Giải tỏa áp lực với nhà giáo: Hữu hình và vô hình
Áp lực hữu hình, vô hình khác khiến nhà giáo cần rất nhiều quyết tâm, nỗ lực để vượt qua.
Thầy Nguyễn Đức Hùng, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) hướng dẫn học sinh trong giờ học.
Yêu cầu ngày càng cao của công việc; kỳ vọng lớn từ học sinh, phụ huynh, xã hội và cả áp lực hữu hình, vô hình khác khiến nhà giáo cần rất nhiều quyết tâm, nỗ lực để vượt qua.
Áp lực tự thân
Với hơn 10 năm kinh nghiệm đứng lớp, điều đầu tiên cô Trần Thị Thu Hương, Trường THCS Nam Từ Liêm (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ là áp lực từ bản thân. Đó là cố gắng phấn đấu trở thành giáo viên tốt không chỉ trong chuyên môn mà còn công tác chủ nhiệm lớp, được học sinh và phụ huynh tin yêu.
“Phụ huynh học sinh trường tôi thường là những người có trình độ cao. Họ có thể đánh giá năng lực của giáo viên, đồng thời cũng rất kỳ vọng vào sự tiến bộ của mình. Về phía học sinh, các em ở lứa tuổi dậy thì rất cá tính, bị chi phối bởi mạng xã hội nên thầy cô rất khó quản lý và giáo dục”.
Cho biết điều trên, cô Thu Hương cũng bày tỏ, giáo viên gần như thời gian dành ở trường, lớp, học sinh, hoàn thành hồ sơ sổ sách, những kế hoạch đột xuất (các sự kiện, chương trình,…); tối về lo soạn bài, chấm bài, trao đổi với phụ huynh,… nên có rất ít thời gian cho gia đình.
Để giải tỏa các áp lực, căng thẳng trong công việc, giải pháp của cô Thu Hương là luôn tranh thủ tìm đến khóa học nâng cao năng lực, buổi chia sẻ kinh nghiệm của đồng nghiệp để có những giải pháp cho công việc của chính mình. Cùng với đó, bản thân luôn đổi mới trong dạy học, công việc để tìm được lại niềm vui, đam mê. Sắp xếp thời gian tối ưu nhất để rèn luyện sức khỏe, chỉ có sức khỏe mới có thể làm việc. Đặc biệt không quên thời gian dành cho gia đình, con cái vì chỉ gia đình hạnh phúc mới yên tâm công tác.
“Bên cạnh nỗ lực tự thân, tôi vẫn luôn mong mỏi có những cơ chế động viên kịp thời hơn (như tiền lương, thưởng,…) để mỗi giáo viên đều có động lực cống hiến và mong xã hội luôn nhìn nhận nghề giáo dưới con mắt tích cực”, cô Trần Thị Thu Hương bày tỏ.
Cô Phạm Thị Quý, giáo viên Trường THCS Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội) trong giờ dạy.
Không đơn giản là lên lớp, dạy học
Video đang HOT
Cô Liễu Thị Long, ThS Lịch sử Trường THPT Lục Nam (Bắc Giang) khẳng định nghề giáo có khá nhiều áp lực. Với những thầy cô có năng lực, tâm huyết, yêu cầu ngày càng cao về chuyên môn cũng như đòi hỏi của cơ quan quản lý, xã hội sẽ là động lực giúp họ vượt qua chính mình và phát triển bản thân. Nhưng ngược lại, với không ít người đây chính là áp lực, tích tụ lâu có thể dẫn đến có hành vi ứng xử không phù hợp, quyết định tiêu cực (chuyển việc, bỏ việc…).
Nhiệm vụ của giáo viên, theo cô Long, không chỉ lên lớp dạy học, thực hiện công việc chuyên môn mà còn phải hoàn thiện nhiều loại sổ sách, nhất là đối với giáo viên kiêm công tác chủ nhiệm, dù hiện nhiều đầu sổ đã được lược bỏ so với trước. Cùng với đó là thời gian soạn kế hoạch bài giảng, chấm bài kiểm tra.
