Giảm biên chế giáo viên thế nào khi đầu vào tăng lên?

Theo dõi VGT trên

“Vấn đề đặt ra với các tỉnh là giảm thế nào trong khi số học sinh đầu vào tăng lên?”

Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, đại diện các Sở GD-ĐT, UBND tỉnh thành trên cả nước đã đưa ra những đề xuất với Bộ GD-ĐT và Chính phủ xoay quanh những vấn đề: tinh giảm biên chế, chương trình sách giáo khoa mới, xã hội hóa giáo dục, tự chủ đại học

Giảm biên chế giáo viên thế nào khi đầu vào tăng lên? - Hình 1

Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 được tổ chức vào sáng ngày 2/8. Ảnh: Đình Tuệ

Học sinh tăng, tinh giảm giáo viên như thế nào?

Đại diện các tỉnh Phú Thọ, Cần Thơ, Kiên Giang đều chung quan điểm về vấn đề sắp xếp lại hệ thống trường lớp và tinh giảm biên chế giáo viên.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Thọ cho rằng, thực tế ở các địa phương đây là một công việc rất khó khăn, cần phải có chỉ đạo tập trung của Chính phủ.

Mâu thuẫn ở đây là nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao, tỷ lệ học sinh lên lớp, kể cả mầm non, nhà trẻ ngày càng cao trong khi theo NQ19 của trung ương thì từ nay đến năm 2021 phải giảm 10% biên chế.

Nếu giảm như vậy thì Phú Thọ phải cắt giảm trên 2.400 giáo viên, tuy nhiên hiện nay giáo viên mầm non của tỉnh thiếu nghiêm trọng giống như nhiều tỉnh thành trên cả nước.

“Rõ ràng là việc học tập của con em chúng ta phải đảm bảo nhưng lại không được đẩy các thầy cô ra đường. Việc tinh giảm giáo viên của Đắk Lắk, Cà Mau gây bức xúc trong dư luận. Như vậy, vấn đề đặt ra với các tỉnh là giảm thế nào trong khi số học sinh đầu vào tăng lên? Con đường duy nhất là chuyển từ trường công lập sang tư thục, nhưng chính sách của Nhà nước lại không rõ” – vị lãnh đạo này nói.

Ông đề nghị Chính phủ quy định rõ về việc chuyển đổi từ trường công sang trường tư, cơ chế chính sách ra sao, giải quyết vấn đề giáo viên như thế nào…

Tinh giảm biên chế cũng là vấn đề của tỉnh Kiên Giang. Đại diện Sở GD-ĐT tỉnh này cho biết trong 3 năm qua, tỉnh luôn thiếu biên chế giáo viên – từ 700-1.000 suất, đặc biệt là giáo viên mầm non.

“Chúng tôi đứng trước ngưỡng: Không được sử dụng hợp đồng lao động nếu ở đó đã hết biên chế. Nhưng nếu không hợp đồng thì lấy giáo viên ở đâu dạy? Chúng tôi đã hỏi HDND tỉnh nhưng không ai trả lời được câu hỏi đó. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, chúng tôi vẫn tiếp tục làm. Như vậy có vi phạm pháp luật hay không?” – vị đại diện này đặt câu hỏi.

Bà đề xuất vấn đề biên chế giáo viên nên giao cho chính quyền địa phương quyết định.

Video đang HOT

Quảng Ninh là địa phương thực hiện tích cực tinh giảm biên chế, giao kiêm nhiệm công việc. Vì thế, đại diện tỉnh này đề nghị Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính ban hành các quy định về kiêm nhiệm, bao gồm khối lượng công việc kiêm nhiệm, thời gian kiêm nhiệm, chế độ cho người kiêm nhiệm, yêu cầu về năng lực trình độ của người kiêm nhiệm…

“Tôi cũng đề nghị Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ quy định về khung vị trí việc làm, số người làm việc tại các phòng giáo dục. Bộ cũng cần phối hợp với Bộ Tài chính xem lại quy định về việc giao dự toán chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục, và nên giao dự toán theo định mức số người làm việc để các đơn vị tinh giảm biên chế có kinh phí để chi trả chế độ kiêm nhiệm, tăng thu nhập cho người lao động” – bà Vũ Liên Oanh, GĐ Sở GD-ĐT Quảng Ninh nêu ý kiến.

Trước phản ánh của một số địa phương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, Nghị quyết 19 của trung ương không yêu cầu các địa phương cắt đi 10% giáo viên, mà là chia giai đoạn từ nay đến năm 2021 cắt giảm trung bình 10% biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Tức là nếu biên chế tự chủ được về lương thì không tính là biên chế theo nghĩa truyền thống nữa. Với các trường đại học cũng như vậy, trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ, biên chế giáo viên đại học khi trường đã tự chủ sẽ không tính vào biên chế theo khái niệm cũ.

