Giải tỏa áp lực mùa thi từ gia đình: Kỳ thi của con, nỗi lo của mẹ
LTS: Áp lực là con dao hai lưỡi. Biết cách tạo ra áp lực sẽ mang lại hiệu quả hoặc ngược lại.
Ảnh minh họa.
Vào mùa thi, áp lực đè nặng lên cả sức khỏe tâm lý lẫn tinh thần con trẻ. Bậc làm cha mẹ, đừng vì kỳ vọng của bản thân mà bắt con trẻ phải gánh thêm áp lực “công danh”. Muốn thành công, hãy dạy con kỹ năng giải tỏa áp lực, chăm sóc sức khỏe tinh thần, tâm lý cho con về vượt mùa thi viên mãn.
Mùa thi của con cũng là mùa lo của cha mẹ. Tuy nhiên, thay vì lo lắng, các bậc phụ huynh hãy tham khảo lời khuyên của chuyên gia tâm lý để giúp con có một mùa thi thành công.
Thấu hiểu tâm lý thí sinh
Mùa thi là khoảng thời gian học sinh có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Đặc biệt là đối với học sinh cuối cấp. Tâm lý ôn thi được ví như “một ly nước sinh tố thập cẩm”. Háo hức với việc mình sắp trưởng thành dù ở bất kỳ lớp, cấp học nào nhưng lại rối bời với chia xa và hình dung môi trường mới.
Đối với học sinh hết cấp, vừa lưu luyến với bạn bè và thầy cô vốn thân thuộc bấy nay vừa tập trung cao độ để kết thúc các môn học phục vụ kỳ thi.
Nhiều học sinh ăn không ngon, ngủ không yên. Kéo theo đó là việc học dù dành nhiều thời gian, công sức nhưng hiệu quả thấp.
Có trường hợp không giải được các bài tập vốn bình thường trong khả năng. Đôi khi là suy nghĩ về điểm chuẩn năm nay cao hay thấp? Đề bài ra có “trúng tủ” không? Khi bắt đầu bước vào đường đua nước rút, hầu hết các sĩ tử đều lo lắng, bồn chồn, thậm chí sợ hãi. Học sinh rơi vào trạng thái thờ ơ, bất cần với cha mẹ.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Bình (Trung tâm Giáo dục trẻ em Hà Đông) cho rằng, nguyên nhân phổ biến của áp lực tâm lý thi cử nằm ở chính bản thân các em hoặc áp lực ấy xuất phát từ kỳ vọng quá lớn của gia đình. Khi càng nhận được sự quan tâm của cha mẹ, các em càng cảm thấy nặng nề hơn.
Video đang HOT
Thêm vào đó, tâm lý tuổi đang trưởng thành thường không muốn bị kiểm soát bởi người lớn. Các em muốn được tự do, được tự thể hiện và tự quyết định với các vấn đề của bản thân. Cộng với sự căng thẳng, mệt mỏi trí óc do cường độ học hành, ôn tập tăng lên, các em có những phản ứng và cách cảm nhận không tích cực về sự chăm sóc của cha mẹ.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Bình.
Giảm áp lực cho con
Để giảm bớt áp lực cho con, trước hết, cha mẹ cần nắm bắt được trạng thái tâm lý cũng như tạo cho con những khoảng trống tinh thần cần thiết. Đặc biệt là không gây thêm sức ép với con.
Cha mẹ hãy là nhà tâm lý thực sự, tìm cách thấu hiểu và cảm thông với những lo lắng chính đáng của con. Không nên áp đặt kết quả thi cử hay nêu một mục tiêu quá cụ thể, chẳng hạn như: “Con phải thi đạt loại giỏi, phải thi đỗ…” mà chỉ nên khuyến khích con làm thế nào để đạt kết quả cao nhất trong khả năng tối đa của mình. Cha mẹ cần hiểu và chấp nhận thực tế thông qua lực học của con.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Bình cho rằng, gia đình là điểm tựa vô cùng quan trọng với các con. Nhất định phải là một điểm tựa chắc chắn để trẻ luôn cảm thấy được an tâm, an toàn. Bản thân cha mẹ thấy lạc quan, vui vẻ, tin tưởng vào con thì dễ tạo ra bầu không khí thoải mái cho việc học tập.