Mặt khác, những thay đổi trong chính sách giáo dục, các thông tư, nghị định đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu sâu để thực hiện đúng. Rồi các cuộc thi chuyên môn dành cho giáo viên; cuộc thi cho học sinh (như báo tường, văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi online…) giáo viên cần định hướng, đồng hành để các em đạt kết quả tốt.
Áp lực của giáo viên còn đến từ những thay đổi về phương pháp dạy học, kế hoạch bài giảng, đòi hỏi phải dành nhiều thời gian tự tìm hiểu, đào sâu kiến thức và ứng dụng. Ngoài ra, giáo viên cũng phải thực hiện các báo cáo. “Nhất là trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các báo cáo luôn yêu cầu khẩn trương, nhanh chóng khiến chúng tôi lúc nào cũng phải ngồi trước máy tính, điện thoại để thực hiện”, cô Liễu Thị Long chia sẻ.
Liên quan đến quản lý học sinh, cô Liễu Thị Long cho rằng, hiện nay, sĩ số lớp học ở nhiều trường khá đông, đặc biệt trường ở thành phố lớn nên việc quản lý được học sinh cũng rất khó khăn. Chưa kể, một bộ phận phụ huynh còn tâm lý phó mặc việc giáo dục con cho nhà trường, “trăm sự nhờ thầy, cô”. Trong khi đó, sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội, Internet… tạo ra nhiều kênh có thể tác động không lành mạnh đến trò. Các em dễ bị lôi kéo khiến việc giáo dục định hướng của giáo viên ngày càng vất vả.
“Thời gian quản lý tại nhà trường chỉ 4 – 6 tiếng, nhưng nếu học sinh đánh nhau ngoài trường, giáo viên cũng bị ảnh hưởng. Những quy định mới theo hướng mở, tôn trọng quyền trẻ em… yêu cầu giáo viên luôn phải bình tĩnh, mô phạm và bản lĩnh trong mọi trường hợp”, cô Long tâm sự.
Từng nhiều năm là giáo viên chủ nhiệm tại trường công lập, cô Phạm Thị Quý (hiện giảng dạy tại Trường THCS Ban Mai – Hà Đông, Hà Nội) nhắc đến khía cạnh thu chi. Giáo viên chủ nhiệm phải phổ biến các khoản thu chi trong cuộc họp phụ huynh đầu năm và là cầu nối lắng nghe, giải trình những ý kiến thắc mắc của phụ huynh về các khoản thu tự nguyện. Có lớp phụ huynh đóng cho con đầy đủ từ đầu năm, nhưng cũng có trường hợp rải rác, phụ huynh đến gặp giáo viên chủ nhiệm để đóng tiền. “Giáo viên giữ số tiền này để nộp lại thủ quỹ nhà trường cũng là một áp lực, vì không thuộc chuyên môn của giáo viên nên nhiều khi nhầm lẫn hoặc rơi mất”, cô Phạm Thị Quý kể.
Cô Trần Thị Thu Hương (thứ 4 từ phải sang), Trường THCS Nam Từ Liêm (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cùng các đồng nghiệp tham gia chuyên đề dạy học tích cực.
Liên tục đổi mới
“Để đáp ứng được yêu cầu mới, tôi luôn tự học tập, nghiên cứu, tìm tòi giải pháp để có thể truyền đạt kiến thức một cách tốt nhất cho học trò. Cùng với đó, tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn; trong đó có khóa học tập đổi mới phương pháp dạy học do sở GD&ĐT tổ chức trong thời gian nghỉ hè.
Bên cạnh đó, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, bản thân phải trăn trở làm sao đưa các hoạt động của lớp đi lên, thực hiện tốt phong trào nhà trường đề ra. Rồi yêu cầu chuyên môn, yêu cầu từ phía nhà trường, phụ huynh và học sinh cũng là những áp lực không nhỏ”, cô Lê Thị Minh Trang trải lòng.
