Giảm Cân Nhanh, Lợi Ít Hại Nhiều!
Giảm cân nhanh để sở hữu một vóc dáng mảnh mai, thon gọn là ước muốn của mọi cô nàng. Tuy nhiên, nếu bạn quá vội vàng và thực hiện giảm cân gấp rút thì lợi bất cập hại.
Khi đó, không những không giúp bạn có được vóc dáng hoàn hảo mà còn khiến bạn gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
1. Giảm cân nhanh, công dụng hay tác hại?
- Với thuốc giảm cân dựa trên việc ức chế thần kinh trung ương
Đây là loại thuốc giảm cân cấp tốc nhờ vào việc gây mất cảm giác thèm ăn dẫn đến chán ăn nhằm hạn chế nguồn năng lượng nạp vào cơ thể. Sử dụng thuốc sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân. Tuy nhiên liệu như vậy có thật sự tốt cho sức khỏe?
Khi cơ thể thiếu năng lượng cho các hoạt động sống, chúng buộc phải lấy nguồn năng lượng dự trữ từ gan, cơ, sau cùng mới là mỡ. Việc chuyển hóa đạm dự trữ trong cơ thể quá mức gây tổn hại đến gan, thận, đồng thời suy giảm nhiều chức năng khác.
Ngoài ra, khi cơ thể lấy năng lượng dự trữ để duy trì hoạt động, các khối cơ cũng dần mất đi dẫn đến thiếu năng lượng và dễ mệt mỏi. Lúc đó, cơ thể không còn sức bền, dẫn đến làm việc kém hiệu quả, dễ xảy ra sai sót trong quá trình lao động.
Mặt khác, giảm cân nhanh làm thiếu dinh dưỡng, mất nước khiến cơ thể thường xuyên bị hạ đường huyết, ảnh hưởng đến khả năng tư duy và ghi nhớ trong công việc và học tập. Lượng đường trong máu nếu xuống quá thấp, hoạt động của tế bào thần kinh sẽ bị rối loạn vì thiếu năng lượng khiến bệnh nhân nhanh chóng rơi vào hôn mê và có thể tử vong nếu không được phát hiện sớm.
- Với thuốc giảm cân dựa trên việc làm mất nước
Loại thuốc giảm cân này thuộc nhóm gây lợi tiểu, nhuận tràng khiến cân nặng sụt giảm nhanh chóng do làm giảm tổng lượng nước vốn chiếm 60-70% trọng lượng cơ thể qua đường tiểu.
Video đang HOT
Khi cơ thể mất nhiều nước sẽ ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch, thần kinh, dễ đứng trước nguy cơ ngất xỉu, đột quỵ… Nếu cơ thể mất trên 20% tổng lượng nước sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong.
Giảm cân bằng loại thuốc này không những gây khát nước, mệt mỏi, làm da khô ráp, chảy xệ mà còn có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận, dễ gây tình trạng tiêu tiểu mất kiểm soát.
Vì không tác động trực tiếp đến thủ phạm gây tăng cân nên khi ngừng sử dụng những loại thuốc này cơ thể dễ tăng cân trở lại, thậm chí vượt mốc ban đầu. Một số ít trường hợp khác lâm vào tình trạng ức chế thần kinh, biếng ăn kéo dài khiến cơ thể suy kiệt trầm trọng và nhiều tác dụng phụ khác.
2. Giảm cân lành mạnh, an toàn
Các chuyên gia, tổ chức y tế khuyến cáo để giảm cân hiệu quả, an toàn, thay vì tác động đến khối cơ hay tổng lượng nước cơ thể gây hại cho sức khỏe, ta nên tác động trực tiếp đến “thủ phạm” gây ra béo phì – tế bào mỡ trắng.
Trung tâm nghiên cứu InterHealth Nutraceuticals (Mỹ) đã tìm thấy các hoạt chất sinh học thiên nhiên từ Belaunja và Mangastin có tác dụng giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng khi tác động cùng lúc, làm giảm hoạt động của thụ thể PPAR – yếu tố thúc đẩy việc hình thành và tích tụ mỡ trắng ngay ở quá trình biệt hóa nguyên bào sợi đầu dòng.