Ông Đam cho rằng: “Việc thực hiện máy móc cắt 10% giáo viên là chưa chuẩn xác”.

“Thứ hai, cắt giảm biên chế giáo viên cần chủ yếu tập trung vào biên chế gián tiếp, còn tinh thần chung là giáo viên vẫn phải đủ để dạy”.

Xã hội hóa giáo dục công khai không e ngại lạm thu

Giảm biên chế giáo viên thế nào khi đầu vào tăng lên? - Hình 2

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị. Ảnh: Thanh Hùng

Về chương trình phổ thông mới dự kiến sẽ được đưa vào nhà trường từ năm 2020, đại diện các Sở và UBND đề nghị Bộ sớm quy định danh mục thiết bị tối thiểu để địa phương chuẩn bị về mặt đầu tư thiết bị, cơ sở vật chất.

“Đề nghị Bộ sớm ban hành kế hoạch triển khai đổi mới chương trình phổ thông để tỉnh xây dựng kế hoạch bài bản và đồng bộ” – ông Nguyễn Anh Ninh, GĐ Sở GD-ĐT Lào Cai đề xuất.

Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất Bộ bổ sung nội dung quy định về mức thu học phí, khung học phí với loại hình trường công lập tự chủ chi thường xuyên.

Đồng thời, đại diện Sở này cũng nêu vấn đề chung của các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội là khó khăn về đất đai để xây dựng trường học, và đề nghị được giải quyết.

Bàn về vấn đề xã hội hóa giáo dục, đại diện Sở Kiên Giang nêu thực tế: Thông tư 55 hiện nay không cho phép thu vì những e ngại lạm thu. Trong khi, trường học chỉ trông chờ vào nguồn xã hội hóa từ phụ huynh đóng góp để phục vụ con em mình.

“Chúng tôi mong muốn nguồn xã hội hóa này phải được khai thông: thu như thế nào, phục vụ cho ai, công khai ra sao.. thì nhân dân sẽ ủng hộ, không có gì đáng ngại” – vị này nói.

Phản hồi ý kiến của đại diện tỉnh Kiên Giang về câu chuyện xã hội hóa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Thông tư của Bộ GD-ĐT đã vô hình chung do quản lý không tốt đã chặn hết nguồn xã hội hóa một cách đúng đắn, biến thành cào bằng trên danh nghĩa hội phụ huynh. Như vậy là không đúng tính chất và gây bức xúc.

Phó Thủ tướng cho biết, hiện nay Bộ đang hoàn thiện Nghị định về cơ chế quản lý các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, trong đó sẽ giải quyết vấn đề: một mặt ngăn không cho lợi dụng danh nghĩa của tất cả mọi tổ chức cơ quan để “bổ” đầu người, bắt phụ huynh đóng một cách “tự nguyện”, mặt khác phải mở kênh để toàn xã hội tùy theo năng lực, tấm lòng của mình đóng góp cho giáo dục.

“Hướng khó nhất với các trường tự chủ là: hệ thống văn bản không nhất quán. Khá nhiều nội dung tự chủ trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ là tuân theo quy định hiện hành. Đã gọi là thí điểm tự chủ thì phải khác quy định hiện hành. Những quy định hiện hành về đầu tư công, chi tiêu công hiện nay rất ràng buộc đại học tự chủ. Rất mong đề án tự chủ sắp tới sẽ có những cơ chế khác biệt” – ông Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân, một trong 3 đại học được Bộ GD-ĐT giao xây dựng đề án bỏ Bộ chủ quản, chia sẻ tại hội nghị.

Nguyễn Thảo

Theo vietnamnet.vn

Thanh Hóa: Huy động tiền xây dựng bể bơi rồi... lấp bỏ

Một công trình bể bơi được Trường tiểu học Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) xây dựng bằng nguồn kinh phí xã hội hóa. Tuy nhiên, công trình chưa phát huy hiệu quả đã phải lấp bỏ vì không đúng quy định và không đảm bảo chất lượng. Nhiều phụ huynh bức xúc vì công trình không được sử dụng nhưng nhà trường cũng không trả lại tiền.

Theo phản ánh của phụ huynh học sinh Trường tiểu học xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), năm học 2016 - 2017, nhà trường kêu gọi phụ huynh đóng góp tiền xây dựng bể bơi cho học sinh.

Thanh Hóa: Huy động tiền xây dựng bể bơi rồi... lấp bỏ - Hình 1

Trường tiểu học xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa).