Giảng dạy tại Trường THPT Lê Quý Đôn (Ân Thi, Hưng Yên) từ 2007 – 2021, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới, cô Lê Thị Minh Trang phải nỗ lực học tập, tìm tòi tham khảo ý kiến đồng nghiệp để tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những điểm mới của chương trình đòi hỏi giáo viên luôn phải trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp, lẫn kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động dạy học.
Thầy Nguyễn Đức Hùng, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) cũng có chia sẻ tương tự về khó khăn trong việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Không chỉ thay đổi về kiến thức mới mà phương pháp dạy học cũng khác. Với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, đề cao phát triển năng lực của học sinh, giáo viên không thể tiếp tục kiểu dạy học “đọc – chép” đã lỗi thời.
Đổi mới phương pháp còn yêu cầu giáo viên phải ứng dụng công nghệ thông tin rất nhiều, thạo kỹ năng soạn văn bản, trình chiếu, sử dụng các phần mềm dạy học… Với thầy cô đã có tuổi và chưa tiếp xúc nhiều với máy tính, đây cũng là khó khăn không nhỏ. Cùng với đổi mới phương pháp dạy học thì kiểm tra, đánh giá cũng thay đổi. Để đáp ứng, không còn cách nào khác, giáo viên phải phải thường xuyên tự học, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.
Cùng với việc này, sự vất vả của nghề giáo còn được thầy Nguyễn Đức Hùng chia sẻ ở khía cạnh: Giáo viên vừa dạy học, vừa phải nắm bắt tâm lý học sinh, nhất là em đang độ tuổi dậy thì và khủng hoảng tuổi mới lớn. Để giải quyết được các vấn đề của trò một cách chính xác, công bằng, tế nhị thực sự nan giải với giáo viên.
Chưa kể, ngoài việc dạy học trên lớp, hàng ngày giáo viên phải soạn bài, chấm điểm, dự giờ, hoàn thiện hồ sơ sổ sách, tham gia tập huấn, bồi dưỡng… Đối với các giáo viên công tác vùng khó khăn, xa xôi thì nghề giáo lại càng vất vả, gian nan. Thiếu thốn về cơ sở vật chất, điện, nước, thực phẩm… đến chuyện lập gia đình cũng là điều đáng phải suy nghĩ.
Nhận thức được tầm quan trọng của nỗ lực tự học hỏi để phát triển bản thân và làm việc tốt hơn, các thầy cô đồng thời mong muốn một môi trường làm việc dân chủ, lành mạnh, tôn trọng sáng tạo; sự ghi nhận khích lệ từ lãnh đạo nhà trường; cũng như cách nhìn nhận đồng cảm, thấu hiểu của phụ huynh, rộng hơn là toàn xã hội. Đó chính là động lực giúp thầy cô vượt qua khó khăn, cả chủ quan và khách quan, để hết mình với học trò, với sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Một trong những áp lực được nhiều nhà giáo chia sẻ là về thu nhập. Mức lương cơ sở hiện hành dành cho giáo viên là 1,49 triệu đồng. Như vậy, giáo viên mới vào nghề sẽ được nhận lương hơn 3 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, ngay sinh viên sư phạm cũng được hỗ trợ sinh hoạt phí với mức trên 3,6 triệu đồng mỗi tháng. Nhiều thầy cô đã vào nghề dạy học hơn 10 năm, 20 năm,… nhưng lương vẫn chỉ hơn 10 triệu đồng/tháng. Mức lương thấp khiến một bộ phận giáo viên giảm động lực với nghề, hoặc phải làm thêm công việc khác để bảo đảm cuộc sống…
Lương nhà giáo: Thu nhập bình thường, yêu cầu phi thường?
Công việc nhiều áp lực, yêu cầu xã hội ngày càng cao, nhưng mức lương dành cho giáo viên chưa tương xứng với tính chất công việc.
Lương thấp, nỗi lo cơm áo, gạo tiền ảnh hưởng không nhỏ đến tâm huyết, chất lượng dạy học của nhà giáo.
