Giảm áp lực, tiết kiệm chi phí
KTĐT – Tỷ lệ đến dự thi cao kỷ lục, mỗi thí sinh (TS) làm một bài thi duy nhất và biết điểm ngay khi giờ thi kết thúc, không có tình trạng vi phạm quy chế thi là những ưu điểm của kỳ thi đánh giá năng lực mà Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội đang áp dụng (đợt 1 từ 30/5 đến 2/6).
Thí sinh thi đánh giá năng lực tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Quý Trung
Tỷ lệ dự thi trên 95%
Kỳ thi tuyển sinh đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội tổ chức lần đầu tiên nhận được sự ủng hộ của xã hội. Đã có tới 45.350 TS đăng ký dự thi và tỷ lệ TS đến dự thi đạt mức kỷ lục với trên 95% – cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây của ĐHQG Hà Nội. Điều này thể hiện sự quan tâm của TS với trường, với phương thức thi mới, cũng như quá trình tổ chức của ĐHQG Hà Nội.
Ghi nhận của phóng viên cho thấy, đa số TS đến dự thi đều thoải mái và tự tin. Bởi đây là sự lựa chọn đầu tiên cho các em trước ngưỡng cửa ĐH, dù điểm thi không như mong muốn, kỳ thi này cũng là cơ hội để các em trải nghiệm với hình thức thi mới cũng như biết được khả năng của mình. TS Ngô Việt Anh (quận Hà Đông) cho hay: “Tuy cấu trúc đề thi khác với truyền thống, làm bài thi trên máy tính nhưng em không gặp trở ngại gì. So với đề thi thử em đã làm trên website của ĐHQG Hà Nội, các câu hỏi trong đề thi thật không quá khó. Nhưng, nội dung các câu hỏi có kiến thức rộng, bao trùm chương trình lớp 12 và một chút ở lớp 11 và lớp 10″. Với cách ra đề thi có quy định thời gian cho từng phần cụ thể, buộc TS phải có cách tư duy nhanh hơn, biết phân phối thời gian làm từng câu. Nếu hết thời gian quy định mà TS chưa làm xong, máy tính sẽ chuyển qua phần thi khác.
Trên 70% thí sinh đạt điểm trên trung bình
Chiều 31/5, PGS Nguyễn Kim Sơn – Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho biết, sau khi phân tích và tổng hợp một điểm thi trong một ca thi sáng 31/5, cho thấy: Trong số 499 thí sinh dự thi, người đạt điểm cao nhất là 115 điểm/140 điểm tối đa. Có 352/499 thí sinh đạt từ 70 điểm trở lên, chiếm 70,3% thí sinh đạt điểm trung bình trở lên (đủ điều kiện để đăng ký dự tuyển vào ĐHQG Hà Nội).
Video đang HOT
Tỷ lệ thí sinh đến dự thi/số đăng ký ở hai ngày đầu ổn định ở mức 96%. Số thí sinh phải chuyển ở 3 ca thi trong 2 ngày đầu tiên là 81, tập trung vào 2 lỗi đó là thao tác của thí sinh và do lỗi của thiết bị máy tính. Có 3 thí sinh bị đình chỉ thi do mang điện thoại vào phòng thi.
Trong 4 ca thi vừa qua, nhiều TS nhận xét, các câu hỏi trong 3 phần của đề thi không khó hơn đề thi minh họa kỳ thi THPT đã được Bộ GD&ĐT công bố. Và phương thức thi với những câu hỏi tổng hợp cũng giúp TS không cần tới sự trợ giúp ở bên ngoài, nên dễ dàng nhận thấy điểm thi không có dấu vết của phao thi, 4 ca thi không có TS vi phạm quy chế. Hơn thế, vì chỉ thi một buổi, mỗi TS một đề thi, lại biết điểm ngay, nên đã tiết kiệm cho gia đình TS và xã hội rất nhiều chi phí trong việc đi lại, ăn, nghỉ. Chị Lương Thị Hồng, ở khu Văn Quán, quận Hà Đông đưa con đi thi nhận xét, hình thức thi này rất tốt, lại được tổ chức vào thời điểm các em chưa thi tốt nghiệp THPT nên không bị áp lực nhiều. ĐHQG Hà Nội là top đầu trong các trường ĐH của Việt Nam, nên dù thi để trải nghiệm nhưng vẫn là sự lựa chọn số 1 của TS.