Bể bơi được xây dựng trong khuôn viên trường. Kinh phí xây dựng công trình này là 150 triệu đồng bằng nguồn xã hội hóa.

Tuy nhiên, khi công trình xây dựng xong, học sinh không được sử dụng do bể bơi không đảm bảo an toàn. Sau một thời gian không phát huy hiệu quả như dự kiến ban đầu nên đã được phá bỏ. Số kinh phí do phụ huynh học sinh đóng góp cũng chưa được nhà trường trả lại.

Điều đáng nói, khi tiến hành xây dựng công trình này, nhà trường không báo cáo ngành giáo dục cũng như các cấp quản lý, không có hồ sơ thẩm định của cơ quan chức năng có thẩm quyền, không đảm bảo an toàn cho học sinh khi sử dụng.

Thanh Hóa: Huy động tiền xây dựng bể bơi rồi... lấp bỏ - Hình 2

Bể bơi được xây dựng với kinh phí khoảng 150 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa nhưng không phát huy hiệu quả

Sau khi công trình được phá bỏ, nhiều phụ huynh bức xúc cho rằng họ đã đóng tiền xây dựng bể bơi nhưng con em mình lại không được sử dụng, công trình gây lãng phí lớn nguồn kinh phí.

UBND xã Hoằng Trường cũng đã có báo cáo về sự việc nêu trên. Theo đó, năm học 2016 - 2017, địa phương có thống nhất chủ trương xây dựng bể bơi phòng, chống đuối nước cho học sinh Trường tiểu học Hoằng Trường. Trong quá trình tổ chức thực hiện chưa đúng quy trình nên đã được san lấp làm sân chơi thể chất cho học sinh học tập.

Theo cô Trần Thị Lan, hiệu trưởng Trường tiểu học Hoằng Trường, cho biết: Kinh phí xây dựng bể bơi nêu trên hết khoảng 150 triệu đồng bằng nguồn huy động từ các bậc phụ huynh. Bể bơi bị phá bỏ do tháng 3/2017, cơn bão số 3 xảy ra đã làm vỡ bờ, rách bạt, sạt lở nên nhà trường tiến hành san bằng để làm sân giáo dục thể chất cho học sinh.

Cũng theo cô Lan, nhà trường đã tiến hành họp, trả lại tiền cho phụ huynh học sinh nhưng không có ai nhận. Biên bản cuộc họp trường không giữ và do đại diện Hội phụ huynh cầm biên bản đó.

Thanh Hóa: Huy động tiền xây dựng bể bơi rồi... lấp bỏ - Hình 3

Bể bơi không đảm bảo quy trình và sự an toàn

Trong khi đó, theo khẳng định của ông Phạm Văn Tre, Hội phó Hội phụ huynh nhà trường thì không có biên bản họp trả tiền cho phụ huynh. Phụ huynh muốn đòi lại tiền nhưng bể xây xong, hư hỏng trường không biết lấy đâu ra kinh phí trả lại.

Được biết, để có nguồn kinh phí xây dựng bể bơi, nhà trường đã vận động và mỗi phụ huynh đóng góp 100.000 đồng. Sau khi xây dựng xong, bể bơi được sử dụng một thời gian ngắn, tuy nhiên phụ huynh thấy không an toàn và bể bơi chưa có hồ sơ thủ tục nên không được tiếp tục sử dụng.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Phúc - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Hoằng Hóa cho biết: Chủ trương xây bể bơi của nhà trường là tốt, nhưng lại không báo cáo lên Phòng GD&ĐT cũng như UBND huyện. Các bước quy trình triển khai chưa đúng, chất lượng không đảm bảo.

Thanh Hóa: Huy động tiền xây dựng bể bơi rồi... lấp bỏ - Hình 4

Bể bơi đã được san lấp lại làm sân chơi thể thao

Ông Phúc khẳng định: "Trước khi triển khai, nhà trường không báo cáo lên nên Phòng không nắm được. Khi xây xong rồi chúng tôi mới biết. Sau đó, nhà trường đã đập bỏ và lấp công trình lại, tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra. Đồng thời, yêu cầu nhà trường trả lại tiền cho phụ huynh, tuy nhiên có một số ý kiến của phụ huynh phản ánh chưa nhận được tiền."

Cũng theo khẳng định của ông Phúc, hiện Phòng GD&ĐT huyện Hoằng Hóa đang cho kiểm tra lại toàn bộ sự việc và sẽ sớm có kết luận cụ thể.