Mức lương mà cô Phạm Thị Quý nhận được hằng tháng sau 13 năm dạy học tại một trường THCS ở Hà Nội là khoảng 7 triệu đồng. Số tiền này, theo cô Quý, còn thấp hơn cả tiền công các nhà máy, xí nghiệp trả cho công nhân. Do đó, cô đã rời môi trường công lập và giảng dạy tại Trường THCS Ban Mai - Hà Đông, Hà Nội.
"Tôi nhớ mức lương khởi điểm của giáo viên THCS tốt nghiệp cao đẳng mới vào biên chế được tính theo hệ số 2,1 nhân lương cơ bản; còn tốt nghiệp đại học được tính hệ số 2,34. Cứ sau 3 năm giáo viên mới được xét nâng lương một lần, mỗi lần nâng bậc lương, tùy vào hạng mà mức nâng lương sẽ khác nhau, nhưng thông thường là mỗi lần nâng hệ số thêm 0,3. Cách đây 3 năm, kể từ khi tôi rời trường công, lương cơ bản của Nhà nước là 1,39 triệu đồng" - cô Phạm Thị Quý chia sẻ.
Tuy nhiên, theo cô Quý, đó là mức lương dành cho giáo viên dạy chính thức. Với người dạy hợp đồng, lương sẽ thấp hơn. "Tại trường cũ tôi công tác, cách đây 3 năm, lương giáo viên hợp đồng là 3,1 triệu đồng/tháng. Lương thấp vậy nhưng cứ hết năm học thầy cô lại lo liệu năm sau mình có được đi dạy nữa không. Nhiều thầy cô vẫn tha thiết với nghề, cố bám trụ dạy hợp đồng và xoay xở làm thêm ngoài giờ". Kể điều này, cô Quý nhận định, mức lương dành cho giáo viên chưa tương xứng với lượng công việc phải làm.
Ngoài giờ hành chính ở trường, họ còn phải làm thêm rất nhiều công việc khác: Soạn giáo án, chấm chữa bài cho học sinh, liên lạc với phụ huynh học sinh, giải quyết các vấn đề phát sinh khác liên quan đến học sinh... Thực tế, một giáo viên tâm huyết với nghề luôn phải mang việc về nhà, nhiều khi thức thâu đêm để chuẩn bị hoạt động chuyên môn.
Một giáo viên ở Hưng Yên cũng chia sẻ câu chuyện của mình: Với thâm niên 8 năm trong nghề nhưng hiện mức lương nhận được chỉ vỏn vẹn 4 triệu đồng. Cô giáo này cho biết trước đây được phân công dạy học ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, lương ban đầu và cả phụ cấp được 7,3 triệu đồng. Mức thu hút 5 năm, có lúc đỉnh điểm cô được nhận lương 9 triệu/tháng. Hết 5 năm chỉ được 70% thu hút nên lương lại quay về còn 7,3 triệu như mức ban đầu.
"Do hoàn cảnh gia đình nên tôi phải xin về gần nhà, ở vùng xuôi và lương chỉ còn 4,3 triệu/tháng. Hơi sốc, nhưng mình xác định tâm lý trước nên cũng dần ổn định" - nữ nhà giáo chia sẻ.
"Tôi phải tằn tiện mới có thể lo cho 2 con học hành. Hiện con gái lớn học đại học tại Sài Gòn, con nhỏ học lớp 11. Thời gian qua, nhiều công ty mời tham gia công việc mới với đồng lương và chức vụ khá tốt, nhưng vì yêu nghề, muốn được dạy học, giúp thế hệ trẻ có kiến thức, động lực để học hành (trong đó có con, cháu mình) nên tôi không bỏ nghề" - NGƯT Tô Ngọc Sơn trăn trở.
Vào ngành từ năm 1994, NGƯT Tô Ngọc Sơn (Đồng Tháp) từng là giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An (Cao Lãnh); chuyên viên của phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT Đồng Tháp; từng hướng dẫn sinh viên thực tập, chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy cho sinh viên Trường ĐH Đồng Tháp và hiện nay công tác tại một cơ sở giáo dục đại học ở nước bạn Lào.
