Giải tỏa băn khoăn về việc làm của học trò
Hai chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp của báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Gia Lai và Hà Tĩnh sáng 19-1 luôn sôi động với những băn khoăn học trò về cơ hội việc làm sau khi ra trường, thắc mắc rất sâu về tố chất phù hợp với các ngành nghề.
Ảnh minh họa
Buổi tư vấn tại phố núi Pleiku (Gia Lai) không chỉ có nhu cầu tư vấn chọn trường nào, học ngành gì, nhiều thí sinh còn đặt các câu hỏi về cơ hội nghề nghiệp, định hướng chọn ngành, những hướng vào đời ngoài con đường ĐH.
Để có việc làm mà không cần đi “cửa sau”
Trong phần tư vấn chung, một phiếu đặt câu hỏi với nét chữ học trò rất rõ ràng của một học sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám (Gia Lai) được chuyển đến ban tư vấn có nội dung: “Theo các thầy cô, học ngành nào có thể tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và kiếm được nhiều tiền mà không phải đi “cửa sau”?”. Khi người dẫn chương trình vừa dứt lời, tiếng vỗ tay giòn giã từ hàng ngàn học trò ngồi phía dưới vang lên…
Đáp lại băn khoăn rất thực tế của học sinh này, TS Phạm Tấn Hạ – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) – cho rằng: “Trăn trở này của em thể hiện có trách nhiệm với bản thân và gia đình”. Theo thầy Hạ, điều quan trọng nhất khi chọn nghề, chọn ngành của học sinh là phải xác định được sau bốn năm học, khi tốt nghiệp ĐH mình sẽ làm được gì. Việc kiếm được việc làm dễ hay không và kiếm được nhiều tiền hay ít… hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân các em.
Video đang HOT
Để thuyết phục hơn, TS Nguyễn Văn Chiến – phó giám đốc Sở GD-ĐT Gia Lai – còn cho biết thêm ngành giáo dục Gia Lai năm nào cũng có tuyển giáo viên. Việc tuyển giáo viên căn cứ vào các tiêu chí, điểm số học tập ở trường ĐH, CĐ, có hộ khẩu tại Gia Lai, chế độ chính sách. Hiện nay các đơn vị kinh doanh tuyển dụng đều qua thi tuyển, căn cứ vào năng lực của sinh viên… Không hề có việc lợi dụng mối quan hệ. Các tiêu chí tuyển dụng được công khai để người tham gia xét tuyển biết mình đạt tiêu chí nào.
“Việc tuyển dụng sẽ được xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Khi tuyển công chức cũng tuyển theo cách chấm điểm rất minh bạch và có thêm phần phỏng vấn. Thầy là người tham gia trong hội đồng giám khảo trong kỳ tuyển công chức. Khi phỏng vấn thầy cho điểm với tiêu chí rõ ràng, em nào giỏi sẽ đạt điểm cao và ngược lại… không bị bất kỳ áp lực nào cả. Các em đừng nghĩ mối quan hệ mà cần cố gắng học tập thật tốt…” – thầy Chiến khuyên.
Trong khi đó, ở phần tư vấn chuyên sâu, ThS Cổ Tấn Anh Vũ – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải – chia sẻ với học sinh về việc chuẩn bị hành trang cho tương lai: “Khi vào học ở trường ĐH cần chuẩn bị thêm nhiều kỹ năng mềm: làm việc nhóm, giao tiếp… Nếu chỉ học kiến thức chuyên môn mà quên tự trang bị thêm các kỹ năng cho mình thì khó đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng”.
Quan tâm nhiều nhất tới cơ hội công việc
Buổi tư vấn tại khuôn viên Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh) diễn ra trong tiết trời rét đậm nhưng đa số học sinh vẫn nán lại tới phút cuối. Sự quan tâm của các em đa dạng nhưng hầu hết đều muốn các thầy cô cung cấp thông tin cụ thể hơn về cơ hội công việc, phải chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng gì để nắm bắt những cơ hội công việc trong tương lai.
Ở nhóm tư vấn chuyên sâu ngành kinh tế, rất nhiều học sinh bày tỏ lo lắng trước tình trạng suy giảm kinh tế, nhân lực của các ngành kinh tế đang dư thừa… TS Trần Thế Hoàng – trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM – nói: “Nền tảng kiến thức tốt và năng lực tư duy, xử lý công việc tốt sẽ giúp thí sinh có nhiều hơn cơ hội chọn lựa công việc. Vì trong tương lai, người giỏi, người thật sự có năng lực sẽ không cần phải mang đơn đi xin việc mà các công ty, doanh nghiệp sẽ tìm đến”.
