Giải trình tự gene giúp bảo tồn loài vẹt Kakapo đang có nguy cơ tuyệt chủng
Kakapo là loài vẹt duy nhất trên thế giới không biết bay, có lông màu xanh lục sáng và mặt hơi giống cú mèo, chuyên sống về đêm.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều hóa thạch cổ đại của loài này ở khắp New Zealand nên nó được coi là một trong những loài động vật đặc hữu của đất nước này. Trong bối cảnh vẹt Kakapo đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, các nhà khoa học New Zealand đã nổ lực tìm kiếm giải pháp bảo tồn loài vẹt này thông qua việc giải trình tự gene.
Vẹt Kakapo có lông màu xanh lục sáng và mặt hơi giống cú mèo. Ảnh: Reuters
Theo nghiên cứu được đăng tải ngày 29/8 trên tạp chí quốc tế Nature Ecology & Evolution, các nhà khoa học đã giải trình tự bộ gene của 169 con vẹt kakapo, gần như toàn bộ quần thể loài vẹt này, khi họ bắt đầu công trình nghiên cứu hồi năm 2018. Nghiên cứu cho thấy bằng cách đi sâu vào xem xét ADN của loài vẹt này, các nhà khoa học giờ đây có thể dự đoán tốt hơn nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm số lượng vẹt Kakapo, chẳng hạn như những đặc điểm dễ bị tổn thương mang tính di truyền trước bệnh tật hoặc các vấn đề sinh sản.
Vẹt Kakapo hầu hết sống ở trong rừng, những nơi có nhiều bụi cỏ, bụi đất. Một đặc tính kỳ quặc của những chú “cú đêm” này là chúng hoàn toàn “ăn chay”. Thay vì ăn thịt, chúng ăn hạt hạnh nhân và các loại quả cây Muselin, Rimu, Matai, Totara… – những loại cây thường nở hoa vào mùa xuân và mùa Hè trong năm. Kakapo cũng là loài vẹt duy nhất sinh hoạt theo chế độ đa thê. Tuy nhiên, những con cái lại có một đặc điểm khá kỳ lạ, đó là chúng không thích giao phối. Tần suất giao phối của chúng rất thưa, có khi lên đến 2 năm 1 lần. Bởi vậy, số lượng của chúng còn lại rất ít, có thể nói chỉ đếm trên đầu ngón tay nên con đực “khá vất vả” trong việc tìm kiếm đối tác để duy trì nòi giống.
Việc giải trình tự gene chất lượng cao được tài trợ thông qua dự án Genomics Aotearoa của Đại học Otago, đang giúp New Zealand quản lý sức khỏe của loài động vật cực kỳ nguy cấp này. Các nhà nghiên cứu cho biết các kỹ thuật tiên tiến này cũng có thể được sử dụng để phục vụ cho việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng khác.
Brazil tịch thu số lượng vây cá mập lớn nhất từ trước đến nay
Ngày 19/6, nhà chức trách Brazil cho biết đã tịch thu 28,7 tấn vây cá mập trước khi chúng được vận chuyển bất hợp pháp đến châu Á.
Đây là vụ tịch thu vây cá mập với số lượng lớn nhất thế giới từ trước tới nay.
Trong một tuyên bố, Cơ quan bảo vệ môi trường Ibama ước tính số lượng vây nói trên tương đương với khoảng 10.000 con cá mập bị giết hại. Những con cá mập này chủ yếu thuộc 2 loài cá mập xanh và cá mập mako vây ngắn, đã được đưa vào danh sách quốc gia về các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Brazil.
Người đứng đầu bộ phận bảo vệ môi trường của Ibama, ông Jair Schmitt cho biết cơ quan này đã tiến hành chiến dịch thanh kiểm tra nhằm vào 2 công ty, nhưng vẫn đang điều tra một số công ty khác.
Ibama đã thu giữ 27,6 tấn vây cá mập tại một công ty xuất khẩu ở bang Santa Catarina, miền Nam Brazil, và số còn lại của một công ty khác tại sân bay quốc tế Sao Paulo. Tuy nhiên, Ibama không nêu đích danh công ty hoặc cá nhân liên quan vụ buôn lậu.
Hành vi buôn lậu vây cá mập tái diễn tại Brazil. Cách đây vài năm, nhà chức trách Brazil đã phát hiện khoảng 7-8 tấn cá mập tại bang Para. Đánh bắt cá mập là hành vi bất hợp pháp tại nước này, song Ibama cho biết nhiều tàu cá đang sử dụng giấy phép để đánh bắt các loài cá khác.
Chính quyền Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva coi công tác chống hành vi phá hoại hệ động, thực vật Brazil là một mục tiêu lớn cần thực hiện.
Cảnh báo 'nguy cơ tuyệt chủng' từ AI AFP đưa tin một nhóm nhà lãnh đạo và chuyên gia ngày 30.5 đã kêu gọi các nước nên làm việc để giảm "nguy cơ tuyệt chủng" từ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Theo đó, các nhà lãnh đạo và chuyên gia nhấn mạnh việc giải quyết các rủi ro từ AI phải là "ưu tiên toàn cầu, bên cạnh các...