Sự cố trong tầm kiểm soát
Điều mọi người lo lắng khi TS thực hiện bài thi trên máy tính – sự cố trong lúc làm bài – đã xảy ra. Đó là trường hợp của Nguyễn Hoàng Anh – học sinh trường THPT Hàn Thuyên (Bắc Ninh) ở ca thi đầu tiên khi thời gian làm bài mới được hơn nửa. Ra khỏi phòng thi với khuôn mặt thể hiện rõ sự căng thẳng, Hoàng Anh cho biết: “Lúc đầu, em không đăng nhập được tài khoản cá nhân, đành phải nhờ cán bộ coi thi trợ giúp. Sau đó máy tính lại không kết nối với máy chủ, dẫn đến những câu hỏi Toán em làm được không bị máy tính triệt tiêu. Em không biết máy tính có sự cố, nên khi các thầy cô phát hiện ra đã mất 30 phút thời gian “chết” nên đành chuyển em sang thi ca sau”.
Trả lời báo chí về việc này, PGS Nguyễn Kim Sơn – Phó Giám đốc, Trưởng Ban chỉ đạo Ban tuyển sinh ĐHQG Hà Nội năm 2015 cho biết, đã có 47 trong tổng số 6.292 TS phải chuyển ca, do 2 nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đó là, trục trặc máy tính như máy treo, máy xảy ra sự cố; TS đang truy cập thì thoát ra, đang làm lại ấn nút kết thúc cho dù đã được cán bộ coi thi khuyến cáo. “Với trên 6.000 TS dự thi chỉ có 47 TS phải chuyển ca do gặp sự cố nằm trong tầm kiểm soát và điều tiết của chúng tôi. Những TS chỉ trục trặc trong vài phút thì chúng tôi chuyển sang máy khác, nếu thời gian nhiều phút thì mới chuyển các em sang thi ca buổi chiều” – ông Sơn cho hay. Trước băn khoăn của phóng viên về việc có từ 5 – 10% số máy tính dự trữ ở mỗi phòng, nhưng vì sao lại phải chuyển ca thi, ông Sơn giải thích: “Các em làm được nửa bài thì máy bị treo, nếu chuyển sang máy khác sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm bài, nên chúng tôi phải chuyển ca”. Ông Sơn cũng cho biết, những gì xảy ra ở ca thi trước, ngay sau đó được rút kinh nghiệm. Bởi thế, tỷ lệ TS phải chuyển sang ca thi sau giảm đi rất nhiều so với ca trước.
Kết thúc 4 buổi thi, theo thông tin đánh giá sơ bộ của ĐHQG Hà Nội, hệ thống phần mềm dự thi đã hoạt động tốt. Trong 7 địa phương, không có cụm thi nào bị sự cố về điện, máy chủ và đường truyền… Cũng không có TS và giám thị nào vi phạm quy chế thi và không có ai bị ốm do thời tiết nắng nóng, bởi phòng thi đều sử dụng điều hòa nhiệt độ.
“Kỳ thi mới trên nền tảng kỹ thuật, những điểm quan trọng nhất của kỳ thi là phần mềm hoạt động tốt, quy trình cán bộ thao tác chuẩn, chỉ có một số máy tính bị trục trặc là đáng mừng. Mục tiêu quan trọng nhất của ĐHQG Hà Nội khi tổ chức kỳ thi này là đánh giá đúng năng lực của từng TS” – PGS Nguyễn Kim Sơn – Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội khẳng định.
Theo KTĐT
Một kỳ thi công bằng, giảm áp lực
(Tấm Gương) - Đó là yêu cầu và mong muốn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong buổi làm việc với UBND TPHCM về các công việc chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia 2015 ngày hôm qua.
Ngày 22/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có buổi làm việc với UBND TP, Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT TPHCM cùng đại diện 8 trường đại học chủ trì cụm thi tại TPHCM về công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia 2015.
Xã hội tin tưởng vào một kỳ thi công bằng, nhẹ nhàng, không áp lực, căng thẳng như trước đây (ảnh hai mẹ con vất vả ra bến xe để đi thi đại học năm 2014). Ảnh: Hồng Vĩnh.
Ông Hứa Ngọc Thuận - Phó chủ tịch UBND TPHCM cho biết, công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia 2015 đã hoàn tất.
