là một ví dụ. Hầu hết giáo sư sinh học đều sẽ cảm thấy mình khó lòng vượt qua được giáo sư Eric Lander. Vị giảng viên MIT này đã thực hiện một khóa dẫn nhập vào môn sinh học qua mạng. Khóa học này hấp dẫn đến nỗi hiện có hơn 134.000 sinh viên theo học, nhưng họ không phải đóng học phí.
Thật ra, từ lâu nay đã có những khóa học trực tuyến với những giảng viên không chuyên nhưng lại là những người hàng đầu thế giới trong lĩnh vực của họ.
Những lớp này do Master Class tổ chức với người đứng lớp như Dan Brown - tác giả của Mật mã Da Vinci; Jodie Foster - nữ tài tử đồng thời là đạo diễn; Gordon Ramsay - người phụ trách chương trình truyền hình Vua đầu bếp...
Việc giảng dạy từ xa với những nhà giáo hàng đầu đang được áp dụng rộng rãi. Và một số ĐH Mỹ tiên phong đã có thêm các khoản thu mới, như vậy sẽ lại thúc đẩy việc cải thiện chất lượng.
Chỉ tốn tiền một lần
Việc thực hiện một video dạy học tốt nhất cũng chỉ tốn tiền có một lần và cho dù có bao nhiêu sinh viên học thì chi phí cũng vậy thôi. Chi phí bổ sung duy nhất để mở rộng các khóa học từ xa sẽ là việc mời thêm trợ giảng - sinh viên đang học bậc thạc sĩ chẳng hạn - ở địa phương.
ĐH Cambridge của Anh, theo The Guardian, đã thông báo là hầu hết bài giảng sẽ được đưa lên mạng cho đến mùa hè năm 2021.
Đó cũng là trường hợp của hệ thống ĐH bang California, nơi vừa cho biết sẽ không nhận nửa triệu sinh viên trong 23 cơ sở của mình vào lớp. Tại Canada, những ĐH ở Ottawa và Montreal cùng ĐH McGill, ĐH British Columbia và ĐH Victoria cũng làm như thế.
Không thể thay thế học trực tiếp
Nói đi thì cũng phải nói lại, sinh viên có thể sẽ thích ngồi trong lớp để nghe giảng trực tiếp. Và giảng dạy không phải là nhiệm vụ duy nhất của ĐH.
Theo giáo sư Dwight Perkins - giảng viên ĐH Harvard và Fulbright Việt Nam, kinh nghiệm của những tháng vừa qua cho thấy giảng dạy, học tập trực tuyến không thể nào thay thế những kinh nghiệm rộng lớn mà sinh viên nhận được trong khuôn viên ĐH.
Sinh viên vào trường, một phần còn là để mở rộng mạng lưới quan hệ cũng như có được thông tin giúp họ tìm kiếm việc làm sau này.
Cần hoàn thiện, bổ sung thêm
Đó là ý kiến chung của nhiều giáo viên, lãnh đạo nhà trường khi được hỏi về dự thảo thông tư về dạy học trực tuyến trong nhà trường phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
Cần hướng dẫn kiểm tra, đánh giá
Trong bối cảnh hiện nay, việc công nhận đồng thời có những quy định cụ thể về dạy và học trực tuyến là cần thiết. Tôi cho rằng Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn cụ thể về các phương pháp kiểm tra - đánh giá học sinh khi dạy học trực tuyến.
Trước đây trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng tránh dịch COVID-19, trường chúng tôi triển khai dạy trực tuyến nhưng chỉ xét và lấy điểm kiểm tra thường xuyên, còn đợt kiểm tra định kỳ thì vẫn phải thực hiện trực tiếp.
Bây giờ nếu các trường có thể cho học sinh làm kiểm tra trực tuyến và lấy điểm kiểm tra định kỳ thì cần phải làm theo hướng như thế nào để đảm bảo khách quan, công bằng, tránh tình trạng học sinh nhờ sự trợ giúp của người khác trong quá trình làm bài.
Cô Vũ Thị Ngọc Dung (hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM)
Không thấy nói về phương tiện học tập của học sinh
Tôi đã đọc dự thảo thông tư của Bộ GD-ĐT về tổ chức dạy học trực tuyến nhưng không thấy nói về phương tiện học tập của học sinh. Đối với những em không có phương tiện học tập như điện thoại, máy tính thì cần có giải pháp như thế nào?
Cái khó nhất của giáo viên chúng tôi hiện nay chính là sự phối hợp của phụ huynh, việc liên lạc, nhắc nhở, dặn dò học sinh hiện mất rất nhiều thời gian và cả tốn kém khi nhiều phụ huynh không cho con lên mạng, không cho con dùng Facebook, Zalo, Viber...
Thầy Võ Kim Bảo (giáo viên môn văn Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM)
Nhiều khó khăn
Việc triển khai và đẩy mạnh dạy học trực tuyến chính là cơ hội để giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới cách ra đề kiểm tra - đánh giá học sinh. Nhưng hiện việc dạy học trực tuyến đang gặp khá nhiều khó khăn.
Ở một số trường có hẳn một nhóm chuyên hỗ trợ giáo viên dạy trực tuyến như: điểm danh, giám sát học sinh (giáo viên chỉ tập trung vào bài giảng), giải quyết những vấn đề trục trặc về máy móc, đường truyền, quay phim...
Tuy nhiên, không phải trường nào cũng làm được như vậy vì khá tốn kém và cũng mất nhiều nhân lực. Khó khăn tiếp theo chính là ý thức của học sinh và chủ trương, nhận thức của lãnh đạo mỗi trường.
Trên thực tế nếu học sinh không muốn học trực tuyến thì các em có rất nhiều lý do để vắng mặt, giáo viên không muốn dạy trực tuyến thì cứ giao cho học sinh một đống bài tập rồi sau đó công bố đáp án và gọi đó là dạy trực tuyến...
Thầy Phạm Thư Tùng (giáo viên môn vật lý Trường THPT Ernst Thlmann, TP.HCM)
H.HG. ghi
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đào tạo theo tinh thần giáo dục khai phóng Trường Đại học (ĐH) Thủ đô Hà Nội là một trong số ít các trường ĐH tại Việt Nam đang thực hiện đào tạo theo tinh thần giáo dục khai phóng. Người học sẽ được cung cấp nền tảng kiến thức rộng và những kỹ năng có thể chuyển đổi được. Sự trở lại với những giá trị cốt lõi của nhân loại...