Đồng thời, hai hoạt chất này còn hạn chế biểu hiện của loại Protein bảo vệ giọt mỡ là Perilipin, nhờ đó men Lipase mới có thể tiếp cận giọt mỡ và “rút” mỡ ra khỏi giọt mỡ, làm giảm kích thước tế bào mỡ trắng, qua đó giúp giảm kích thước mô mỡ đặc biệt ở các vùng tập trung nhiều mỡ như eo, bụng, đùi…
Vì vậy, 3 nguyên tắc vàng để giảm cân nhanh, an toàn và hiệu quả chính là:
Tác động vào tế bào mỡ trắng bằng hoạt chất sinh học thiên nhiên Belaunja và Mangastin.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý như các phương pháp giảm cân bằng hoa quả: giảm cân bằng chanh, giảm cân bằng chuối….
Đồng thời tăng cường vận động cùng các bài tập như tập aerobic, tập yoga giảm cân…
Giảm cân nhanh để lấy lại vóc dáng là điều nên làm nhưng hãy tỉnh táo để có thể giảm cân an toàn các nàng nhé!
Theo Dep365.com
Uống rượu khi bụng đói ảnh hưởng sức khỏe như thế nào
Bạn bị tăng nguy cơ ngộ độc, giảm khả năng nhận thức, loét dạ dày và các vấn đề về gan...
Ảnh minh họa
Theo Fox News, tại Mỹ, 88.000 người chết mỗi năm liên quan đến rượu. Đồ uống có cồn là nguyên nhân gây tử vong cao thứ ba sau hút thuốc lá và béo phì.
Dễ bị say
Rượu được hấp thu chủ yếu ở ruột non. Khi dạ dày trống, rượu đi thẳng xuống ruột non dễ gây say. Ăn trước khi uống, dạ dày lưu lại rượu lâu hơn.
Suy nhược cơ thể
Khi đói, lượng đường trong máu giảm do cơ thể sản xuất quá nhiều insulin đáp ứng hàm lượng đường trong rượu. Rượu kích thích dạ dày, gây buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi vào hôm sau.
Tăng nguy cơ ngộ độc rượu
Methanol trong rượu vào cơ thể được chuyển hóa thành chất độc, phát tác chậm dẫn đến trụy mạch, viêm gan, nhiễm độc. Nhiều người cho rằng say rượu không nguy hiểm. Thực tế say rượu chính là ngộ độc rượu, tùy mức độ có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Hạ đường huyết
Đường huyết giảm đột ngột gây hôn mê, thậm chí tử vong nếu cơ địa yếu và môi trường bên ngoài nóng bức.
Viêm loét dạ dày
Bỏ bữa trước khi uống rượu làm ức chế quá trình trao đổi chất, thực phẩm ăn sau đó được tích tụ dưới dạng chất béo.
Các chất kích thích trong rượu gây hại cho nội tạng, nhất là niêm mạc dạ dày. Lượng cồn vào dạ dày làm xót niêm mạc, ra máu khiến tim đập nhanh, toát mồ hôi, buồn nôn, hạ đường huyết.
Các chuyên gia khuyên trước khi uống rượu nên ăn trứng, rau xanh, dưa chuột, uống một ít sữa. Thường xuyên tập luyện thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Tuấn Anh
Theo VNE
Những ca cấp cứu lấy bia rượu cứu ngộ độc rượu cồn trên thế giới như thế nào? Sự việc bác sĩ sử dụng 5 lít bia để truyền bằng ống xông vào dạ dày cứu bệnh nhân bị ngộ độc rượu cồn methanol thực ra được sử dụng trong tình huống tạm thời. Ảnh minh họa. Nguồn Internet Bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết việc dùng rượu bia truyền vào dạ dày...