Mặc dù ngành sư phạm lâu nay không còn là ngành “hot” và đang dư thừa nhưng số lượng học sinh hỏi về ngành này trong chương trình tư vấn ở Hà Tĩnh vẫn nhiều. Thầy Nguyễn Văn Quang, chuyên viên tư vấn tuyển sinh của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, chia sẻ: “Hà Tĩnh là đất học, làm thầy giáo, cô giáo là truyền thống của quê hương chúng ta. Do vậy, nếu cứ nghĩ sư phạm dôi dư thì 5-7 năm nữa, thế hệ con em chúng ta sẽ không có những thầy cô giáo giỏi, tâm huyết”. Thầy Quang cho rằng những ai thật sự yêu nghề sư phạm và quyết tâm học giỏi thì vẫn có cơ hội công việc trong tương lai. Nói thêm về việc này, TS Lê Văn Tin, trưởng ban đào tạo ĐH Huế, cũng nói: “Đúng là có việc giảm chỉ tiêu do dư nhân lực, nhưng ở một số vùng như Nam bộ và Tây nguyên vẫn còn cần giáo viên. Nếu các em học tốt, có đam mê với nghề thì chắc chắn vẫn sẽ có cơ hội có việc làm. Vì ngành GD-ĐT có thể thừa số lượng giáo viên nói chung nhưng luôn cần những thầy cô giáo có tâm huyết, hết lòng với nghề”.
Nhóm tư vấn chuyên sâu ngành kỹ thuật công nghệ tại Hà Tĩnh là nhóm có số lượng thầy cô tư vấn đông nhất chương trình vì đây là nhóm tập trung nhiều học sinh nhất. Nếu những học sinh chọn “kinh tế” còn lơ mơ về ngành mình muốn đeo đuổi thì ở nhóm kỹ thuật, nhiều học sinh bày tỏ chính kiến rất rõ ràng về việc chọn khối ngành này.
Theo TTO
Chính phủ Thái Lan chuẩn bị mạnh tay giải tỏa Bangkok?
Một quan chức cao cấp Thái Lan cho biết, thời điểm chiếm lại Bangkok đã tới gần.
Một vị bộ trưởng của Thái Lan vào hôm 17/1 tuyên bố rằng đã đến lúc giành lại quyền kiểm soát thủ đô nước này. Đây có thể xem là dấu hiệu cho thấy chính phủ Thái Lan đang mất dần kiên nhẫn trước tình trạng hàng ngàn người biểu tình phong tỏa thủ đô đòi nữ Thủ tướng Yinglục từ chức.
Ngoại trưởng Surapong Tovichakchaikul đưa ra tuyên bố trên khi một phái đoàn các quan chức chính phủ, được cảnh sát và quân đội hộ tống, tiến tới một tòa văn phòng của chính phủ chuyên cấp hộ chiếu nhằm thuyết phục những người biểu tình ở đó rời bỏ vị trí này để các nhân viên nhà nước có thể khôi phục lại công việc thường ngày.
Người biểu tình chống chính phủ Thái Lan ở Bangkok hôm 5/1 (ảnh: Reuters)
Khi được hỏi liệu chính phủ có hành động để chấm dứt tình trạng phong tỏa đối với các bộ và một số giao lộ trọng yếu trong thành phố, ông này trả lời: "Chẳng mấy nữa. Sắp rồi. Chúng tôi phải khởi sự."
Cho đến nay lực lượng an ninh hạn chế tối đa việc xuất hiện nhằm tránh xảy ra đụng độ với người biểu tình.
Tình trạng bạo động bùng phát vào tháng 11/2012 và leo thang vào ngày 13/1 vừa rồi khi những người biểu tình do lãnh đạo đối lập Suthep Thaugsuban cầm đầu đã khiến nhiều nơi thuộc thủ đô bị tê liệt, mặc dù số lượng người biểu tình có vẻ giảm dần vào giữa tuần này.
Các phát ngôn viên của phe biểu tình ở trung tâm Bangkok cho rằng bà Yingluck đã hao mòn dần và muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên tại một cuộc họp báo vào hôm 17/1, bà Thủ tướng khẳng định bà vẫn giành được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng.
Nhiều bộ và cơ quan nhà nước Thái Lan đã đóng cửa trong tuần để tránh bạo lực. Nhân viên các cơ quan này đã chuyển sang làm việc từ nhà hoặc tại các địa điểm dự phòng.
Phe biểu tình đã làm tê liệt các bộ, hàng ngày từ các trại của mình họ đều đặn diễu hành ra các giao lộ. Hôm 16/1, họ nhằm vào các cục thuế.
Ngoại trưởng Surapong cho biết việc đóng cửa cục lãnh sự có nghĩa rằng trong 4 ngày đầu tiên của tuần này, việc cấp 16.000 hộ chiếu mới đã bị đình lại.
Theo VOV
"Ăn vặt" giúp dân công sở giảm stress. Ăn vặt được xem là thú vui của giới văn phòng, giúp giải tỏa cơn "buồn miệng" ngay tức khắc, đồng thời cung cấp thêm năng lượng để tiếp tục làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ có những món vặt tốt cho sức khỏe, không gây béo bụng mới "được lòng" các nàng, trong đó có AFC Ngũ Cốc Nguyên Hạt. Với...