Khi cha mẹ thấy con còn rất nhiều bài tập chưa giải quyết được thì cũng nên bình tĩnh động viên. Ngay cả con ngồi chơi game khi đang ôn thi thì cũng để con giải trí chút xíu rồi khéo léo nhắc con ôn luyện tiếp. Thấy con lo lắng nhiều, cha mẹ có thể cùng con đi ăn uống hay cà phê giúp con thư giãn.
Sự quan tâm của cha mẹ ở giai đoạn này cần rất khéo léo và tế nhị đi kèm với sự đồng cảm trạng thái tâm lý “nhiều biến động” của con. Cha mẹ nên động viên con nhẹ nhàng thay vì hỏi con trực tiếp và sau đó lại có phản ứng tiêu cực lại với những chia sẻ của con.
Cha mẹ hãy trò chuyện, tâm sự và dành cho con những cái ôm dịu dàng. Hãy cho con biết cho dù kết quả thế nào, cha mẹ vẫn hài lòng nếu con có cố gắng hết sức mình.
Hiệu quả hơn, cha mẹ hãy dùng hành động thay cho lời nói. Con có thể quan sát và cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ cha mẹ qua các hành động hằng ngày. Nhất là việc chăm sóc tinh thần, sức khỏe cho con, trong đó, một phần không thể thiếu là việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Vì trong thời gian ôn thi, học tập với cường độ cao, cơ thể các em tiêu hao nhiều năng lượng.
Mùa thi của con chắc chắn sẽ bớt áp lực nhờ sự đồng hành và thấu hiểu của cha mẹ. Để chăm sóc tốt nhất về tâm lý và tinh thần cho con chuẩn bị “vượt vũ môn”, cách tốt nhất phụ huynh hãy đóng vai sĩ tử, nghĩ về mong muốn và ước vọng của mình năm xưa, luôn cần được tin tưởng, khích lệ và đặt trọn niềm tin.
“Cha mẹ cần giúp con tìm thấy ý nghĩa của việc học tập suốt đời, đặc biệt là trước mỗi kỳ “vượt vũ môn” để đạt kết quả tốt trong kỳ thi và sẵn sàng vượt qua những thử thách của cuộc sống.
Không đặt quá nhiều kỳ vọng vào con mình, tạo thêm áp lực lên con về việc phải đạt bằng được thành tích này hay điểm số kia trong kỳ thi chính là cách khôn khéo nhất để đạt được kết quả như ý.
Cho con sự yên tâm rằng bố mẹ sẽ luôn yêu thương con, ở bên cạnh con bất kể hành trình ôn luyện, kết quả thi của con ra sao là thông điệp cần được cha mẹ thường xuyên nhắc đến” – Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Bình.
Trúng tuyển Đại học bằng phương thức xét học bạ, có gì khác biệt?
Những năm gần đây, phương thức xét tuyển học bạ THPT đã trở nên phổ biến, được nhiều trường đại học uy tín áp dụng và trở thành lựa chọn của đông đảo thí sinh với nỗ lực chinh phục giảng đường đại học.
Trong các hình thức xét học bạ, xét tuyển học bạ 03 học kỳ đang là phương thức tuyển sinh có nhiều ưu thế khi lịch trình năm học 2019-2020 có nhiều biến động. Trúng tuyển Đại học bằng học bạ 03 học kỳ có khác biệt gì so với các phương thức xét tuyển khác không? Hãy cùng tìm hiểu để lựa chọn phương thức xét tuyển thông minh, tự tin vào Đại học nhé!
Xét tuyển học bạ - chủ động chọn ngành yêu thích
Trở lại trường lớp sau kỳ nghỉ dài, học sinh lớp 12 chính thức bước vào giai đoạn chạy nước rút trên "đường đua" đến giảng đường mơ ước của mình. Để giảm bớt áp lực thi cử, phương thức xét tuyển học bạ 03 học kỳ trở thành một lựa chọn "lý tưởng" khi thí sinh có thể chủ động chọn ngành yêu thích từ điểm số đã có trong chính quá trình học tập lớp 11 và nửa đầu năm 12.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển học bạ tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
Chẳng hạn, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) - một trong những trường Đại học được quan tâm, lựa chọn bởi đông đảo phụ huynh và thí sinh trên cả nước với phương thức xét tuyển học bạ 03 học kỳ. Năm 2020, HUTECH xét tuyển phương thức này với điều kiện xét tuyển là tổng điểm trung bình 03 học kỳ đạt từ 18 điểm trở lên; mức điểm này áp dụng cho 45 ngành đào tạo, mang đến đa dạng cơ hội theo đuổi đam mê cho các thí sinh ở nhiều lĩnh vực như kinh tế - tài chính, kỹ thuật - công nghệ, ngoại ngữ, kiến trúc - mỹ thuật, truyền thông, khoa học sức khỏe,...