Gần 28 năm công tác, lương thực lĩnh tại Việt Nam của thầy, không tính thêm giờ dạy buổi chiều ở tiểu học là gần 7 triệu đồng. Cũng phải nhờ 2 lần được nâng lương trước hạn thầy mới được số tiền lương như vậy. Nếu được dạy thêm giờ buổi chiều ở tại trường thì mức lương đạt hơn 11 triệu đồng. Ngoài giảng dạy không làm thêm được việc gì khác nên cuộc sống rất chật vật, khó khăn.
NGƯT Tô Ngọc Sơn và học trò.
"Lương thấp nhưng yêu cầu cao" là nhận định của NGƯT Trần Thị Kim Liên (Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội) khi nói về nghề giáo. Từng là hiệu trưởng 3 trường phổ thông, trong đó 2 công lập và 1 trường tư tại Hà Nội, NGƯT Trần Thị Kim Liên hiểu hơn ai hết đặc thù trong lao động của giáo viên.
Nhiều người cho rằng công việc của giáo viên nhàn nhã, thảnh thơi, nhưng không phải. Để có một tiết dạy trên lớp, thầy cô mất thời gian gấp nhiều lần để soạn bài ở nhà; thậm chí phải mất đến 2 - 3 ngày để có một giáo án tốt. Chưa kể thời gian chấm bài, làm sổ sách, rồi học tập nâng cao trình độ để có thể đáp ứng yêu cầu mới; trả lời ý kiến của phụ huynh...".
Chia sẻ điều này, NGƯT Trần Thị Kim Liên nhấn mạnh: Sản phẩm của giáo dục là con người và xã hội ngày càng đặt yêu cầu cao hơn với công việc này, nên giáo viên sẽ càng mất nhiều thời gian, sức lực, trí tuệ hơn, áp lực cũng lớn hơn. Xã hội đòi hỏi ở người thầy sự toàn diện cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Thầy cô chỉ cần một phút thiếu kiềm chế là hậu quả khôn lường, đặc biệt trong điều kiện công nghệ phát triển như hiện nay.
Còn cô Phạm Thị Quý trăn trở: Lương giáo viên công lập thấp, không tương xứng với lượng công việc họ phải làm, thì hệ lụy lớn nhất, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là học sinh. Chất lượng giáo dục sẽ ra sao khi giáo viên không sống được bằng lương và phải bươn chải làm thêm?
Theo NGƯT Tô Ngọc Sơn, hiện nhiều ngành nghề ra sức cạnh tranh, thu hút nguồn nhân lực bằng cách ưu đãi, tiền lương hấp dẫn, chi trả kịp thời. Giáo viên là một trong những nguồn nhân lực tốt được nhắm đến. Riêng năm 2022, tổng số giáo viên cả nước chuyển việc, nghỉ việc là khoảng 1%; tức cứ khoảng 100 người thì có một người chuyển việc, nghỉ việc.
Để hạn chế tình trạng này, NGƯT Tô Ngọc Sơn cho rằng, mức lương cơ sở của nhà giáo nhất thiết phải cao hơn người lao động mới vào nghề. Mỗi bậc lương theo hạng cần phải được cập nhật kịp thời, đúng số năm quy định, không nên ràng buộc vào kết quả xếp loại viên chức.
Mỗi trình độ, học hàm, học vị của giáo viên phải được xếp lương theo các hạng mức khác nhau theo hướng khuyến học, khuyến tài. Nhà giáo cần được ghi nhận thành tích vượt trội; khi có cống hiến được Nhà nước ghi nhận, khen thưởng phải đi kèm ưu đãi thích đáng, được bố trí, phân công phù hợp để phát triển nhân tài.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thu Nga - người hết lòng tận tâm với nghề giáo Hơn 36 năm gắn bó với nghề giáo, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thu Nga (SN 1965, ngụ tại Phường 4, TP Cao Lãnh) đảm nhận từ vai trò giáo viên đến cán bộ quản lý, nhưng ở cương vị nào, cô cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Gần 3 năm qua, dù đã nghỉ hưu nhưng cô Thu Nga vẫn...