Giải tỏa căng thẳng khi bận rộn
Dưới đây là những phương pháp khá đơn giản dành cho người bận rộn mà bạn có thể áp dụng một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Tranh thủ nghe nhạc. Thỉnh thoảng cũng nên dành thời gian nghe nhạc trong khi làm công việc hằng ngày, điều này sẽ giúp bạn và cả những người xung quanh cảm thấy thoải mái, bớt căng thẳng. Bạn có thể tranh thủ nghe nhạc trong lúc nghỉ giải lao giữa giờ làm, lúc ăn trưa, đi mua sắm hay trên đường trở về nhà. Khi đó bạn sẽ thấy âm nhạc là “liều thuốc” làm dịu căng thẳng khá hiệu quả.
Thường xuyên thực hiện bài tập hít thở. Bài tập hít thở là cách khá hay để giải tỏa căng thẳng dù bạn ở bất kỳ nơi nào. Những bài tập này khá đơn giản và dễ thực hiện khi bạn cảm thấy sự căng thẳng xuất hiện. Nhiều người hay ví von khi tập rằng “hít vào sự thanh thản và tống căng thẳng ra ngoài”.
Học cách nói “không” đúng lúc. Mọi người có thể giảm căng thẳng nếu biết cách nói “không” với những công việc làm thêm mà lẽ ra bản thân không nên gắng sức. Thường thì căng thẳng xuất hiện khi bạn làm quá nhiều việc. Nhưng bạn lại khó lòng nói “không” khi được người khác nhờ vả bởi ngại mình sẽ xúc phạm đến họ. Tuy nhiên, có nhiều cách để bạn từ chối như: “Tôi xin lỗi vì không thể làm việc này ngay bây giờ”, hay “Hãy để tôi suy nghĩ lại. Có gì tôi sẽ cho anh/chị biết sau”… Một khi thực hiện được điều này thì bạn có thể quản lý thời gian một cách hiệu quả mà không làm người khác khó chịu.
Video đang HOT
Sống lạc quan giúp bạn giảm căng thẳng. (Ảnh minh họa)
Bổ sung nhiều vitamin. Chú ý bổ sung vitamin vào mỗi buổi sáng để giúp cơ thể có thể duy trì năng lượng cả ngày. Bạn có thể dùng các viên vitamin tổng hợp như vitamin B-complex, vitamin C, can-xi, magiê… Tuy nhiên, tốt hơn là nên tận dụng tốt nguồn vitamin tự nhiên có nhiều trong rau, củ, quả. Đây là cách thuận lợi và nhanh chóng giúp bạn giảm căng thẳng.
Tập sống lạc quan, tích cực. Sự thật là những người có suy nghĩ tích cực thường ít gặp căng thẳng và sống lành mạnh hơn những người hay có lối suy nghĩ tiêu cực, bi quan. Do đó, dù trong hoàn cảnh nào cũng hãy cố giữ cho mình lối suy nghĩ tích cực và bạn sẽ nhận ra mình có thể dễ dàng giải tỏa căng thẳng.
Theo PNVN
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn mướp đắng
Tuy được coi là một thực phẩm giải nhiệt mùa hè nhưng phụ nữ mang thai và cho con bú hoàn toàn không nên ăn mướp đắng vì chúng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và có thể gây hư thai...
Thực tế, có nhiều phụ nữ không biết có nên ăn mướp đắng trong khi mang thai hoặc khi đang cho con bú hay không vì mướp đắng được coi vừa là một thực phẩm và loại thuốc dân gian quý giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Tuy chúng có vị rất đắng nhưng những quả mướp đắng lại chứa gần như tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người như phốt pho, mangan, kẽm và magiê. Nó cũng được coi là một thực phẩm dồi dào nhất có chứa thiamin, foliate và riboflavin. Ngoài ra, mướp đắng cũng chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, vitamin C và là một nguồn phong phú của can-xi, sắt và beta-caroten.
Do nó có nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời như vậy nên người ta hay ăn sống mướp đắng để giữ các giá trị dinh dưỡng dễ mất đi nếu gia nhiệt.
Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày. Và nó cũng là loại thực phẩm mà phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế.
Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và quá ít chất béo, không phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, việc ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Lại thêm, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine - một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với người nhạy cảm.
Bên cạnh đó, mướp đắng cũng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Theo Dân Trí
Những hiểu lầm về canh Canh là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày nhưng cùng với đó là rất nhiều hiểu lầm: Canh xương bổ sung can-xi "Ăn cái gì bổ cái đó, canh xương bổ sung can-xi", đây là câu mọi người thường hay nói, nhưng thực tế không phải như vậy. Lượng can-xi ở trong xương có thể dung hòa vào...