Cụ thể, UBND TPHCM giao Sở GD&ĐT tổ chức thu nhận, chuyển giao hồ sơ, in giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi và xét công nhận tốt nghiệp cho thí sinh; Công an TPHCM phối hợp, hỗ trợ các cụm thi đảm bảo an toàn từ khâu in sao đề thi, bảo vệ các điểm thi, áp tải vận chuyển bàn giao đề thi; các Sở Thông tin Truyền thông, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Giao thông Vận tải, Cảnh sát PCCC, Công ty Điện lực, Thành Đoàn và Hội Sinh viên TP, UBND các quận, huyện tham gia phối hợp tổ chức và tạo điều kiện tốt nhất để phục vụ kỳ thi.
Năm nay, Cụm liên tỉnh do TPHCM chủ trì có 8 cụm thi gồm Trường ĐH Y dược TPHCM, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Tổng số thí sinh đăng ký dự thi tại Cụm TPHCM là 157.600, trong đó thí sinh của TPHCM là 68.294 thí sinh, thí sinh các tỉnh Long An, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu là 89.306. Tất cả 8 cụm thi được phân bố đồng đều ở các quận huyện để tạo thuận lợi cho thí sinh trong việc đi lại.
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, để chuẩn bị tốt cho thí sinh cũng như công tác tổ chức, sở đã tổ chức kỳ thi thử cho 143 trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên với hơn 45.500 thí sinh đăng ký tham gia.
Về phía các trường ĐH chủ trì các cụm thi, đại diện các trường này cho biết, kỳ thi THPT Quốc gia 2015 do các trường đảm nhận giảm áp lực khá nhiều về số thí sinh đăng ký dự thi, cán bộ coi thi, giảm áp lực đi lại, tiết kiệm hơn nhiều.
Tuy nhiên, các trường ĐH vẫn còn một số băn khoăn như phần mềm quản lý thi phải thông suốt và hạn chế bị lỗi, nên để các cụm thi linh hoạt trong việc sắp xếp bố trí thí sinh thi cho hợp lý theo từng môn thi. Ngoài ra, các trường này mong muốn Bộ GD&ĐT giải quyết sớm vấn đề định mức và kinh phí tổ chức cho kỳ thi để tránh các trường phải bù lỗ...
Theo Bộ GD&ĐT tới đây sẽ có công điện khẩn gửi các trường ĐH, các cụm thi gia hạn thời gian chỉnh sửa thông tin hồ sơ đăng ký dự thi, bổ sung môn thi từ nay đến hết ngày 27/5.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao công tác chuẩn bị của TPHCM và nhấn mạnh kỳ thi THPT Quốc gia 2015 là bước đột phá trong đổi mới giáo dục nên trong quá trình thực hiện phải phối hợp chặt chẽ, tháo gỡ những khó khăn và để hoàn thiện cho tốt hơn.
"Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT cũng như các trường ĐH phải phối hợp tốt, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, đảm bảo mọi quyền lợi cho thí sinh từ khâu tổ chức đến đề thi, chấm thi. Kết quả của kỳ thi có ý nghĩa rất lớn, đó là đánh giá đúng năng lực học sinh, xã hội tin tưởng vào một kỳ thi công bằng, nhẹ nhàng, không áp lực, căng thẳng như trước đây", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Phải trung thực, khách quan
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, không chỉ giảm bớt nhiêu khê, tiết kiệm cho xã hội, thuận tiện cho thí sinh, kỳ thi THPT Quốc gia năm nay phải hết sức trung thực, khách quan. "Xã hội vẫn còn nghi ngại giữa cụm thi địa phương với nhau và với cụm thi do trường ĐH chủ trì có như nhau không. Cho nên yêu cầu trông thi, chấm thi, giám sát phải hết sức khách quan, trung thực trên phạm vi toàn quốc. Trông cho nghiêm, chấm cho nghiêm. Nghiêm ở đề thi, barem rõ ràng, chi tiết, để đánh giá đúng chất lượng học sinh. Và phải đúng pháp luật để nâng cao quyền tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh", Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các cụm thi cần phải bảo đảm giao thông đến các điểm thi an toàn thuận tiện, có đủ chỗ lưu trú cho thí sinh, đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm... Đình Nam
Theo tamguong
Người Việt tiết kiệm nhất thế giới? Theo nghiên cứu của Nielsen, người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á tiếp tục là những người "khao khát" để dành tiền tiết kiệm nhất thế giới, với gần hai phần ba (61%) người Việt để dành tiền "nhàn rỗi" của mình vào tiết kiệm, so với mức chỉ 48% trên toàn cầu. Theo báo cáo mới công bố của ngày 20/5...