Thủ tục đăng ký nhanh chóng, hồ sơ xét tuyển giản đơn
Cùng với lợi thế ổn định về mặt điểm số, thủ tục đăng ký và hồ sơ đơn giản cũng tạo điều kiện "tăng tốc" cho thí sinh trên hành trình đến giảng đường. Tại HUTECH, hồ sơ xét tuyển học bạ 03 học kỳ bao gồm: 1/ Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của HUTECH); 2/ Bản photo công chứng học bạ THPT, 3/ Bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT. Trong trường hợp thí sinh là học sinh lớp 12, thí sinh có thể nộp trước Phiếu đăng ký xét tuyển cùng Bản photo công chứng học bạ THPT trước 30/6 để được ưu tiên xét tuyển, tăng cơ hội "giữ suất" vào Đại học, sau đó bổ sung các giấy tờ khác.
Thí sinh xét tuyển học bạ vào HUTECH có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trường hoặc gửi qua bưu điện
Với mỗi phiếu đăng ký xét tuyển, thí sinh cũng có thể đăng ký tối đa vào 03 ngành trong số 45 ngành hiện đang đào tạo và tuyển sinh tại HUTECH. Nếu trúng tuyển cả 03 ngành, thí sinh sẽ không bị ràng buộc về thứ tự ưu tiên mà có thể lựa chọn ngành học yêu thích nhất để theo đuổi. Sau khi hoàn tất bước chuẩn bị, thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trường hoặc đăng ký tại website www.hutech.edu.vn và gửi hồ sơ qua đường bưu điện về địa chỉ: Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), 475A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM để đảm bảo nhanh chóng, tiết kiệm thời gian di chuyển.
Xét tuyển độc lập với điểm thi tốt nghiệp THPT, yên tâm "giữ suất" vào Đại học
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, phương thức xét tuyển học bạ 03 học kỳ còn được biết đến là phương thức xét tuyển độc lập, bình đẳng với các phương thức xét tuyển khác tại HUTECH (gồm xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 03 môn, xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển điểm thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM).
Sớm "chắc suất" vào đại học, thí sinh có thể giảm bớt áp lực trước kỳ thi tốt nghiệp THPT
Do đó, kết quả xét tuyển của phương thức xét học bạ sẽ không ảnh hưởng đến các phương thức còn lại. Đồng thời, việc trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển học bạ cũng hoàn toàn bình đẳng với trúng tuyển bằng bất kỳ phương thức xét tuyển nào khác, sinh viên vẫn được công nhận trúng tuyển Đại học chính quy và thụ hưởng mọi tiện ích từ môi trường học tập như nhau. Với chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, sở hữu loạt hoạt động ngoại khóa đa dạng, kết nối doanh nghiệp chặt chẽ cùng hệ thống cơ sở vật chất học tập, thực hành hiện đại, sinh viên HUTECH luôn được tạo điều kiện tối đa để trang bị vững vàng không chỉ về chuyên môn, mà còn phát triển toàn diện cả về mặt kỹ năng, tài năng để sẵn sàng theo đuổi đam mê.
Cùng với phương thức xét tuyển học bạ 03 học kỳ, thí sinh vẫn có thể đăng ký xét tuyển theo nhiều phương thức để nâng cao cơ hội trúng tuyển. Tận dụng nhiều phương thức xét tuyển cũng là giải pháp hiệu quả để thí sinh tận dụng hiệu quả thành tích học tập của bản thân để đảm bảo cơ hội trúng tuyển đại học.
Thi tốt nghiệp THPT 2020: "Con lo một thì mẹ lo gấp nghìn lần" Đây là tâm lý chung của nhiều bậc phụ huynh có con năm nay thi tốt nghiệp THPT với nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố lịch thi chi tiết kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ thi năm nay sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9...