Giải thưởng Alexandre Yersin lần thứ 2 chính thức khởi động
Nuồn tin từ Tổng Lãnh sự quán Thụy Sĩ tại TPHCM cho biết, các ứng viên tham dự Giải thưởng Alexandre Yersin lần thứ 2 (2019-2020) đã có thể chuẩn bị và nộp hồ sơ cho đến hạn chót là ngày 31-12-2019.
BS Vương Ngọc Lan và cộng sự (Đại học Y Dược TPHCM) đã nhận Giải thưởng Alexandre Yersin lần I. Nguồn: VTV
Đây là giải thưởng dành cho các nhà khoa học người Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực y học. Những nghiên cứu phải được thực hiện tại Việt Nam và do người Việt Nam chủ trì.
Giải thưởng dựa trên những bài báo được công bố quốc tế tại các tạp chí y học trong vòng 24 tháng (tính đến ngày trao giải thưởng, tháng 7-2020). Ứng viên tham dự giải thưởng phải là tác giả chính của bài báo, hoặc là người có đóng góp chính được ghi rõ trong bài báo. Bài báo được đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn: phẩm chất khoa học (giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu…); tầm quan trọng (ảnh hưởng đến thực hành lâm sàng, tiềm năng ảnh hưởng đến chính sách công); sự cách tân (phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu, cách tiếp cận bằng thống kê học và diễn giải dữ liệu); tầm ảnh hưởng trong chuyên ngành; uy tín của tạp chí.
Hồ sơ tham dự giải thưởng bao gồm: bản pdf bài báo, bản tóm tắt khoảng 200 chữ giới thiệu sơ qua về nghiên cứu và lý lịch khoa học. Hồ sơ gửi về bác sĩ Nguyễn Quan Vinh (qua địa chỉ email: Qvnguyen@swissonline.ch). Để tham khảo thêm thông tin, truy cập website https://helvietmed.org
Giải thưởng Alexandre Yersin do Hiệp hội Y khoa Thụy Sĩ – Việt Nam (HELVIETMED) và Tổng Lãnh sự quán Thụy Sĩ tại TPHCM phối hợp tổ chức. Qua giải thưởng, ban tổ chức muốn khuyến khích các bác sĩ, nhà khoa học Việt Nam tích cực tham gia nghiên cứu y học, đóng góp vào y văn quốc tế. Giải thưởng Alexandre Yersin lần thứ 1 (2017-2018) đã có 16 nhóm nghiên cứu tham gia.
Video đang HOT
VĂN ĐỖ
Theo SGGP
Đề thi môn tiếng Việt tại kỳ thi đại học Hàn Quốc khiến sĩ tử bối rối
Sự lắt léo trong cách đặt câu hỏi, đưa chi tiết trong đề thi không chỉ khiến thí sinh Hàn bối rối mà ngay cả người Việt Nam cũng làm sai.
Ngày 14/11, 548.734 thí sinh tại Hàn Quốc bước vào kỳ thi kiểm tra năng lực quốc gia CSAT (hay còn gọi là Suneung). Đây được xem là cuộc chạy đua khốc liệt bậc nhất của những học sinh tại xứ sở kim chi.
Bên cạnh môn ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh, sĩ tử lựa chọn thêm một môn ngoại ngữ thứ 2 để thi.
Từ năm 2013, tiếng Việt được đưa vào danh sách ngoại ngữ thứ 2, bên cạnh các ngôn ngữ khác như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hoa, Nhật, Nga.
Đề thi tiếng Việt gồm 30 câu trắc nghiệm, mục đích kiểm tra ngữ pháp, từ vựng, cách sử dụng tiếng Việt. Thí sinh có thời gian làm bài 40 phút. Đề thi được trình bày bằng cả tiếng Việt và tiếng Hàn.
Bánh tôm Hồ Tây, lễ đầy tháng được đưa vào đề thi.
Năm 2018, đề thi với các câu hỏi liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, văn hóa, ẩm thực Việt khiến không chỉ các thí sinh Hàn bối rối mà ngay cả người Việt cũng nhận xét là khó.
Vua Hùng, bánh tôm Hồ Tây, lễ đầy tháng trẻ con... là những nét đặc trưng văn hóa của Việt Nam được đưa vào đề.
Nhiều người nhận xét, nếu là người Việt khi xem đề cảm giác rất đơn giản, nhưng là người Hàn Quốc sẽ cảm thấy khó khăn vì "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" - chỉ cần đổi vị trí một chữ, nghĩa của câu trong đề và trong đáp án để chọn đã khác nhau hoàn toàn.
Sandy - một du học sinh người Hàn tại TP.HCM - từng chia sẻ trên trang blog của mình rằng chính một người bạn Việt của cô còn làm sai đề thi năm 2018 vì nhầm lẫn, bản thân cô cũng bối rối.
Không ít thí sinh bối rối vì cách sử dụng đa dạng, phức tạp của tiếng Việt.
Cùng với sự phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều mặt giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nhu cầu học tiếng Việt của các sinh viên và người Hàn cũng tăng cao.
Thậm chí, học tiếng Việt còn trở thành "cơn sốt" tại xứ sở kim chi, ngày càng nhiều người, đặc biệt dân văn phòng lựa chọn ngôn ngữ thứ 2 này.
Năm 2018, chỉ riêng một khu vực sầm uất gần ga tàu điện ngầm Gangnam, phía Nam thủ đô Seoul đã có tới 8 trung tâm dạy tiếng Việt được mở. Năm 2017, toàn đất nước Hàn Quốc có khoảng 800 người tham gia cuộc thi nói thạo tiếng Việt, tăng 15% so với năm 2016.
Không chỉ phục vụ cho các gia đình có con em lai Việt - Hàn theo học, các trung tâm mở rộng phục vụ nhiều đối tượng có nhu cầu, chất lượng và quy mô cũng ngày được nâng cao.
Theo Zing
Yếu tố tiên quyết để dạy môn Xác suất, Thống kê Nếu không chuẩn bị tốt những bước quan trọng như năng lực giáo viên, người ra đề thì kể cả có đưa Xác suất, Thống kê vào dạy từ lớp 10 cũng là không thích hợp. "Nói về Toán học dạy ở chương trình phổ thông thì nó có 3 trụ lớn là Số học, Đại số học và giải tích, trụ thứ...