Trần Lê

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kỳ Duyên "hiện nguyên hình" khi bị MC Miss Universe bất thình lình phỏng vấn
18:08:35 02/11/2024
Vị trí của Kỳ Duyên sau 3 ngày chinh chiến Miss Universe "sóng gió"
22:02:10 02/11/2024
Lấy gái lỡ thì, còn có 2 con riêng, tôi bị cả dòng họ kịch liệt phản đối, ai ngờ đêm tân hôn em cho tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác
19:27:36 02/11/2024
Han So Hee bị vạch mặt dối trá chỉ vì chi tiết về vợ chồng Hyun Bin - Son Ye Jin?
19:46:05 02/11/2024
Vừa về đến cổng, con gái tuổi hớn hở ra đón: 'Mẹ ơi, bố giấu cô nào ở trong tủ ấy, cả tiếng rồi chưa chịu ra'
19:20:31 02/11/2024
Ngày ra mắt nhà bạn trai, tôi chết điếng khi nhìn thấy gương mặt người mẹ của anh lại chính là...
19:02:40 02/11/2024
Câu hỏi Đường Lên Đỉnh Olympia hóc búa, "cậu bé Google" cũng phải "đứng hình"
19:19:54 02/11/2024
Tín hiệu đáng mừng của Kỳ Duyên tại Miss Universe 2024
22:50:35 02/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hồng Vân thích thú khi gái xinh quyết 'cưa đổ' con trai chủ quán nhậu

Tv show

23:43:10 02/11/2024
Chương trình Vợ chồng son tập 538 khiến Hồng Vân cười không ngớt bởi hành trình yêu thú vị và cuộc sống hôn nhân hạnh phúc của cặp vợ chồng Nguyễn Thị Huyền (24 tuổi) và Trần Văn Tư (27 tuổi).

Khung hình chưa đến 0,5 giây trong Squid Game 2 có gì mà khiến MXH chấn động?

Phim châu á

23:27:42 02/11/2024
Nhân vật của nam tài tử xuất hiện trong phút 1:15 và chỉ thoáng qua chưa tới 0.5 giây đã trở thành chiếc hint to đùng gây chấn động cõi mạng.

Đại hội mỹ nhân đọ sắc nét căng: 1 mẹ bỉm hở bạo, Mai Ngô và 1 Hoa hậu "flex" dáng

Sao việt

23:20:26 02/11/2024
Tối 2/11, Chung kết The Next Gentleman (Quý Ông Hoàn Mỹ) diễn ra tại TP.HCM và thu hút sự chú ý của công chúng.

Bệnh tình của anh cả Running Man bị lợi dụng, cả showbiz phẫn nộ sục sôi

Sao châu á

22:56:27 02/11/2024
Lộ hồ sơ nói xấu toàn bộ showbiz không chừa 1 ai, ngay cả anh cả Running Man đang bị bệnh cũng không nằm ngoài tầm ngắm.

Cãi HLV, Marcelo bị 'trừng phạt'

Sao thể thao

22:41:17 02/11/2024
Từ một ngôi sao sáng tỏa rạng tại sân Bernabeu, Marcelo giờ đây phải đối mặt với những khó khăn không ngờ tới tại Fluminense, đội bóng quê hương.

Ô nhiễm không khí ở mức cao: Làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Sức khỏe

22:04:50 02/11/2024
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy, bụi PM2.5 tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch, tiểu đường và ung thư phổi.

Công an TP.HCM khởi tố 51 vụ án tai nạn giao thông trong 10 tháng

Pháp luật

21:41:24 02/11/2024
Trong 10 tháng đầu năm 2024, Công an TP.HCM đã khởi tố 51 vụ án với 40 bị can sau các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Mỹ Tâm bất bại trong showbiz Việt

Nhạc việt

21:22:54 02/11/2024
Ở địa hạt nữ ca sĩ, Mỹ Tâm là trường hợp hiếm hoi vượt qua vô số đối thủ trước, cùng và sau thế hệ để đạt được vị trí cao nhất, đồng thời giữ vững ngai vàng đến nay 26 năm.

Nha Trang: Phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ đang phân hủy mạnh

Tin nổi bật

21:01:01 02/11/2024
Ngày 2.11, UBND xã Phước Đồng (TP.Nha Trang) cho biết, các đơn vị nghiệp vụ đang tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ, đang bị phân hủy mạnh.

Đời thực của diễn viên đóng vai tiểu tam đang bị phản ứng dữ dội trên sóng VTV

Hậu trường phim

20:07:29 02/11/2024
Hoàng Linh Chi gây chú ý với vai Thương trong phim Sao Kim bắn tim Sao Hỏa đang phát sóng trên VTV. Đây là nhân vật tiểu tam bị ném đá dữ dội vì độ trơ trẽn lên đến cực điểm.

Tây Ban Nha khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt

Thế giới

19:55:07 02/11/2024
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang làm gia tăng cường độ và tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.